Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng, chuyến thăm của Tổng thống Sulyok Tamas tới Việt Nam mở ra những cánh cửa mới cho quan hệ thương mại, kinh tế hai nước.
Việt Nam - Hungary: Tận dụng tốt hơn EVFTA, tạo thuận lợi cho nông, thủy sản Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 7 giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Hungary Sản phẩm tôm đông lạnh Việt Nam gặp sự cố tại Hungary

Tổng thống Hungary sắp thăm Việt Nam

Từ ngày 27 - 29/5, nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Hungary Sulyok Tamas và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam, mở ra một giai đoạn mới cho hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hungary.

Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?
Tổng thống Hungary Sulyok Tamas và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 - 29/5. Ảnh: AFP

Theo thông tin phát ra từ Bộ Ngoại giao, năm 2024, kinh tế Hungary chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu, GDP giảm 0,7%, dự báo năm 2025 sẽ tăng trưởng tốt hơn, khoảng 3%.

Trong 15 - 20 năm tới, Hungary định hướng chiến lược phát triển kinh tế tập trung vào tăng cường kết nối, năng lượng xanh, công nghệ công nghiệp mới, là nơi gặp gỡ của công nghệ phương Tây và phương Đông.

Các ngành công nghiệp chủ chốt của Hungary gồm: Chế tạo máy, thiết bị đo lường chính xác, ô tô, nhôm, lọc hóa dầu, hóa chất, dược phẩm, thiết bị y tế... Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu gồm: Lúa mì, ngô, hạt hướng dương, củ cải đường, thịt gia súc, gia cầm, sữa...

Về thương mại, những năm qua, Hungary đẩy mạnh hợp tác thương mại với các quốc gia châu Âu. Năm 2024, xuất khẩu Hungary đạt 150 tỷ USD với các mặt hàng chủ yếu gồm: Thiết bị điện tử, phương tiện giao thông đường sắt, xe điện, máy móc, dược phẩm, nhiên liệu...

Về đối ngoại, hiện nay Hungary tiếp tục ưu tiên hội nhập sâu vào EU; củng cố quan hệ với các nước láng giềng và khu vực; ưu tiên bảo vệ lợi ích của cộng đồng gốc Hungary ở các nước láng giềng; khôi phục và thúc đẩy quan hệ với các đối tác truyền thống (ở Đông Nam Á, Việt Nam là ưu tiên).

Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?
Thương mại hai bên đang được duy trì thông qua cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Hungary. Ảnh: Minh Hoàng

Trong quan hệ hợp tác với Việt Nam, thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam và Hungary thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 3/2/1950. Năm 2017, hai bên đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Liên minh Công dân Hungary đầu tháng 9/2017 để thiết lập quan hệ chính thức với Đảng Liên minh Công dân Hungary cầm quyền. Năm 2018, hai bên đã nâng cấp quan hệ hữu nghị truyền thống lên Đối tác toàn diện.

Thương mại hai bên đang được duy trì thông qua cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Hungary. Cơ chế này đã phát huy tốt vai trò thúc đẩy hợp tác song phương. Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước Việt Nam - Hungary đạt 932 triệu USD. 3 tháng đầu năm 2025, thương mại hai nước đạt 194,857 triệu USD, tăng 10,2%. Trong đó, xuất khẩu đạt 144,007 triệu USD, tăng 7,3%; nhập khẩu đạt 50,849 triệu USD, tăng 19,1%.

Về đầu tư, tính đến nay, Hungary có 21 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 50,66 triệu USD, đứng thứ 52/149 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.

Doanh nghiệp kỳ vọng gì từ chuyến thăm?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Hungary, mặc dù không phải là thị trường lớn trong khu vực nhưng nhu cầu nhập khẩu của Hungary vẫn tăng hàng năm. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp, hàng hóa trong nước gia tăng xuất khẩu sang thị trường này.

Đáng chú ý, thương vụ cho rằng, Hiệp định EVFTA đang tiếp tục mở ra những cơ hội to lớn cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển thương mại hàng hóa, đầu tư tại thị trường EU nói chung và Hungary nói riêng.

Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?
Nhiều hàng nông sản Việt Nam đã có chỗ đứng tại thị trường Hungary. Ảnh: Minh Hoàng

Cũng theo thương vụ, dù kim ngạch còn thấp, nhưng một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như hạt điều, hạt tiêu, cà phê... xuất khẩu sang Hungary chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của Hungary (trên dưới 10%). Điều này cho thấy, các mặt hàng này đang có chỗ đứng nhất định tại thị trường sở tại. Đây là cơ hội cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường Hungary.

Dù vậy, trong thời gian tới, xuất khẩu sang thị trường Hungary đối diện với không ít thách thức.

Trước hết, do đặc tính thị trường, thói quen tiêu dùng của người dân Hungary. Bạn hàng xuất, nhập khẩu của Hungary đều là EU, chiếm tới 75% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Thứ hai, thị trường Hungary bị chi phối từ các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn quốc tế, trong khi đó, doanh nghiệp Hungary đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên họ thường phải nhập hàng Việt Nam từ các doanh nghiệp phân phối lớn châu Âu, rồi bán lại tại thị trường trong nước.

Thứ ba, điểm bất lợi là về địa lý. Hungary không có cảng biển, hàng từ Việt Nam xuất khẩu sang Hungary đều cập cảng tại một số nước, sau đó đưa về Hungary bằng đường bộ, dẫn đến chi phí hàng nhập khẩu vào Hungary cao hơn. Mặt khác, do thuế VAT ở Hungary rất cao (27%), nên nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ Việt Nam nhưng làm thủ tục thông quan tại một số nước EU có cảng biển hoặc nơi có thuế VAT thấp, sau đó phân phối tại Hungary.

Giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hungary, Thương vụ Việt Nam tại thị trường này cho rằng, biện pháp xúc tiến thương mại hiệu quả nhất, thiết thực nhất vẫn là tổ chức đoàn doanh nghiệp sang Hungary nghiên cứu thị trường, tiếp xúc trực tiếp với đối tác sở tại.

Cùng đó, khuyến nghị doanh nghiệp tham gia các buổi hội thảo doanh nghiệp để quảng bá hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết nối kinh doanh, đầu tư; tổ chức các chương trình trưng bày, quảng bá giới thiệu hàng xuất khẩu Việt Nam; chủ động tìm kiếm các nhà nhập khẩu, phân phối sở tại giới thiệu cho các nhà xuất khẩu Việt Nam và ngược lại.

Thương vụ cũng như doanh nghiệp xuất khẩu hai nước kỳ vọng, chuyến thăm chính thức sắp tới đây của Tổng thống Hungary Sulyok Tamas và Phu nhân sẽ mở ra những cánh cửa mới cho quan hệ thương mại, kinh tế giữa hai nước, đặc biệt trong những lĩnh vực mà hai bên còn nhiều tiềm năng hợp tác.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng kỳ vọng, trong chuyến thăm của Tổng thống Hungary Sulyok Tamas và Phu nhân tới Việt Nam, các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước cũng sẽ thảo luận, trao đổi, tìm giải pháp gỡ vướng cho thương mại hai nước, tạo thêm những điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên mở rộng hợp tác đầu tư, kinh doanh.

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước Việt nam - Hungary đạt 932 triệu USD. 3 tháng đầu năm 2025, thương mại hai nước đạt 194,857 triệu USD, tăng 10,2%. Trong đó, xuất khẩu đạt 144,007 triệu USD, tăng 7,3%; nhập khẩu đạt 50,849 triệu USD, tăng 19,1%.

Hoàng Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Hungary

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng thăm Malaysia: Mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại

Thủ tướng thăm Malaysia: Mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại

Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ tới Malaysia sẽ góp phần củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Malaysia.
Bàn giải pháp phát triển bền vững cho ngành sầu riêng

Bàn giải pháp phát triển bền vững cho ngành sầu riêng

Những hệ lụy từ phát triển nóng của ngành sầu riêng đặt ra bài toán sớm tái cơ cấu để đảm bảo ngành hàng giữ vững được thị phần trong các thị trường trọng điểm.
Xây dựng hệ sinh thái Halal Việt Nam - Singapore

Xây dựng hệ sinh thái Halal Việt Nam - Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore kỳ vọng đạt bước tiến mới trong xây dựng hệ sinh thái Halal giữa hai nước Việt Nam - Singapore.
Đề xuất miễn kiểm tra chuyên ngành với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Đề xuất miễn kiểm tra chuyên ngành với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa nhập khẩu giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống nhưng mỗi năm tổng giá trị không quá 48 triệu đồng.
Xuất khẩu cà phê đón tín hiệu tích cực từ EU

Xuất khẩu cà phê đón tín hiệu tích cực từ EU

EU là thị trường lớn nhất của cà phê Việt. EU xếp Việt Nam vào nhóm 'rủi ro thấp' về phá rừng giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng giao Bộ Công Thương mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu sầu riêng

Thủ tướng giao Bộ Công Thương mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu sầu riêng

Thủ tướng giao Bộ Công Thương phát triển thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm sầu riêng Việt Nam, chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.
Thương vụ nêu kỳ vọng từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam

Thương vụ nêu kỳ vọng từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam

Chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội mới để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại.
Khai thác hiệu quả tiềm năng xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Khai thác hiệu quả tiềm năng xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Với loạt hoạt động xúc tiến thương mại sôi động đã góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc hướng tới phát triển bền vững.
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 23/5, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá.
Nông sản Việt: Thích ứng với

Nông sản Việt: Thích ứng với 'cuộc chơi' thị trường

Không còn là "cuộc chơi" của giá rẻ hay thị trường “dễ tính”, nông sản Việt buộc phải chuyển mình để thích ứng với các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS).
Đắk Nông: Định hình sản phẩm cà phê

Đắk Nông: Định hình sản phẩm cà phê 'không phá rừng'

Để đáp ứng Quy định chống phá rừng (EUDR), Đắk Nông đang có nhiều bước đi bài bản, huy động sự vào cuộc đồng bộ của người dân, doanh nghiệp và chính quyền.
Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm nhập gà đông lạnh

Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm nhập gà đông lạnh

Cùng với tăng sản xuất trong nước, thịt gà nhập khẩu cũng tăng. Từ 2020-2024, Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm để nhập 200-300 nghìn tấn thịt gà đông lạnh
Đắk Lắk và Ninh Bình: Ký kết 9 biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm

Đắk Lắk và Ninh Bình: Ký kết 9 biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm

9 biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá giữa các doanh nghiệp, nhà phân phối hai tỉnh Đắk Lắk và Ninh Bình vừa được ký kết.
Vương quốc Anh điều chỉnh danh sách hưởng miễn trừ tự vệ với thép

Vương quốc Anh điều chỉnh danh sách hưởng miễn trừ tự vệ với thép

Vương quốc Anh điều chỉnh danh sách các quốc gia hưởng miễn trừ và thay đổi hạn ngạch thuế quan biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành đạt trên 440 triệu USD

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành đạt trên 440 triệu USD

Tính đến ngày 15/5, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Kim Thành, tỉnh Lào Cai đạt 446 triệu USD; số thu ngân sách đạt trên 300 tỷ đồng.
Gần 1.000 mã số cấp mới, sầu riêng rộng cửa xuất khẩu

Gần 1.000 mã số cấp mới, sầu riêng rộng cửa xuất khẩu

Tháng 7 tới, sầu riêng vào chính vụ thu hoạch, việc có thêm gần 1.000 mã số được Hải quan Trung Quốc cấp mới mở cơ hội cho sầu riêng tại thị trường này.
Đưa xuất khẩu rau quả trở lại đường đua

Đưa xuất khẩu rau quả trở lại đường đua

5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận một số điều chỉnh trong xuất khẩu rau quả, nhưng xu hướng chung của ngành vẫn đang phát triển tích cực và bền vững.
Nhiều nông dân Sóc Trăng

Nhiều nông dân Sóc Trăng 'đổi đời' từ cây mận OCOP

Từ quy trình sạch đến trái ngọt giòn, mận hồng MST Sóc Trăng đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao đang tạo bước ngoặt kinh tế cho người nông dân.
Đổi mới sáng tạo: Cần đột phá từ tư duy quản trị, chiến lược thương hiệu

Đổi mới sáng tạo: Cần đột phá từ tư duy quản trị, chiến lược thương hiệu

Đổi mới sáng tạo đã trở thành tất yếu, song sự thiếu quyết đoán trong đổi mới tư duy quản trị, chiến lược thương hiệu đang cản trở doanh nghiệp vươn xa...
Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo

Ngày 20/5/2025, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cùng Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị về công tác điều hành xuất khẩu gạo năm 2025.
Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5%

Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5%

Mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng được giảm từ 10% xuống còn 5% trong thời gian từ nay đến hết năm 2026.
Thực thi tốt quy tắc xuất xứ, tăng tốc hội nhập FTA

Thực thi tốt quy tắc xuất xứ, tăng tốc hội nhập FTA

Từ ngày 20-22/5/2025, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về quy tắc xuất xứ tại Hà Nội.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Bứt phá từ đổi mới sáng tạo: Nâng tầm giá trị thương hiệu Việt'

Chiều 20/3, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm với chủ đề 'Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo: Nâng tầm giá trị thương hiệu Việt'.
Thúc đàm phán FTA Việt Nam-EFTA, tạo đột phá thương mại với Na Uy

Thúc đàm phán FTA Việt Nam-EFTA, tạo đột phá thương mại với Na Uy

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam kỳ vọng, FTA Việt Nam - EFTA sẽ đạt thêm nhiều tiến triển trong năm nay để hai nước Việt Nam - Na Uy mở rộng thương mại, đầu tư.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »