Nông sản Việt: Thích ứng với 'cuộc chơi' thị trường

Không còn là "cuộc chơi" của giá rẻ hay thị trường “dễ tính”, nông sản Việt buộc phải chuyển mình để thích ứng với các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS).
EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025 Nông sản, thực phẩm Việt Nam nhận 12 cảnh báo từ EU Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Khi chất lượng làm chủ "cuộc chơi"

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, Liên minh châu Âu (EU) vừa có văn bản đề xuất cử đoàn thanh tra đến Việt Nam để kiểm tra, đánh giá các biện pháp kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu sang khu vực này.

Hiện thanh long xuất khẩu sang EU đang chịu giám sát tại cửa khẩu là 20%
Hiện, thanh long xuất khẩu sang EU đang chịu tần suất giám sát tại cửa khẩu là 20%. Ảnh: M.H

Dự kiến, đoàn thanh tra của EU sẽ bắt đầu làm việc tại Bình Thuận vào ngày 11/6, sau đó sẽ tiếp tục giám sát ở các tỉnh miền Tây với các mặt hàng thanh long, sầu riêng và ớt. Địa bàn kiểm tra là các địa phương Tiền Giang, Long An, Bình Thuận và TP. Hồ Chí Minh. Đoàn thanh tra sẽ đến trực tiếp các vùng trồng, cơ sở chế biến đóng gói để kiểm tra việc khắc phục triệt để các sai lỗi về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo quy định của pháp luật và trong báo cáo truy xuất.

Hoạt động thanh tra được EU triển khai thường xuyên tại các thị trường nhập khẩu ngoài EU. Trước đó, từ ngày 24/9 - 17/10/2024, cơ quan thực thi các chính sách của Liên minh châu Âu (EU) về an toàn sức khỏe và thực phẩm đã thanh tra chương trình dư lượng tại Việt Nam với sản phẩm thủy sản nuôi và mật ong.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, để chuẩn bị cho công tác đón đoàn tới đây, Cục cũng yêu cầu các cơ sở chuẩn bị và lưu trữ đầy đủ, dễ truy cập các hồ sơ liên quan đến điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, hồ sơ sản xuất các lô hàng xuất khẩu sang EU, hồ sơ truy xuất lô hàng bị cảnh báo. Xây dựng báo cáo tóm lược về tình hình sản xuất và điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở để trình bày và làm việc với đoàn thanh tra. Đồng thời, cũng yêu cầu các cơ sở có trong danh sách thanh tra gửi ngay thông tin các vùng trồng cung cấp nguyên liệu để chuẩn bị thủ tục.

Chuẩn hóa để đi đường dài

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) - cho hay, hiện, EU chia sản phẩm nông sản, thực phẩm nhập khẩu thành 2 loại, ít rủi ro và rủi ro cao. Trong đó, những sản phẩm ít rủi ro, thông qua các đánh giá của phía bạn, sẽ không yêu cầu kiểm soát tại cửa khẩu một cách hệ thống. Ngược lại, sản phẩm rủi ro cao sẽ cần nhiều biện pháp soát.

Tuy nhiên, về yêu cầu nhập khẩu một số sản phẩm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi không có nguồn gốc động vật vào EU, tức là sản phẩm có rủi ro cao phải chịu sự kiểm soát chính thức theo Quy định của Liên minh (EU) 2019/1973, trong đó có Việt Nam.

Quy định 2019/1973 có 3 phụ lục. Phụ lục I: Tăng cường các biện pháp kiểm soát chính thức các sản phẩm tại cửa khẩu, kiểm tra hồ sơ truy xuất nguồn gốc, lấy mẫu phân tích ngẫu nhiên theo tần suất các lô hàng (5%, 10%, 20%, 30%, 50%); bắt buộc nhà xuất khẩu phải thông báo trước tới cơ quan thẩm quyền theo Quy định (EU) 2019/1013.

Phụ lục II: Các yêu cầu tương tự như phụ lục I kèm theo điều kiện kiểm soát sản phẩm nhập khẩu có điều kiện đặc biệt như giấy chứng nhận của cơ quan quản lý của quốc gia xuất khẩu, kết quả phân tích các mối nguy.

Phụ lục IIa: Tạm đình chỉ (tạm dừng) nhập khẩu vào EU.

EU hiện là thị trường lớn thứ 3 của nông sản, thực phẩm Việt Nam. Để nông sản, thực phẩm vào thị trường này, phải đảm tuân thủ các quy định của thị trường EU như quy định về đăng ký danh sách doanh nghiệp, quy định về mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, quy định về mức dư lượng kháng sinh đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật, các quy định về chất phụ gia thực phẩm, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm…

“Không còn là cuộc chơi của giá rẻ hay thị trường “dễ tính”, nông sản Việt buộc phải chuyển mình mạnh mẽ để thích ứng với các biện pháp SPS toàn cầu”, ông Ngô Xuân Nam chia sẻ và cho hay, một trong những thay đổi lớn nhất của bối cảnh hội nhập hiện nay là tốc độ cập nhật chính sách SPS từ các nước nhập khẩu.

“Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn của nông sản Việt, liên tục thay đổi tần suất kiểm tra, nâng cao tiêu chuẩn dư lượng hóa chất và yêu cầu bổ sung về tem nhãn, mã số vùng trồng, vùng nuôi, mã số cơ sở đóng gói. Indonesia cũng vừa thông báo tới WTO về mô hình kiểm dịch tích hợp, đặt ra chuẩn mực mới cho hàng nhập khẩu. Nhật Bản, EU hay các nước Ả Rập cũng thường xuyên thay đổi các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật”, ông Ngô Xuân Nam dẫn chứng.

Việt Nam đã tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó, có nhiều FTA thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTA, VIFTA, CEPA. Việc chủ động, tăng tốc độ nắm bắt thông tin các FTA trong việc xuất khẩu nông sản, thực phẩm là rất cần thiết. Việt Nam đã và đang xuất khẩu nông sản, thực phẩm tới 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do vậy, doanh nghiệp phải chủ động xây dựng các chuỗi liên kết, tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu các biện pháp SPS theo từng thị trường.

Thị trường EU mỗi năm nhập khẩu rau, quả từ Việt Nam khoảng 350 triệu USD - tương đương với thị trường Mỹ. Tuy nhiên, con số này còn rất khiêm tốn so với nhu cầu và thương mại rau quả ở thị trường này khoảng 500 tỷ Euro/năm. Hiện nay, các mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU sẽ chịu giám sát tại cửa khẩu là: ớt chuông và đậu bắp là 50%, thanh long 20%, sầu riêng 10%.

Theo các chuyên gia trong ngành, kết quả thanh tra tới đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chế biến xuất khẩu của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng này không những tại thị trường EU mà sang cả các thị trường khác. Vì vậy, việc giữ vững uy tín, chất lượng nông sản nói chung và ngành hàng rau, quả của Việt Nam tại thị trường EU là tiền đề quan trọng, đóng góp quan trọng vào việc giữ vững tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - cho biết, mỗi thị trường, sản phẩm, ngành hàng có biện pháp SPS riêng. Thậm chí, mỗi khách hàng, mỗi siêu thị lại có những tiêu chuẩn, quy định riêng. Doanh nghiệp muốn đi "đường dài" cần chủ động chuẩn hóa vùng sản xuất, chủ động số hóa để minh bạch quy trình sản xuất và chủ động xây dựng thương hiệu sản phẩm thông qua chất lượng.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề xuất miễn kiểm tra chuyên ngành với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Đề xuất miễn kiểm tra chuyên ngành với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa nhập khẩu giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống nhưng mỗi năm tổng giá trị không quá 48 triệu đồng.
Xuất khẩu cà phê đón tín hiệu tích cực từ EU

Xuất khẩu cà phê đón tín hiệu tích cực từ EU

EU là thị trường lớn nhất của cà phê Việt. EU xếp Việt Nam vào nhóm 'rủi ro thấp' về phá rừng giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường này.
Dự thảo Nghị định về quy tắc xuất xứ hàng hóa có gì mới?

Dự thảo Nghị định về quy tắc xuất xứ hàng hóa có gì mới?

Dự thảo Nghị định mới về xuất xứ hàng hóa mở rộng quyền lợi, gỡ vướng pháp lý, tạo thuận lợi thực chất cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu sầu riêng

Thủ tướng giao Bộ Công Thương mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu sầu riêng

Thủ tướng giao Bộ Công Thương phát triển thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm sầu riêng Việt Nam, chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.
Thương vụ nêu kỳ vọng từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam

Thương vụ nêu kỳ vọng từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam

Chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội mới để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp phát triển bền vững cho ngành sầu riêng

Bàn giải pháp phát triển bền vững cho ngành sầu riêng

Những hệ lụy từ phát triển nóng của ngành sầu riêng đặt ra bài toán sớm tái cơ cấu để đảm bảo ngành hàng giữ vững được thị phần trong các thị trường trọng điểm.
Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng, chuyến thăm của Tổng thống Sulyok Tamas tới Việt Nam mở ra những cánh cửa mới cho quan hệ thương mại, kinh tế hai nước.
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 23/5, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá.
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho dự thảo nghị định mới về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho dự thảo nghị định mới về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo nghị định mới về xuất xứ hàng hóa, nhằm hoàn thiện khung pháp lý, phù hợp thực tiễn và cam kết hội nhập.
Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm nhập gà đông lạnh

Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm nhập gà đông lạnh

Cùng với tăng sản xuất trong nước, thịt gà nhập khẩu cũng tăng. Từ 2020-2024, Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm để nhập 200-300 nghìn tấn thịt gà đông lạnh
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để chinh phục thị trường Thái Lan?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để chinh phục thị trường Thái Lan?

Để thâm nhập hiệu quả thị trường Thái Lan, doanh nghiệp Việt cần vượt rào cản kỹ thuật, chủ động cải tiến, cập nhật xu hướng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành đạt trên 440 triệu USD

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành đạt trên 440 triệu USD

Tính đến ngày 15/5, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Kim Thành, tỉnh Lào Cai đạt 446 triệu USD; số thu ngân sách đạt trên 300 tỷ đồng.
Gần 1.000 mã số cấp mới, sầu riêng rộng cửa xuất khẩu

Gần 1.000 mã số cấp mới, sầu riêng rộng cửa xuất khẩu

Tháng 7 tới, sầu riêng vào chính vụ thu hoạch, việc có thêm gần 1.000 mã số được Hải quan Trung Quốc cấp mới mở cơ hội cho sầu riêng tại thị trường này.
Đưa xuất khẩu rau quả trở lại đường đua

Đưa xuất khẩu rau quả trở lại đường đua

5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận một số điều chỉnh trong xuất khẩu rau quả, nhưng xu hướng chung của ngành vẫn đang phát triển tích cực và bền vững.
Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo

Ngày 20/5/2025, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cùng Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị về công tác điều hành xuất khẩu gạo năm 2025.
Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5%

Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5%

Mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng được giảm từ 10% xuống còn 5% trong thời gian từ nay đến hết năm 2026.
Thúc đàm phán FTA Việt Nam-EFTA, tạo đột phá thương mại với Na Uy

Thúc đàm phán FTA Việt Nam-EFTA, tạo đột phá thương mại với Na Uy

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam kỳ vọng, FTA Việt Nam - EFTA sẽ đạt thêm nhiều tiến triển trong năm nay để hai nước Việt Nam - Na Uy mở rộng thương mại, đầu tư.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia

Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia với thuế suất ưu đãi 0% giai đoạn 2025-2026.
Hướng dẫn quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định VIFTA

Hướng dẫn quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định VIFTA

Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định VIFTA, tạo cơ sở hưởng ưu đãi thuế quan và thúc đẩy thương mại.
Rộng đường xuất khẩu cho gạo giảm phát thải

Rộng đường xuất khẩu cho gạo giảm phát thải

Xu hướng tiêu dùng thế giới đang chuyển từ sử dụng lúa gạo bình thường đến đạt tiêu chuẩn giảm phát thải. Đây là cơ hội cho gạo giảm phát thải của nước ta.
Ngành thép trong nước sẽ có thêm sản phẩm xuất khẩu

Ngành thép trong nước sẽ có thêm sản phẩm xuất khẩu

Ván sàn sẽ là sản phẩm mới trong hệ sinh thái sản phẩm của Tập đoàn Hòa Phát, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu.
Xuất khẩu sầu riêng: Tăng tốc để giữ thị trường

Xuất khẩu sầu riêng: Tăng tốc để giữ thị trường

Campuchia gia nhập thị trường Trung Quốc; Indonesia, Lào cũng đang tìm kiếm cơ hội. Chạy "nước rút" sản xuất sạch, sầu riêng Việt Nam mới giữ được thị trường.
Xuất khẩu tổ yến thêm đối thủ cạnh tranh tại Trung Quốc

Xuất khẩu tổ yến thêm đối thủ cạnh tranh tại Trung Quốc

Bên cạnh Malaysia, Thái Lan, Indonesia, tới đây, tổ yến Việt Nam còn phải cạnh tranh với tổ yến Campuchia tại thị trường Trung Quốc.
Bộ Công Thương lấy ý kiến sửa đổi Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương lấy ý kiến sửa đổi Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương họp lấy ý kiến xây dựng Nghị định sửa đổi quy định xuất khẩu gạo, đảm bảo cân đối cung cầu theo chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »