Bỏ hoàn toàn thanh tra bộ, tổng cục, sở, huyện

Lược bỏ hoàn toàn quy định về thanh tra Bộ, thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện...
Kết thúc hoạt động thanh tra các bộ, sở và cấp huyện Bộ Nội vụ không thanh tra các đơn vị nào năm 2024? Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự Thanh tra Chính phủ

Sẽ không tổ chức thanh tra chuyên ngành

Sáng 26/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong

Trình bày Tờ trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nêu rõ, Luật Thanh tra năm 2022 được ban hành và triển khai thực hiện đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra; tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) gồm 9 chương và 64 điều. Đáng chú ý, dự thảo Luật lược bỏ hoàn toàn quy định về thanh tra Bộ, thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, thanh tra sở, thanh tra huyện, tổ chức và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành...

Về lý do, ông Đoàn Hồng Phong cho biết, triển khai thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra; kết thúc hoạt động của thanh tra Bộ, thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, thanh tra sở, thanh tra huyện; không tổ chức thanh tra chuyên ngành ở các Bộ, các sở và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành chuyển sang thực hiện kiểm tra chuyên ngành.

Bên cạnh đó, lược bỏ nội dung ở Luật để phân quyền cho Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ cấu tổ chức của thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên; trang phục, thẻ thanh tra; xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra; hồ sơ thanh tra; sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra; xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo...

Bởi theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025, đây là các nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi, hoàn thiện một số quy định cụ thể sau: Sửa đổi, hoàn thiện quy định về các cơ quan thanh tra, Điều 7 của dự thảo Luật quy định gồm: Thanh tra Chính phủ; thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Cơ yếu; cơ quan thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đồng thời, quy định cụ thể về thanh tra Bộ Công an, thanh tra Bộ Quốc phòng, thanh tra Ngân hàng Nhà nước; sửa đổi, hoàn thiện quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện kết luận thanh tra; quy định về công bố quyết định thanh tra theo hướng quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành.

Ngoài ra, dự thảo Luật hoàn thiện một số quy định như: Căn cứ ban hành quyết định thanh tra, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, ban hành kết luận thanh tra, nhiệm vụ, quyền của người tiến hành thanh tra, trách nhiệm của đối tượng thanh tra, giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra…

Điều này do thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra, cần sửa đổi, hoàn thiện các quy định này nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất về tổ chức, hoạt động thanh tra và phù hợp với thực tiễn, khắc phục một số bất cập của pháp luật về thanh tra hiện nay.

Cần làm rõ 2 loại hoạt động thanh tra

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Thanh tra năm 2022 với các lý do, cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, quan điểm như được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng

Đồng thời, đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực, khẩn trương của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc chuẩn bị hồ sơ dự án Luật; tán thành việc xây dựng, ban hành Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; hồ sơ dự án Luật bảo đảm đầy đủ, gửi đúng thời hạn quy định.

Dự thảo Luật quy định khái niệm thanh tra cơ bản kế thừa Luật Thanh tra hiện hành (khoản 1 Điều 2), tuy nhiên không quy định “Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”, đồng thời, trong các điều, khoản cụ thể của dự thảo Luật cũng không đề cập tới 2 loại hoạt động thanh tra này.

Qua thảo luận, một số ý kiến đề nghị làm rõ: Trong nhiệm vụ của cơ quan thanh tra sau sắp xếp có tiếp tục giữ 2 loại hoạt động thanh tra nói trên hay không; nếu không còn hoạt động thanh tra chuyên ngành thì có đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hay không.

Còn nếu vẫn duy trì hoạt động thanh tra chuyên ngành thì việc tiến hành 2 loại hoạt động thanh tra này theo cùng một trình tự, thủ tục có phù hợp, khả thi không? Thanh tra Chính phủ có thực hiện thanh tra chuyên ngành không?

"Đây là những vấn đề quan trọng cần làm rõ, thống nhất về nhận thức để làm cơ sở cho việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan thanh tra cũng như trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra" - ông Hoàng Thanh Tùng nói.

Điều 7 của dự thảo Luật quy định hệ thống cơ quan thanh tra, gồm: Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Cơ yếu; Cơ quan thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trong khi, theo Kết luận số 134-KL/TW thì tiếp tục duy trì tổ chức và hoạt động đối với: “Thanh tra Bộ Quốc phòng, thanh tra Bộ Công an, thanh tra Ngân hàng Nhà nước, thanh tra Cơ yếu, thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, thanh tra Ủy ban Chứng khoán nhà nước”.

Về vấn đề này, qua thảo luận, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành với cách quy định khái quát về các cơ quan thanh tra như dự thảo Luật, vừa bảo đảm thể chế hóa Kết luận số 134-KL/TW, vừa phù hợp với thực tiễn tổ chức các cơ quan này hiện nay.

Qua việc lược bỏ 54 điều của Luật Thanh tra năm 2022, dự thảo Luật sửa đổi, hoàn thiện quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, cắt giảm trên 40% các thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm để triển khai hợp tác công tư, bảo đảm lợi ích quốc gia, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Chính phủ tạo

Chính phủ tạo 'bệ phóng' cho tập đoàn tư nhân vươn tầm toàn cầu

Chính phủ đặt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp và ít nhất 20 tập đoàn tư nhân có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam coi trọng hợp tác năng lượng nguyên tử với Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam coi trọng hợp tác năng lượng nguyên tử với Liên bang Nga

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Việt Nam ưu tiên việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, coi trọng việc tăng cường hợp tác lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Đề xuất tách riêng điều luật về quỹ tiết kiệm năng lượng

Đề xuất tách riêng điều luật về quỹ tiết kiệm năng lượng

Đại biểu Quốc hội đề xuất tách riêng điều luật về Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có cơ chế cho cơ sở sản xuất làng nghề, nông thôn.
Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia, nhấn mạnh thúc đẩy hợp tác nghị viện, hoàn thiện pháp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh quy hoạch phải minh bạch, đồng bộ, lấy ý kiến dân và giám sát chặt chẽ để không bị điều chỉnh tùy tiện.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Ủng hộ sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo định hướng linh hoạt, các đại biểu đề xuất mở rộng hỗ trợ doanh nghiệp địa phương.
Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Đại biểu Đỗ Văn Yên đề nghị cần có cơ chế mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn, khuyến khích chuyên gia tham gia xây dựng quy chuẩn.
Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng yêu cầu 10 địa phương làm cơ quan chủ quản dự án cao tốc đang còn vướng mắc cần có giải pháp, triển khai quyết liệt hơn.
Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cần xử lý nghiêm vi phạm và trao quyền linh hoạt cho Chính phủ để quản lý hiệu quả thị trường quảng cáo đang biến động.
Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (sửa đổi) nhằm đảm bảo thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 57 và Chỉ thị 38.
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Theo đại biểu Nguyễn Duy Thanh, công bố hợp quy không có ý nghĩa trong quản lý, lãng phí thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, tạo gánh nặng cho người tiêu dùng.
Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

Đại biểu Quốc hội cảnh báo công bố tiêu chuẩn sai lệch gây rối loạn thị trường, yêu cầu tăng hậu kiểm và truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cần.
‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

Ông Trịnh Xuân An cho rằng, không để danh hiệu, nhan sắc, sự nổi tiếng thay thế kiến thức chuyên môn trong quảng cáo sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng

Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng

Luật sửa đổi nhằm siết chặt quảng cáo xuyên biên giới, quy trách nhiệm người nổi tiếng khi quảng cáo sai lệch, tăng quyền tự chủ tài chính cho cơ quan báo chí.
Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Cần siết trách nhiệm pháp lý với người nổi tiếng, KOL quảng cáo sai sự thật; minh bạch thông tin sản phẩm để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga

Tổng Bí thư hội kiến Chủ tịch Đảng nước Nga Thống nhất Dmitry Medvedev, tái khẳng định nền tảng hữu nghị, tin cậy chính trị và quyết tâm thúc đẩy quan hệ 2 nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam

Thủ tướng mong muốn tăng cường hợp tác khoa học, công nghệ và mở rộng thương mại, đặc biệt tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tướng yêu cầu Bà Rịa - Vũng Tàu thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, tận dụng tối đa lợi thế về dầu khí, dịch vụ, du lịch để phát triển kinh tế bền vững.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ

Sáng 9/5/2025, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp tổ chức Hội nghị Thúc đẩy thương mại mặt hàng nông, lâm, thủy sản giữa Việt Nam - Hoa Kỳ.
68 bộ đội Cụ Hồ sải bước trên Quảng trường Đỏ, nơi Bác đứng 68 năm trước

68 bộ đội Cụ Hồ sải bước trên Quảng trường Đỏ, nơi Bác đứng 68 năm trước

68 quân nhân Việt Nam tham gia duyệt binh ở Quảng trường Đỏ, nơi đúng 68 năm trước Bác Hồ dự duyệt binh với ánh mắt trăn trở.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Sau khi nghe các Đại biểu Quốc hội nêu quan điểm về đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng, Bộ Tài chính đã có ý kiến giải trình cụ thể.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Chiều ngày 08/5/2025, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đạo luật mới tạo hành lang xây dựng Chiến lược nghiên cứu và phát triển AI quốc gia

Đạo luật mới tạo hành lang xây dựng Chiến lược nghiên cứu và phát triển AI quốc gia

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số được Quốc hội thảo luận với kỳ vọng tạo hành lang pháp lý cho AI, tài sản số, thúc đẩy ngành công nghệ nền tảng.
Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Chính phủ sẽ cho ý kiến về báo cáo tình hình thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »