Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Các nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn FDI góp phần củng cố vị thế Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á.
Tài sản mã hoá: ‘Xương sống’ của nền kinh tế số Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Tăng trưởng song vẫn bảo đảm các cân đối vĩ mô

Báo cáo mới đây của Seasia Stats cho biết Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 12 tại châu Á vào năm 2025 với quy mô GDP dự kiến đạt 506 tỷ USD. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối vĩ mô quan trọng.

Trong bảng xếp hạng của Seasia Stats, Trung Quốc tiếp tục là nền kinh tế lớn nhất châu Á, theo sau là Nhật Bản và Ấn Độ. Đáng chú ý, trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia đứng trong top 5 với quy mô GDP ước đạt 1.500 tỷ USD.

Đáng chú ý, bản tin của Seasia ngày 17/3/2025 cho biết thêm, Việt Nam hiện là một trong 5 nước ASEAN cung cấp quyền cư trú cho nhà đầu tư. Mặc dù Việt Nam không có chương trình thị thực vàng chính thức, nhưng vẫn cung cấp các lựa chọn cư trú hấp dẫn thông qua thị thực nhà đầu tư Việt Nam. Chương trình này cho phép công dân nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam trong tối đa 5 năm, với bốn loại thị thực có sẵn: DT1, DT2, DT3 và DT4. Mặc dù thời gian lưu trú ban đầu bị hạn chế, người sở hữu thị thực có thể gia hạn thời gian lưu trú lên đến 10 năm thông qua thẻ thường trú Việt Nam, thẻ này cũng cấp quyền cư trú cho các thành viên gia đình trực hệ của người nộp đơn.

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á
Xuất khẩu luôn là động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam. Ảnh minh họa

Sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam cho thấy những bước tiến vững chắc trong chiến lược phát triển kinh tế, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài cũng như thúc đẩy xuất khẩu, tận dụng tốt các cơ hội được mở ra từ các hiệp định thương mại đa phương và song phương.

Thời gian qua, Việt Nam được coi là một ví dụ, một hình mẫu cho thành công trong đẩy mạnh xuất khẩu với việc duy trì trong nhiều năm liên tiếp tốc độ xuất khẩu đạt 2 con số cũng như đà tăng trưởng ổn định, kể cả trong đại dịch Covid-19.

Xuất khẩu với việc thực hiện nhiều chính sách linh hoạt, chủ động đã thực sự trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam, đồng thời đóng vai trò tích cực trong việc đem lại sức sống, diện mạo cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới. Các số liệu sơ bộ cho thấy từ đầu năm 2025 đến giữa tháng 3, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 82,29 tỷ USD, tăng 6,3% tương ứng tăng 1,07 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024.

Tận dụng lợi thế từ các FTA

Sự tăng trưởng ổn định của bức tranh xuất khẩu nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam còn đến từ việc chủ động triển khai các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên cũng như đẩy nhanh tiến độ đàm phán thực chất FTA với khu vực các đối tác tiềm năng như Israel, UAE, các khu vực như Cộng đồng thị trường Nam Mỹ MERCOSUR, EFTA…

Việc khai thác tốt các FTA đem lại những dư địa thị trường cho hàng hóa Việt Nam có thể được thấy rõ qua việc thực thi 3 FTA thế hệ mới là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Tăng trưởng đến các thị trường FTA của Việt Nam những năm qua đều duy trì 2 con số, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường mới có FTA cũng rất ấn tượng.

Việc tham gia các thỏa thuận hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế đa tầng nấc, nhất là 17 hiệp định thương mại tự do đã gắn kết Việt Nam với hơn 60 nền kinh tế chủ chốt, tham gia sâu hơn vào các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện.

Năm 2025, triển vọng kinh tế Việt Nam được dự báo rất tích cực. Thu hút FDI sẽ vẫn tăng mạnh nhờ vào vị trí chiến lược của Việt Nam, lực lượng lao động trẻ và môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện. Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu tiếp tục cải thiện, đặc biệt trong các ngành hàng điện tử, dệt may và nông sản. Phát triển kinh tế số được mở rộng với sự gia tăng ứng dụng các công nghệ số và thương mại điện tử...

Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế cũng như duy trì đà xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua còn mang dấu ấn của đường lối ngoại giao kinh tế năng động thực chất của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ngành chức năng mà chủ công ở đây là Bộ Công Thương. Ngoại giao kinh tế ngày càng được triển khai bài bản và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, đồng thời mở ra cơ hội bứt phá cho Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học - công nghệ.

Riêng trong năm 2024, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là hệ thống thương vụ Việt Nam tại các nước đã triển khai hơn 700 hoạt động ngoại giao kinh tế xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch; hỗ trợ địa phương quảng bá giới thiệu, kết nối, thiết lập quan hệ với các đối tác nước ngoài, với hơn 400 hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư của các địa phương trong và ngoài nước, trong đó hỗ trợ các tỉnh, thành phố ký kết 130 thỏa thuận với các đối tác quốc tế.

Trong bài viết mới đây "Vươn mình trong hội nhập quốc tế", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, hội nhập kinh tế được xác định là trung tâm của hội nhập quốc tế, hội nhập trên các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế với ưu tiên hàng đầu là cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và thúc đẩy chuyển đổi số. “Cần tận dụng hiệu quả các cam kết, thỏa thuận, liên kết kinh tế quốc tế, nhất là các FTA thế hệ mới, để tăng cường đan xen lợi ích, không để phụ thuộc vào một số ít đối tác”, Tổng Bí thư chỉ rõ.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là điểm nhấn trong ‘bộ tứ chiến lược’

Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là điểm nhấn trong ‘bộ tứ chiến lược’

Doanh nghiệp cần hành lang pháp lý rõ ràng, ưu đãi trọng điểm, cơ chế tài chính minh bạch để phát huy vai trò trong nền kinh tế đổi mới sáng tạo.
Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Chọn kỷ luật học sinh nhẹ nhàng thay vì đình chỉ học, ngành giáo dục đang thay đổi tư duy giáo dục mới: “Mềm” để “giữ”, không phải “mềm” để “buông”.
Tinh gọn bộ máy và hoàn thiện thể chế: Hai đột phá nền tảng cho một kỷ nguyên mới

Tinh gọn bộ máy và hoàn thiện thể chế: Hai đột phá nền tảng cho một kỷ nguyên mới

Hai trụ cột chiến lược là tinh gọn tổ chức bộ máy và hoàn thiện thể chế đã được xác định là những đột phá có ý nghĩa nền tảng.
Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Để kinh tế tư nhân thực sự phát triển như "xương sống" của nền kinh tế độc lập, không chỉ tháo gỡ điểm nghẽn mà còn cần đến nhiều đột phá về thể chế.
Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Sử dụng hiệu quả quỹ đất dọc tuyến Vành đai 4 sẽ thắp lửa phát triển vùng Thủ đô, mở rộng không gian tăng trưởng cho toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc.

Tin cùng chuyên mục

‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

Ông Trịnh Xuân An cho rằng, không để danh hiệu, nhan sắc, sự nổi tiếng thay thế kiến thức chuyên môn trong quảng cáo sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Cần siết trách nhiệm pháp lý với người nổi tiếng, KOL quảng cáo sai sự thật; minh bạch thông tin sản phẩm để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngô Quyền Thế (Thế lòng se điếu), chủ quán Lòng Chát đang nhận những thứ rất 'chát' sau màn 'bon mồm' quảng cáo 'lố' về bộ lòng se điếu dài 40 mét gây sốc.
Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Luật Hóa chất (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đóng vai trò quan trọng xây dựng một ngành công nghiệp mang tính nền tảng quốc gia.
Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Dạy 2 buổi/ngày, không thu phí và Nhà nước hỗ trợ bữa trưa vùng biên sẽ là những chủ trương nhân văn của Đảng, chạm tới trái tim hàng triệu gia đình Việt.
Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Xây dựng thành công thương hiệu là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài.
Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị kế thừa các nghị quyết trước đây thực sự đóng vai trò cú huých phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.
Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã nhắc đến Việt Nam trong kế hoạch kinh doanh, điều đó càng chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt của môi trường đầu tư Việt Nam.
Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, mới đây, Đại học Văn Lang đã lan toả những hình ảnh đẹp của các sinh viên tham gia các hoạt động của đại lễ 30/4.
Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Muốn thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải bắt đầu từ bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bài học từ gạo ST25 cho thấy: Mất quyền sở hữu, đồng nghĩa đánh mất thị trường.
Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Chứng kiến cảnh mấy sinh Văn Lang vô lễ, to tiếng xua đuổi hai cựu chiến binh, nữ sinh Nhân Văn bật khóc và nhanh chóng cùng nhóm bạn nhường chỗ cho hai bác
Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Nhiều khu đô thị bỏ hoang trong suốt thời gian dài nhưng giá chỉ có tăng mà không giảm đã đặt ra câu hỏi đã đến lúc đánh thuế bất động sản thứ hai hay chưa.
Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Nhiều câu chuyện, hình ảnh xúc động gắn với lá cờ Tổ quốc, lễ chào cờ… khiến mỗi chúng ta càng thấy thêm tự hào là người Việt Nam!
Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Tình yêu đất nước trỗi dậy những ngày này khi những đoàn quân tham gia tổng duyệt diễu binh mừng thống nhất đất nước đi giữa đông đảo người dân TP. Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử có ý nghĩa chính trị to lớn đã được Đảng, Nhà nước duy trì từ thời Bác Hồ đến nay và luôn có sức cổ vũ mạnh mẽ.
Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tinh thần hòa hợp dân tộc, vì mục tiêu chung xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường.
Người dùng gặp hoạ vì hàng giả

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Việc đặt tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn với thương hiệu nước ngoài có thể để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Thực phẩm chức năng, thuốc giả tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người dân, cần xử lý nghiêm và bịt lỗ hổng quản lý.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »