Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...
Phát triển bền vững: Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính xanh Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Trong bối cảnh xu thế phát triển bền vững và biến đổi khí hậu tác động ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu tài chính cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn lực hiện tại dành cho lĩnh vực này vẫn còn tương đối hạn chế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là hành lang pháp lý chưa hoàn thiện.

Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Pham Ngoc Khang - Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam​ về vấn đề này.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh
Ông Pham Ngoc Khang - Tổng Giám đốc, Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam​. Ảnh: Quốc Chuyển

Ông có thể chia sẻ về những sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh nào Home Credit đang triển khai tại Việt Nam?

Hiện tại, Home Credit Việt Nam đã có một số hoạt động nhằm thúc đẩy các giải pháp tài chính xanh và tiêu dùng bền vững cho khách hàng. Tôi có thể điểm qua một vài nhóm sáng kiến như sau:

Giải pháp tài chính cho sản phẩm xanh: Những năm gần đây, chúng tôi đã hợp tác với các đơn vị bán lẻ và các nhà sản xuất sản phẩm xanh tại Việt Nam nhằm cung cấp các giải pháp tài chính ưu đãi cho các sản phẩm thân thiện với môi trường như xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện... Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng phối hợp dịch vụ với các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ tại các tỉnh/thành để hỗ trợ tài chính cho các sản phẩm secondhand chất lượng. Với chúng tôi, việc này giúp các sản phẩm xanh trở nên dễ tiếp cận, hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh so với những sản phẩm khác.

Số hóa 100% dịch vụ với khách hàng: 100% các quy trình dịch vụ với khách hàng của chúng tôi đều được số hóa hoàn toàn, bao gồm toàn bộ các khâu trong hành trình khách hàng từ đăng ký khoản vay, thẩm định cho tới quản lý khoản vay.

Bên cạnh đó, các sản phẩm của chúng tôi cũng thể hiện tinh thần chuyển đổi số một cách toàn diện. Ví dụ như như sản phẩm mua trước trả sau Home PayLater, đồng hành cùng khách hàng trong cuộc sống hàng ngày từ những khoản chi tiêu nhỏ nhất, giúp giải pháp tài chính trở nên tiện lợi và dễ tiếp cận hơn đối với các đối tượng khách hàng đa dạng, đặc biệt là các bạn trẻ.

Với việc áp dụng công nghệ số vào sản phẩm và quy trình, chúng tôi không chỉ mang đến cho khách hàng trải nghiệm liền mạch, mà còn giúp giảm tác động tiêu cực lên môi trường từ những từ hoạt động kinh doanh.

Hỗ trợ chuyển đổi sinh kế bền vững: 10 năm trở lại đây, chúng tôi triển khai sáng kiến hỗ trợ cộng đồng Home for Life. Qua đó, chúng tôi cung cấp vốn tài chính cho các phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước có ý tưởng sản xuất kinh doanh xanh. Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo kiến thức quản lý tài chính và phối hợp với các đối tác cung cấp kiến thức và kỹ năng về sinh kế bền vững cho các hộ dân này. Từ đó, chương trình của chúng tôi đã giúp rất nhiều phụ nữ trên cả nước nâng cao thu nhập, chuyển đổi sinh kế theo hướng xanh, bền vững hơn.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh
Công tác tư vấn và hỗ trợ khách hàng tiếp cận tài chính xanh được Home Credit chú trọng. Ảnh: Home Credit

Khi triển khai các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh, Home Credit nói riêng và ngành tài chính tiêu dùng nói chung đã gặp phải những khó khăn, thách thức gì, thưa ông?

Thách thức đầu tiên là chưa có cơ chế, quy định riêng về tài chính xanh với đặc thù của ngành tài chính tiêu dùng: Hiện tại, các quy định và khung đánh giá các tiêu chí cấp tín dụng xanh chủ yếu dành cho các dự án lớn, dự án công nghiệp, dự án thương mại chứ chưa có quy định liên quan đến tín dụng xanh dành cho mục đích cho vay tiêu dùng cá nhân.

Do đó, các hoạt động của chúng tôi hiện đang được thực hiện chủ yếu dựa trên ý chí và định hướng về phát triển bền vững của doanh nghiệp, chứ chưa thể mở rộng quy mô hỗ trợ tín dụng xanh cho người tiêu dùng, cũng như chưa thể đo lường và đánh giá được hiệu quả chính xác của tài chính xanh trong lĩnh vực tiêu dùng.

Thách thức thứ hai là nhận thức và nhu cầu của người tiêu dùng còn hạn chế: Nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn hoặc nhóm chưa tiếp cận đầy đủ tài chính, chưa nhận thức được toàn diện lợi ích của các sản phẩm xanh và thường vẫn còn xu hướng ưu tiên chi phí hơn tính bền vững.

Điều này đòi hỏi chúng tôi phải đầu tư đáng kể vào các chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức để thúc đẩy nhu cầu đối với các giải pháp tài chính xanh.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông có đề xuất gì với cơ quan quản lý nhà nước để tín dụng xanh (trong đó có tín dụng cá nhân) phát triển tương xứng với tiềm năng hơn 100 triệu dân của Việt Nam?

Chúng tôi xin đề xuất 2 giải pháp để thúc đẩy tín dụng xanh với thị trường tiêu dùng trong nước với nhiều tiềm năng như sau:

Về phía cơ quan quản lý có thể cân nhắc xây dựng một cơ chế riêng cho các khoản tín dụng tiêu dùng xanh, các khoản vay hỗ trợ sinh kế và phát triển bền vững. Đồng thời, có thể đưa ra các hướng dẫn chi tiết hơn về các đối tượng, danh mục và phạm vi được nhận các khoản tín dụng này.

Bên cạnh đó, cần xây dựng khung đánh giá, đo lường hiệu quả của tài chính tiêu dùng xanh cũng như các khoản cho vay hỗ trợ sinh kế và phát triển bền vững cho khách hàng cá nhân.

Xin cảm ơn ông!

Thảo Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tây Ninh: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khơi thông dòng chảy hàng hóa

Tây Ninh: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khơi thông dòng chảy hàng hóa

Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh đã triển khai hàng loạt các giải pháp xúc tiến thương mại để thúc đẩy mở rộng thị trường, khơi thông dòng chảy hàng hoá.
Công nghệ góp phần

Công nghệ góp phần 'đưa đặc sản vùng cao ra thị trường số'

Công nghệ số giúp kết nối đặc sản vùng cao với thị trường, thúc đẩy thương mại điện tử, nâng cao kỹ năng số và hỗ trợ chuyển đổi số tại Lai Châu và miền núi.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore

4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam là đối tác thương mại thứ 10 của Singapore với kim ngạch thương mại song phương đạt 13,1 tỷ SGD, tăng 28,2% so với cùng kỳ 2024.
Thủ tướng thăm Malaysia: Mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại

Thủ tướng thăm Malaysia: Mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại

Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ tới Malaysia sẽ góp phần củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Malaysia.
Bàn giải pháp phát triển bền vững cho ngành sầu riêng

Bàn giải pháp phát triển bền vững cho ngành sầu riêng

Những hệ lụy từ phát triển nóng của ngành sầu riêng đặt ra bài toán sớm tái cơ cấu để đảm bảo ngành hàng giữ vững được thị phần trong các thị trường trọng điểm.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng hệ sinh thái Halal Việt Nam - Singapore

Xây dựng hệ sinh thái Halal Việt Nam - Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore kỳ vọng đạt bước tiến mới trong xây dựng hệ sinh thái Halal giữa hai nước Việt Nam - Singapore.
Đề xuất miễn kiểm tra chuyên ngành với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Đề xuất miễn kiểm tra chuyên ngành với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa nhập khẩu giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống nhưng mỗi năm tổng giá trị không quá 48 triệu đồng.
Xuất khẩu cà phê đón tín hiệu tích cực từ EU

Xuất khẩu cà phê đón tín hiệu tích cực từ EU

EU là thị trường lớn nhất của cà phê Việt. EU xếp Việt Nam vào nhóm 'rủi ro thấp' về phá rừng giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường này.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu sầu riêng

Thủ tướng giao Bộ Công Thương mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu sầu riêng

Thủ tướng giao Bộ Công Thương phát triển thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm sầu riêng Việt Nam, chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.
Thương vụ nêu kỳ vọng từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam

Thương vụ nêu kỳ vọng từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam

Chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội mới để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại.
Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng, chuyến thăm của Tổng thống Sulyok Tamas tới Việt Nam mở ra những cánh cửa mới cho quan hệ thương mại, kinh tế hai nước.
Khai thác hiệu quả tiềm năng xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Khai thác hiệu quả tiềm năng xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Với loạt hoạt động xúc tiến thương mại sôi động đã góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc hướng tới phát triển bền vững.
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 23/5, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá.
Nông sản Việt: Thích ứng với

Nông sản Việt: Thích ứng với 'cuộc chơi' thị trường

Không còn là "cuộc chơi" của giá rẻ hay thị trường “dễ tính”, nông sản Việt buộc phải chuyển mình để thích ứng với các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS).
Đắk Nông: Định hình sản phẩm cà phê

Đắk Nông: Định hình sản phẩm cà phê 'không phá rừng'

Để đáp ứng Quy định chống phá rừng (EUDR), Đắk Nông đang có nhiều bước đi bài bản, huy động sự vào cuộc đồng bộ của người dân, doanh nghiệp và chính quyền.
Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm nhập gà đông lạnh

Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm nhập gà đông lạnh

Cùng với tăng sản xuất trong nước, thịt gà nhập khẩu cũng tăng. Từ 2020-2024, Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm để nhập 200-300 nghìn tấn thịt gà đông lạnh
Đắk Lắk và Ninh Bình: Ký kết 9 biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm

Đắk Lắk và Ninh Bình: Ký kết 9 biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm

9 biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá giữa các doanh nghiệp, nhà phân phối hai tỉnh Đắk Lắk và Ninh Bình vừa được ký kết.
Vương quốc Anh điều chỉnh danh sách hưởng miễn trừ tự vệ với thép

Vương quốc Anh điều chỉnh danh sách hưởng miễn trừ tự vệ với thép

Vương quốc Anh điều chỉnh danh sách các quốc gia hưởng miễn trừ và thay đổi hạn ngạch thuế quan biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành đạt trên 440 triệu USD

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành đạt trên 440 triệu USD

Tính đến ngày 15/5, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Kim Thành, tỉnh Lào Cai đạt 446 triệu USD; số thu ngân sách đạt trên 300 tỷ đồng.
Gần 1.000 mã số cấp mới, sầu riêng rộng cửa xuất khẩu

Gần 1.000 mã số cấp mới, sầu riêng rộng cửa xuất khẩu

Tháng 7 tới, sầu riêng vào chính vụ thu hoạch, việc có thêm gần 1.000 mã số được Hải quan Trung Quốc cấp mới mở cơ hội cho sầu riêng tại thị trường này.
Đưa xuất khẩu rau quả trở lại đường đua

Đưa xuất khẩu rau quả trở lại đường đua

5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận một số điều chỉnh trong xuất khẩu rau quả, nhưng xu hướng chung của ngành vẫn đang phát triển tích cực và bền vững.
Nhiều nông dân Sóc Trăng

Nhiều nông dân Sóc Trăng 'đổi đời' từ cây mận OCOP

Từ quy trình sạch đến trái ngọt giòn, mận hồng MST Sóc Trăng đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao đang tạo bước ngoặt kinh tế cho người nông dân.
Đổi mới sáng tạo: Cần đột phá từ tư duy quản trị, chiến lược thương hiệu

Đổi mới sáng tạo: Cần đột phá từ tư duy quản trị, chiến lược thương hiệu

Đổi mới sáng tạo đã trở thành tất yếu, song sự thiếu quyết đoán trong đổi mới tư duy quản trị, chiến lược thương hiệu đang cản trở doanh nghiệp vươn xa...
Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo

Ngày 20/5/2025, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cùng Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị về công tác điều hành xuất khẩu gạo năm 2025.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »