Trình Quốc hội Luật tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Chiều 14/5, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đã trình bày trước Quốc hội về tờ trình dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Trao quyết định của Chủ tịch nước cho hai sĩ quan đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam Xây dựng lực lượng Việt Nam tham gia gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc

Bổ sung cán bộ Nhà nước tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Dự thảo Luật gồm 4 Chương, 26 Điều, điều chỉnh 3 nhóm đối tượng được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Nhóm thứ nhất gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an.

Toàn cảnh
Toàn cảnh Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường chiều 14/5. Ảnh: VPQH

Nhóm thứ hai là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Đây cũng là nhóm đối tượng được bổ sung tại dự thảo luật lần này.

Nhóm thứ ba là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Ngoài ra, để bảo đảm phù hợp với đối tượng dân sự tại quy định về lĩnh vực tham gia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho hay dự thảo Luật bổ sung nội dung “Chuyên gia dân sự, hoạch định chính sách, y tế, luật pháp, tài chính".

Một trong những điểm mới của dự luật liên quan đến hợp tác quốc tế về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết Nghị quyết 130/2020 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc chưa có quy định về hợp tác quốc tế trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Tuy nhiên, việc hợp tác quốc tế đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an triển khai thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật có liên quan, như hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng; trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức hợp tác huấn luyện...

Trên cơ sở đó, Việt Nam đã nhận được hỗ trợ của quốc tế về lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trên 20 triệu USD, dưới các hình thức hỗ trợ như Hỗ trợ đào tạo tiếng Anh; tập huấn nghiệp vụ; vận chuyển con người và trang bị sang phái bộ và đón lực lượng hoàn thành nhiệm vụ về nước…

Việc bổ sung quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại dự thảo Luật sẽ tạo căn cứ pháp lý rõ ràng hơn, xác định rõ tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Góp phần thúc đẩy hỗ trợ kinh tế, tăng cường lòng tin và làm sâu sắc thêm mối quan hệ với các nước và cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế” - Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh.

Phan Văn Giang
Đại tướng Phan Văn Giang- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: VPQH

Một quy định mới khác so với Nghị quyết 130/2020 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc chưa có quy định về hợp tác quốc tế trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Do đó, cần thiết có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc vì an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế” - theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Về chế độ, chính sách, dự thảo Luật đã chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung theo hướng ngoài hưởng chế độ tiền lương, các cá nhân, đơn vị tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc còn được hưởng phụ cấp và các chế độ, chính sách khác theo quy định của Chính phủ.

Đề xuất bổ sung chế độ cho cá nhân bị ảnh hưởng sức khỏe sau khi kết thúc nhiệm vụ

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới cho hay: Ủy ban này nhất trí sự cần thiết ban hành dự Luật nhằm hoàn thiện pháp luật về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh cao cả của Liên hợp quốc. Đồng thời, là cơ hội mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận những vấn đề mới cả về quân sự, dân sự, an ninh, trật tự trên quy mô và phạm vi rộng lớn, với điều kiện môi trường địa chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa đa dạng, khó khăn, phức tạp…

Lê Tấn Tới
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới. Ảnh: VPQH

Tuy nhiên, trong quá trình thẩm tra, có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về chế độ, chính sách đối với cá nhân bị ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị bệnh sau khi kết thúc nhiệm vụ, được xác định nguyên nhân do quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc gây ra.

Cũng có ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể về chế độ, chính sách mang tính ưu tiên, khuyến khích đối với lực lượng là nữ giới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; đề nghị bổ sung quy định về hình thức, hiện vật khen thưởng nhằm ghi nhận, tôn vinh cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình …

Cơ quan soạn thảo nghiên cứu các ý kiến trên để chỉnh lý dự thảo Luật cho phù hợp, thuận lợi trong tổ chức thực hiện” - Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị.

Từ năm 1996 đến nay, Việt Nam đã tham gia đóng góp nghĩa vụ tài chính hàng năm cho hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đồng thời tổ chức nhiều chuyến khảo sát phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc cũng như tại Trụ sở Liên hợp quốc.

Từ năm 2014, Việt Nam chính thức cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Đến nay đã có gần 1.100 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (trong đó có 13 sĩ quan Công an) đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS (Nam Sudan), Phái bộ MINUSCA (Cộng hòa Trung Phi), Phái bộ UNISFA (khu vực Abyei), Phái bộ EUTM-RCA (Phái bộ huấn luyện của Liên minh châu Âu tại Cộng hòa Trung Phi) và Trụ sở Liên hợp quốc.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Quốc phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Chiều 17/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về chủ trương đầu tư cao tốc Quy Nhơn – Pleiku và điều chỉnh cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1.
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào gần dân, sát dân

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào gần dân, sát dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn.
Địa phương khó khăn có thể giữ lại đến 90% nguồn thu từ đất

Địa phương khó khăn có thể giữ lại đến 90% nguồn thu từ đất

Phân chia ngân sách cần linh hoạt, hài hòa để không gây khó cho địa phương, nhất là với các nguồn thu quan trọng như đất đai, xổ số, doanh nghiệp nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật pháp phải phục vụ toàn dân, không vì lợi ích riêng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật pháp phải phục vụ toàn dân, không vì lợi ích riêng

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh thể chế là điểm nghẽn, pháp luật phải chuyển từ quản lý sang phục vụ, huy động sức dân, mở đường cho phát triển đất nước.
Không để lợi dụng chính sách

Không để lợi dụng chính sách 'song tịch' nhằm trốn tránh nghĩa vụ công dân

Chính sách quốc tịch cần siết chặt để ngăn lợi dụng, bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng vẫn bảo đảm nhân đạo, phù hợp thực tiễn và gắn kết cộng đồng người Việt.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Tăng chi cho khoa học công nghệ lên 3%

Thủ tướng: Tăng chi cho khoa học công nghệ lên 3%

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh nguồn lực thực hiện khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo,... tăng chi cho khoa học công nghệ lên 3% chi ngân sách Nhà nước.
Quốc hội thông qua hai nghị quyết lớn: Phân bổ ngân sách thực hiện miễn học phí, tạo đột phá pháp luật

Quốc hội thông qua hai nghị quyết lớn: Phân bổ ngân sách thực hiện miễn học phí, tạo đột phá pháp luật

Quốc hội đã thông qua hai nghị quyết quan trọng về điều chỉnh ngân sách năm 2025 và cơ chế đặc biệt, dự kiến chi 12.500 tỷ đồng mỗi năm cho xây dựng pháp luật.
Quản lý chất lượng hàng hóa: Tăng hậu kiểm, nâng cao trách nhiệm sàn thương mại điện tử

Quản lý chất lượng hàng hóa: Tăng hậu kiểm, nâng cao trách nhiệm sàn thương mại điện tử

Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (sửa đổi) chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xây dựng hạ tầng số quốc gia, tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử.
Phó Thủ tướng: Bình Dương tiên phong chuyển đổi mô hình phát triển công nghiệp

Phó Thủ tướng: Bình Dương tiên phong chuyển đổi mô hình phát triển công nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính dự lễ động thổ Khu công nghiệp Cây Trường và Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng giai đoạn 2 tại tỉnh Bình Dương.
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội chính thức biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, động lực tăng trưởng mới.
1 luật sửa 7 luật: Tăng ưu đãi đầu tư công nghệ, cắt giảm thủ tục hành chính

1 luật sửa 7 luật: Tăng ưu đãi đầu tư công nghệ, cắt giảm thủ tục hành chính

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật hiện hành nhằm tăng ưu đãi cho công nghệ, phân cấp mạnh, cắt giảm thủ tục, hỗ trợ địa phương...
Thủ tướng: Chuyển đổi số là nền tảng phát triển bền vững

Thủ tướng: Chuyển đổi số là nền tảng phát triển bền vững

Thủ tướng nhấn mạnh, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là nền tảng để phát triển bền vững.
Thủ tướng: Xây dựng phong trào toàn dân đấu tranh với buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng: Xây dựng phong trào toàn dân đấu tranh với buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng giao Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân đấu tranh với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả...
Sửa Luật Quốc tịch Việt Nam: Đề xuất cơ chế đặc biệt thu hút nhân tài kiều bào

Sửa Luật Quốc tịch Việt Nam: Đề xuất cơ chế đặc biệt thu hút nhân tài kiều bào

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Quốc tịch Việt Nam đề xuất nhiều cơ chế mới về nhập, trở lại quốc tịch nhằm thu hút nhân tài, bảo đảm lợi ích quốc gia.
Thủ tướng: Tập trung khắc phục sự cố sạt lở công trường thi công thủy điện tại Lai Châu

Thủ tướng: Tập trung khắc phục sự cố sạt lở công trường thi công thủy điện tại Lai Châu

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có Công điện chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sạt lở công trường thi công thủy điện tại Lai Châu.
Việt Nam và Hoa Kỳ thúc đẩy đàm phán cấp Bộ trưởng Hiệp định Thương mại đối ứng

Việt Nam và Hoa Kỳ thúc đẩy đàm phán cấp Bộ trưởng Hiệp định Thương mại đối ứng

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên có phiên đàm phán trực tiếp cấp Bộ trưởng với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ.

'Rạng rỡ tên Người': Tôn vinh những giá trị của Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân tổ chức Triển lãm ảnh 'Rạng rỡ tên Người' và ra mắt số báo Nhân Dân cuối tuần đặc biệt.
Phó Thủ tướng: Khẩn trương xử lý các

Phó Thủ tướng: Khẩn trương xử lý các 'điểm đen' giao thông

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xử lý các "điểm đen" giao thông, nhất là các giao cắt đường bộ, đường sắt và các điểm đen do thiết kế hoặc công trình khác.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hợp tác kinh tế là trụ cột chiến lược trong hợp tác Việt Nam - Thái Lan

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hợp tác kinh tế là trụ cột chiến lược trong hợp tác Việt Nam - Thái Lan

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy triển khai Chiến lược “Ba kết nối” giữa Việt Nam và Thái Lan, mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số...
Chùm ảnh hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị RMT APEC 2025

Chùm ảnh hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị RMT APEC 2025

Trong 2,ngày tại Jeju, Hàn Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác có hàng chục hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc song phương, đa phương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Văn phòng Nội các Nhật Bản bên lề MRT 31

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Văn phòng Nội các Nhật Bản bên lề MRT 31

Ngày 16/5, tại Jeju Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Văn phòng Nội các Nhật Bản trao đổi về giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế.
Phê duyệt dự án gần 39.800 tỷ đồng của Tập đoàn Trump

Phê duyệt dự án gần 39.800 tỷ đồng của Tập đoàn Trump

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án gần 39.800 tỷ đồng của Tập đoàn Trump (Trump Organization).
Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra: Chiến lược 3 kết nối góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra: Chiến lược 3 kết nối góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Thủ tướng Thái Lan đánh giá, nền kinh tế Thái Lan và Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng kinh tế của nước này là cơ hội của nước kia.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Thứ trưởng Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Thứ trưởng Trung Quốc

Tại Jeju, Hàn Quốc, bên lề Hội nghị MRT 31, ngày 16/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc song phương với Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc.
Cơ chế đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng, thực thi pháp luật

Cơ chế đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng, thực thi pháp luật

Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »