Công nghệ góp phần 'đưa đặc sản vùng cao ra thị trường số'

Công nghệ số giúp kết nối đặc sản vùng cao với thị trường, thúc đẩy thương mại điện tử, nâng cao kỹ năng số và hỗ trợ chuyển đổi số tại Lai Châu và miền núi.
Ứng dụng công nghệ số nâng tầm sản phẩm nông thôn mới Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa sử dụng năng lượng Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Hội nghị Liên kết vùng tại Lai Châu diễn ra từ ngày 24 - 25/5/2025 là sự kiện nổi bật trong khuôn khổ chuỗi hoạt động "Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử Vùng Trung du và miền núi phía Bắc".

Tại hội nghị, nhiều giải pháp công nghệ số và các sản phẩm đặc trưng vùng miền được trưng bày, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử (TMĐT) và kết nối các địa phương miền núi với thị trường trong nước.

Công nghệ số đến gần hơn với người dân vùng cao

Trong khuôn khổ hội nghị, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động phong phú như hội thảo chuyên đề, Mega Livestream trên TikTokShop, lớp đào tạo kỹ năng số cho hợp tác xã, hộ kinh doanh và thanh niên khởi nghiệp. Những hoạt động này không chỉ giúp quảng bá sản phẩm vùng cao tới người tiêu dùng trên toàn quốc, mà còn tạo cơ hội để người dân địa phương tiếp cận, ứng dụng công nghệ trong sản xuất và kinh doanh.

Công nghệ góp phần 'đưa đặc sản vùng cao ra thị trường số'
Khu trưng bày các giải pháp công nghệ số trong thương mại điện tử của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số. Ảnh: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Điểm nhấn nổi bật trong sự kiện là triển lãm các mô hình công nghệ số và các sản phẩm đặc trưng vùng miền, với sự tham gia của 50 gian hàng. Triển lãm không chỉ giới thiệu những sản phẩm đặc sản nổi tiếng của các tỉnh miền núi, mà còn trình diễn các giải pháp công nghệ số tiên tiến, đặc biệt là những giải pháp phù hợp với điều kiện đặc thù của các tỉnh miền núi.

Các giải pháp này bao gồm nền tảng quản lý thương mại điện tử, công cụ thanh toán trực tuyến và hệ thống hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến, giúp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số tại các địa phương và gia tăng giá trị các sản phẩm đặc sản vùng cao.

Tại gian trưng bày, doanh nghiệp và người dân Lai Châu được giới thiệu các giải pháp công nghệ mới. Đồng thời, họ được hướng dẫn cách áp dụng các giải pháp này vào hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất với sản phẩm của mình.

Sự kiện lần này đã giới thiệu đến cộng đồng một loạt giải pháp đáng chú ý, eClass (Đào tạo về thương mại điện tử), CeCA (Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam), Trust.gov.vn (Xác thực gian hàng thương mại điện tử uy tín), Truyxuat.gov.vn & Votas.vn (Giải pháp xác thực hàng chính hãng), Vietnamexport & ECVN (Hệ sinh thái xuất khẩu trực tuyến), Tuhaoviet.vn (Kết nối hàng Việt trên sàn thương mại điện tử), Ekip.vn (Thiết kế Website bán hàng), Vsign.vn (Chữ ký số từ xa).

Mặc dù sở hữu nhiều đặc sản vùng miền có tiềm năng phát triển thương mại mạnh mẽ, Lai Châu vẫn gặp khó khăn do hạ tầng công nghệ và logistics chưa đồng bộ, đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa. Doanh nghiệp địa phương còn hạn chế trong kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, thiếu công cụ tiếp thị trực tuyến và chiến lược marketing số hiệu quả.

Công nghệ góp phần 'đưa đặc sản vùng cao ra thị trường số'
Triển lãm trình diễn các giải pháp công nghệ số tiên tiến, đặc biệt là những giải pháp phù hợp với điều kiện đặc thù của các tỉnh miền núi. Ảnh: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) chia sẻ, không chỉ Lai Châu mà nhiều tỉnh miền núi cũng đang gặp khó trong việc nắm bắt các chính sách thương mại điện tử mới và kỹ năng bán hàng trực tuyến. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử tại địa phương.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thương mại điện tử

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt kỹ năng và kiến thức trong việc ứng dụng thương mại điện tử tại các tỉnh, Giám đốc eComDX cho biết, trung tâm đang tập trung vào công tác đào tạo, giúp doanh nghiệp và người dân trên khắp cả nước có thể áp dụng các giải pháp công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình. Với điều kiện đi lại khó khăn và việc tiếp cận các lớp đào tạo trực tiếp không thuận tiện, trung tâm sẽ cung cấp các khóa học trực tuyến, giúp các doanh nghiệp và người dân ở mọi nơi có thể tham gia và nâng cao kỹ năng thương mại điện tử một cách dễ dàng.

Cụ thể, trong thời gian tới, eComDX sẽ tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, đặc biệt thông qua hình thức trực tuyến để phù hợp với điều kiện đi lại khó khăn tại vùng cao. Các chương trình sắp tới sẽ được thiết kế thực tiễn xoay quanh bốn trụ cột: Go Online, Go Export, Go AI, Go Right.

Tham gia vào Triển lãm công nghệ số về thương mại điện tử tại Lai Châu là một trong những nỗ lực của Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số trong việc xây dựng hệ sinh thái thương mại điện tử vững mạnh, nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số tại các tỉnh miền núi và vùng sâu. Đây không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trong kỷ nguyên số mà còn thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số, rút ngắn khoảng cách số giữa các khu vực.

Công nghệ góp phần 'đưa đặc sản vùng cao ra thị trường số'
Nhiều giải pháp công nghệ số và các sản phẩm đặc trưng vùng miền được trưng bày. Ảnh: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Theo ông Nguyễn Hữu Tuấn, việc đưa công nghệ số đến gần hơn với người dân miền núi sẽ không chỉ nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh mà còn thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số toàn diện. Sự kiện triển lãm tại Lai Châu là một bước đi cụ thể trong việc hiện thực hóa tầm nhìn về xây dựng hệ sinh thái thương mại điện tử vững mạnh tại các địa phương khó khăn.

Hội nghị Liên kết vùng tại Lai Châu đã thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, cũng như người dân từ nhiều tỉnh, thành khác nhau. Thông qua chuỗi hoạt động này, Bộ Công Thương mong muốn cùng đồng hành với các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc thúc đẩy mô hình “mỗi sản phẩm đặc sản là một thương hiệu số”, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế bền vững và lan tỏa giá trị văn hóa bản địa.
Lê Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển lãm IEAE 2025 thu hút hàng nghìn người tham dự

Triển lãm IEAE 2025 thu hút hàng nghìn người tham dự

Với các sản phẩm công nghệ mới, Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) năm 2025 đang trở thành điểm đến hấp dẫn với người tiêu dùng.
Thụy Sĩ rót thêm 50 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

Thụy Sĩ rót thêm 50 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

Giai đoạn 2025 - 2028, Thụy Sĩ dành thêm 50 triệu USD hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy thương mại bền vững, đổi mới sáng tạo; tăng cường tài chính công và tư nhân...
Quảng Bình: Tập huấn kỹ năng số trong xúc tiến thương mại nông sản và OCOP

Quảng Bình: Tập huấn kỹ năng số trong xúc tiến thương mại nông sản và OCOP

Khai giảng các lớp tập huấn “Kỹ năng ứng dụng marketing số trong xúc tiến thương mại nông sản và OCOP” và “Kỹ năng bán hàng và tiếp thị số cho doanh nghiệp”.
Triển lãm VHF 2025: Cầu nối chiến lược cho giao thương quốc tế ngành ngũ kim

Triển lãm VHF 2025: Cầu nối chiến lược cho giao thương quốc tế ngành ngũ kim

Từ ngày 4 - 6/6/2025, sẽ diễn ra Triển lãm Quốc tế sản phẩm ngũ kim Việt Nam 2025 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC), quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Saigon Co.op ký kết tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Saigon Co.op ký kết tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Saigon Co.op vừa ký kết hợp tác tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn tại hơn 800 điểm bán trên toàn quốc, với sản lượng tăng 20% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Trợ lực đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số

Trợ lực đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số

Chúng ta có thể tự hào về năng lực vượt trội của hàng Việt với đóng góp thiết thực vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia trong kỷ nguyên số.
Ưu tiên thông quan ngay nông lâm thủy sản xuất khẩu

Ưu tiên thông quan ngay nông lâm thủy sản xuất khẩu

Cục Hải quan yêu cầu tạo điều kiện và ưu tiên thực hiện thông quan ngay đối với hàng hóa xuất khẩu là nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là sầu riêng.
Thực thi CPTPP: Ứng phó phòng vệ, tạo đà xuất khẩu

Thực thi CPTPP: Ứng phó phòng vệ, tạo đà xuất khẩu

Để thực thi CPTPP hiệu quả, việc đẩy mạnh cảnh báo sớm, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại là hết sức quan trọng.
Sẽ thiết lập cơ chế luồng xanh cho trái cây vào vụ

Sẽ thiết lập cơ chế luồng xanh cho trái cây vào vụ

Việt Nam-Trung Quốc sẽ thiết lập cơ chế “luồng xanh nông sản”, ưu tiên thông quan nhanh tại cửa khẩu đối với mặt hàng quả tươi khi vào vụ thu hoạch cao điểm.
Quảng Bình tổ chức tập huấn về Thoả thuận xanh châu Âu

Quảng Bình tổ chức tập huấn về Thoả thuận xanh châu Âu

Sở Công Thương Quảng Bình phối hợp với VCCI tổ chức tập huấn về Thỏa thuận xanh châu Âu, logistics... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Làm chủ AI trong marketing, bán hàng trên nền tảng số

Làm chủ AI trong marketing, bán hàng trên nền tảng số

Việc ứng dụng AI trong thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp Gia Lai tối ưu quy trình bán hàng, tăng doanh số và cải thiện trải nghiệm người tiêu dùng.
Khai phá thị trường hàng tỷ USD từ phụ phẩm nông nghiệp

Khai phá thị trường hàng tỷ USD từ phụ phẩm nông nghiệp

Cám gạo, phụ phẩm thủy sản có thể đem về hàng tỷ USD mỗi năm từ xuất khẩu nếu doanh nghiệp biết tận dụng, đẩy mạnh chế biến và đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Bắc Giang: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều và sản phẩm OCOP

Bắc Giang: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều và sản phẩm OCOP

Sáng 28/5, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang năm 2025.
EU điều tra chống bán phá giá nhựa PET từ Việt Nam

EU điều tra chống bán phá giá nhựa PET từ Việt Nam

Liên minh châu Âu (EU) đã có thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa PET xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu rau, quả sang Trung Quốc: Chọn chất lượng để đi đường dài

Xuất khẩu rau, quả sang Trung Quốc: Chọn chất lượng để đi đường dài

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau, quả lớn nhất của Việt Nam. Chuẩn hóa sản xuất để giữ thị trường xuất khẩu là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu.
Doanh nghiệp Việt – Nhật đẩy mạnh kết nối thương mại

Doanh nghiệp Việt – Nhật đẩy mạnh kết nối thương mại

Hội nghị giao thương tại Osaka mở ra nhiều cơ hội xúc tiến, kết nối thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh FTA phát huy hiệu lực.
Chiến lược livestream: Bí quyết kinh doanh thời đại số

Chiến lược livestream: Bí quyết kinh doanh thời đại số

Hội nghị tập huấn “Tăng cường kỹ năng kinh doanh trên môi trường số và chiến lược livestream hiệu quả” thu hút sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp.
Nâng tầm, quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam

Nâng tầm, quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam

Tuần lễ thương hiệu quốc gia Việt Nam chính thức khai mạc tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản, góp phần nâng tầm vị thế Việt trên bản đồ thương mại toàn cầu.
Sản phẩm sơ mi rơ moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế tại Canada

Sản phẩm sơ mi rơ moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế tại Canada

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) công bố kết luận sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam không có hành vi chống lẩn tránh thuế phòng về thương mại.
Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm gia cầm lợi thế

Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm gia cầm lợi thế

Ngành chăn nuôi gia cầm đặt mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 20-25% sản lượng thịt và trứng gia cầm. Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm lợi thế là giải pháp quan trọng.
Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025 Osaka, Kansai

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025 Osaka, Kansai

Tổ chức tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025 Osaka, Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam hứa hẹn là điểm nhấn toàn cầu của hình ảnh Việt Nam đổi mới và hội nhập.
Xúc tiến thương mại mở đường cho nông sản Hưng Yên

Xúc tiến thương mại mở đường cho nông sản Hưng Yên

Hoạt động xúc tiến thương mại đang trở thành lực đẩy quan trọng giúp các hợp tác xã Hưng Yên quảng bá, tiêu thụ nông sản và từng bước xây dựng thương hiệu OCOP.
Tây Ninh: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khơi thông dòng chảy hàng hóa

Tây Ninh: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khơi thông dòng chảy hàng hóa

Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh đã triển khai hàng loạt các giải pháp xúc tiến thương mại để thúc đẩy mở rộng thị trường, khơi thông dòng chảy hàng hoá.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore

4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam là đối tác thương mại thứ 10 của Singapore với kim ngạch thương mại song phương đạt 13,1 tỷ SGD, tăng 28,2% so với cùng kỳ 2024.
Thủ tướng thăm Malaysia: Mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại

Thủ tướng thăm Malaysia: Mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại

Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ tới Malaysia sẽ góp phần củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Malaysia.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »