Địa phương khó khăn có thể giữ lại đến 90% nguồn thu từ đất

Phân chia ngân sách cần linh hoạt, hài hòa để không gây khó cho địa phương, nhất là với các nguồn thu quan trọng như đất đai, xổ số, doanh nghiệp nhà nước.
Sửa luật ngân sách: Phân cấp nguồn thu, tăng quyền địa phương Kiểm toán nhà nước đề xuất sắp xếp quỹ tài chính ngoài ngân sách Quốc hội thông qua hai nghị quyết lớn: Phân bổ ngân sách thực hiện miễn học phí, tạo đột phá pháp luật

Phân cấp ngân sách nhằm tăng vai trò chủ động của địa phương

Chiều 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tại tổ về một số dự luật, trong đó có Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước. Trong phiên họp, các ý kiến tập trung vào Điều 35 về phân cấp nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dẫn lại Kết luận số 93-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng đến năm 2030, ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo chiếm khoảng sáu mươi phần trăm, ngân sách địa phương chủ động phần còn lại. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh đây là cách tiếp cận phù hợp nhằm tăng tính tự chủ của địa phương trong quản lý, sử dụng nguồn lực mà vẫn bảo đảm vai trò điều tiết của ngân sách Trung ương.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: VPQH
Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: VPQH

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, nếu Trung ương thu hết các nguồn quan trọng như xổ số, đất đai, doanh nghiệp nhà nước thì địa phương sẽ rất khó khăn. Do đó, cần có cơ chế phân chia hài hòa, đặc biệt là tỷ lệ thu từ cấp quyền sử dụng đất nên qui định theo hướng linh hoạt. Cụ thể, những địa phương có khả năng cân đối được ngân sách thì giữ lại bảy mươi phần trăm, còn địa phương khó khăn có thể giữ đến tám mươi hoặc chín mươi phần trăm.

Tuy vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý cần giữ lại ở Trung ương những khoản thu có tác động lớn đến an ninh tài chính quốc gia, tiền tệ và những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo Hiến pháp. Không thể vì phân cấp mà đánh đổi ổn định vĩ mô hoặc làm xói mòn vai trò giám sát của Quốc hội.

Liên quan đến các khoản thu phân chia và tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương được quy định tại khoản 2, Điều 35, Đại biểu Hoàng Đức Chính (Đoàn Hòa Bình) cho rằng, hầu hết các địa phương chịu điều tiết ngân sách Trung ương hỗ trợ đều có kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Do vậy, việc không phân chia tỷ lệ phần trăm nguồn thu không chỉ để cho các địa phương chủ động có nguồn kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng mà còn khuyến khích cấp ủy chính quyền địa phương, nhất là ở cấp xã tạo quỹ đất sạch để đấu giá, đấu thầu tăng thu ngân sách.

Đại biểu Hoàng Đức Chính (Đoàn Hòa Bình)
Đại biểu Hoàng Đức Chính (Đoàn Hòa Bình). Ảnh: VPQH

“Thực tế hiện nay đang phân cấp cho địa phương hưởng 100% nhưng tùy theo điều kiện của tỉnh thì có tỉnh điều tiết về tỉnh một phần, cấp huyện và xã chỉ được khoảng 70 - 80%. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay chỉ nên điều tiết đối với những địa phương có số thu ngân sách tự cân đối được”, đại biểu Hoàng Đức Chính nêu quan điểm.

Cần quy định rõ ràng về tỷ lệ và thời gian phân chia nguồn thu

Đại biểu Hà Đức Minh (Đoàn Lào Cai) nêu quan điểm, đối với Điều 35, nguồn thu ngân sách Trung ương, tại khoản 2 ban soạn thảo đang xây dựng theo 2 phương án để xin ý kiến. Đại biểu Minh đồng tình với phương án hai vì linh hoạt hơn, có khả năng điều chỉnh theo thực tiễn biến động của cơ cấu thu ngân sách. Đại biểu Hà Đức Minh đề nghị cần bổ sung quy định rõ khung tối đa, tối thiểu cho từng loại thuế, ví dụ như thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế bảo vệ môi trường địa phương phải được hưởng không dưới hai mươi phần trăm.

Đại biểu Hà Đức Minh cũng nhấn mạnh yêu cầu Chính phủ công khai dữ liệu, phương pháp và tiêu chí xây dựng tỷ lệ. Thời gian thực hiện mỗi kỳ phân chia nên tối thiểu ba năm để địa phương chủ động lập kế hoạch tài chính trung hạn.

Đại biểu Hà Đức Minh (Đoàn Lào Cai)
Đại biểu Hà Đức Minh (Đoàn Lào Cai)

Một điểm cần làm rõ theo Đại biểu Hà Đức Minh là ranh giới giữa khoản thu “do địa phương quản lý” và “do cơ quan trung ương cấp phép”. Với các khoản có tác động trực tiếp đến môi trường như tài nguyên và phí bảo vệ môi trường, đại biểu đề xuất nên tăng tỷ lệ địa phương hưởng hoặc quy định nghĩa vụ hoàn trả từ Trung ương về địa phương khai thác.

Tiền sử dụng đất không thể là thước đo năng lực ngân sách

Đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn Bắc Ninh) phân tích sâu về tỷ lệ chia thu từ tiền sử dụng đất. Dự thảo luật quy định ngân sách Trung ương hưởng ba mươi phần trăm, địa phương hưởng bảy mươi phần trăm nếu không nhận bổ sung cân đối. Với địa phương nhận bổ sung cân đối, tỷ lệ là hai mươi, tám mươi.

Tuy nhiên, theo Đại biểu Trần Thị Vân, tiền sử dụng đất là nguồn thu không bền vững, biến động theo thị trường bất động sản, không phản ánh đúng năng lực thu ngân sách của nền kinh tế. Mặt khác, khoản thu này thường bao gồm cả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng cho dự án đấu giá quyền sử dụng đất.

Đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn Bắc Ninh)
Đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn Bắc Ninh). Ảnh: VPQH

Từ thực tiễn đó, Đại biểu Trần Thị Vân đề nghị quy định thống nhất mức chia hai mươi, tám mươi sau khi trừ chi phí hạ tầng, nhằm bảo đảm công bằng và sát thực tế quản lý.

Bên cạnh đó, tại Điều 19 dự thảo Luật, liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Đại biểu Trần Thị Vân lưu ý điểm b khoản bốn đang đề nghị không quy định mức bố trí kinh phí cụ thể cho các lĩnh vực trọng yếu như: Giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ. Đồng thời, điểm a và b khoản năm Điều 9 cũng không giao Quốc hội quyết định tổng chi ngân sách Trung ương cho từng bộ, ngành. Đại biểu Trần Thị Vân cho rằng, cách tiếp cận này làm suy giảm vai trò quyết định ngân sách tối cao của Quốc hội và cần được cân nhắc lại.

Đa số đại biểu Quốc hội bày tỏ sự ủng hộ đối với sự cần thiết sửa đổi Luật, đánh giá cao cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn của việc này trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Tuy nhiên, đi sâu vào một số điều khoản cụ thể, các đại biểu Quốc hội đã có những góp ý, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số điều khoản nhằm tăng cường tính chủ động và hiệu quả của ngân sách địa phương.
Hoàng Nhưỡng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội khóa XV

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trung ương hỗ trợ tới 70% vốn đầu tư các dự án phục vụ Hội nghị APEC

Trung ương hỗ trợ tới 70% vốn đầu tư các dự án phục vụ Hội nghị APEC

Ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% cho các dự án đầu tư công, ngân sách địa phương tự cân đối 30%. Riêng đối với Đại lộ APEC, ngân sách Trung ương hỗ trợ 50%.
Thủ tướng chỉ đạo

Thủ tướng chỉ đạo '6 rõ' trong giải ngân đầu tư công

Thủ tướng yêu cầu phải có quyết tâm cao, hành động quyết liệt, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn từ cơ sở, theo tinh thần "6 rõ".
Thủ tướng truy vấn người đứng đầu 27 địa phương giải ngân thấp

Thủ tướng truy vấn người đứng đầu 27 địa phương giải ngân thấp

Thủ tướng đặt câu hỏi tại sao cùng một điều kiện, chính sách có nơi làm tốt, có nơi không tốt, liệu có phải do người đứng đầu không?
Thủ tướng: Quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm

Thủ tướng: Quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy định rõ một cơ quan chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm và xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan.
Điểm nhấn trong Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân

Điểm nhấn trong Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TVV ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất người 16 tuổi được thành lập doanh nghiệp: Nên mở đường hay cẩn trọng?

Đề xuất người 16 tuổi được thành lập doanh nghiệp: Nên mở đường hay cẩn trọng?

Hai luồng quan điểm trái chiều về đề xuất cho phép người từ 16 tuổi được góp vốn, thành lập doanh nghiệp đã gây tranh luận sôi nổi tại nghị trường ngày 20/5.
Đề xuất viên chức đại học được tham gia quản lý doanh nghiệp

Đề xuất viên chức đại học được tham gia quản lý doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội góp ý dự án Luật Doanh nghiệp, trong đó đề xuất viên chức khối đại học và giáo dục nghề nghiệp được tham gia quản lý doanh nghiệp.
Siết tình trạng doanh nghiệp huy động vốn tràn lan rồi vỡ nợ

Siết tình trạng doanh nghiệp huy động vốn tràn lan rồi vỡ nợ

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng, không thể để tình trạng doanh nghiệp huy động vốn tràn lan, rồi vỡ nợ, đẩy gánh nặng cho Nhà nước và hệ thống tài chính.
Đề xuất thí điểm cơ chế đặc thù, giảm hơn 70% thời gian phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất thí điểm cơ chế đặc thù, giảm hơn 70% thời gian phát triển nhà ở xã hội

Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội, đề xuất giao chủ đầu tư không qua đấu thầu.
Thông tin mới nhất về nhiệm vụ chính quyền 2 cấp

Thông tin mới nhất về nhiệm vụ chính quyền 2 cấp

Qua rà soát có 206 nhiệm vụ, thẩm quyền được đề xuất phân định cho chính quyền địa phương 2 cấp, thực hiện phân cấp, phân quyền thuộc lĩnh vực nội vụ.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Nghị quyết 57-NQ/TW mở ra kỷ nguyên mới cho khoa học, công nghệ

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Nghị quyết 57-NQ/TW mở ra kỷ nguyên mới cho khoa học, công nghệ

Nghị quyết 57-NQ/TW là yếu tố then chốt cho khoa học, công nghệ phát triển, đồng thời giúp đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.
Thủ tướng: Thái Bình nghiên cứu lấn biển để xây sân bay

Thủ tướng: Thái Bình nghiên cứu lấn biển để xây sân bay

Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Thái Bình nghiên cứu, xây dựng kế hoạch lấn biển để phát triển khu kinh tế, phát triển công nghiệp, bến cảng, hạ tầng.
Bộ Công Thương: Tiên phong triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Bộ Công Thương: Tiên phong triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Bộ Công Thương đã tiên phong và đạt được những thành tích đáng kể trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội

Số mắc Covid-19 tại Hà Nội có thể tiếp tục ghi nhận rải rác và mở rộng, do gia tăng sự giao lưu tại các sự kiện, lễ hội tập trung đông người.
Bộ Công Thương đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 19/5, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị chuyên đề triển khai Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Báo chí đẩy mạnh truyền thông chống gian lận thương mại

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Báo chí đẩy mạnh truyền thông chống gian lận thương mại

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền, huy động sự tham gia của người dân vào cuộc chiến chống gian lận thương mại.
Thủ tướng: Đưa Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia thành biểu tượng mới của Hà Nội

Thủ tướng: Đưa Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia thành biểu tượng mới của Hà Nội

Sáng 19/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra công trường Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Đề xuất Quốc hội phân bổ hơn 4.327 tỷ đồng vốn viện trợ không hoàn lại

Đề xuất Quốc hội phân bổ hơn 4.327 tỷ đồng vốn viện trợ không hoàn lại

Hơn 4.327 tỷ đồng từ viện trợ không hoàn lại được Chính phủ trình Quốc hội bổ sung vào dự toán chi thường xuyên năm 2025 cho nhiều bộ, ngành và địa phương.
Vĩnh Phúc: Khởi công khu nhà ở xã hội Thiện Kế Xanh

Vĩnh Phúc: Khởi công khu nhà ở xã hội Thiện Kế Xanh

Vĩnh Phúc khởi công khu nhà ở xã hội với 876 căn tại Bình Xuyên, góp phần thực hiện mục tiêu 1 triệu căn hộ cho người thu nhập thấp theo Đề án của Chính phủ.
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch:

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch: 'Địa chỉ đỏ' thiêng liêng

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là 'địa chỉ đỏ' thiêng liêng, là nơi lan tỏa tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh.
Thủ tướng: Hoàn thành cầu Tứ Liên trong 24 tháng

Thủ tướng: Hoàn thành cầu Tứ Liên trong 24 tháng

Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu.
‘Đi từng ngõ, gõ từng nhà’ vận động nhân dân góp ý Hiến pháp

‘Đi từng ngõ, gõ từng nhà’ vận động nhân dân góp ý Hiến pháp

Nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đang tiên phong trong vận động người dân để lấy ý kiến nhân dân góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.
Quốc hội xem xét tăng 3.714 tỷ đồng cho cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Quốc hội xem xét tăng 3.714 tỷ đồng cho cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 được kiến nghị tăng vốn đầu tư từ 17.837 tỷ đồng lên 21.551 tỷ đồng, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và tiến độ.
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku cần áp dụng 9 cơ chế chính sách đặc thù

Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku cần áp dụng 9 cơ chế chính sách đặc thù

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku được đề xuất đầu tư công hơn 43.000 tỷ đồng, kỳ vọng là trục kết nối chiến lược giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Nhân sự tuần qua: Công tác cán bộ tại Quốc hội

Nhân sự tuần qua: Công tác cán bộ tại Quốc hội

Về thông tin nhân sự tuần qua (12-18/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết bổ nhiệm Trợ lý Phó Chủ tịch Quốc hội.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »