Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử có ý nghĩa chính trị to lớn đã được Đảng, Nhà nước duy trì từ thời Bác Hồ đến nay và luôn có sức cổ vũ mạnh mẽ.
Chùm ảnh: Buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành phục vụ đại lễ 30/4 TRỰC TIẾP: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước mừng đại lễ 30/4 Chùm ảnh: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4

Việc tổ chức kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, trong đó có việc duyệt binh có ý nghĩa chính trị to lớn, sức cổ vũ mạnh mẽ.

Tìm hiểu Hồ Chí Minh toàn tập, Chủ tịch Hồ Chí Minh 11 lần đề cập đến từ “duyệt binh” và 02 lần đề cập từ “diễu binh”. Lần đầu tiên Người sử dụng từ “duyệt binh” trong bài “Bản án chế độ thực dân Pháp” khi phê phán: “Ở đâu và bao giờ cũng thế thôi, rước đèn, đốt pháo bông, duyệt binh, khiêu vũ ở dinh thống đốc, đua xe hoa, mở lạc quyên vì nước, quảng cáo, diễn văn, tiệc tùng, v.v..” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.34).

4 lần tiếp theo Người đề cập đến đều trong “Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch” viết vào năm 1945, Người tường thuận nghi lễ ngoại giao khi đi thăm các nước trên cương vị Chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Lần thứ 6, Người đả kích Hítle trong bài viết “Liên Xô vĩ đại” khi y huyênh hoang tuyên bố: “Ngày 2-10-1941, Hítle tuyên bố đến 7-11 (ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười), hắn sẽ duyệt binh trong Mạc Tư Khoa” (Sđd, tập 7, tr. 99).

Lần thứ 7, 8 và 9 chỉ là nhắc lại tiêu đề của bài “Nói chuyện với các đơn vị tham dự cuộc duyệt binh ngày 1 tháng 1 năm 1955 tại Thủ đô Hà Nội” và mục lục của tập 9, nhưng Người chỉ tập trung quán triệt những thuận lợi, khó khăn, nhiệm vụ của cách mạng, động viên và giao nhiệm vụ cho Quân đội. Người kết luận: “Cuối cùng Bác nhắc các cô, các chú: Hiện nay, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân là đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước. Trong nhiệm vụ đó, quân đội giữ một phần rất quan trọng. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó, các cô, các chú phải làm cho đúng, làm cho được lời Bác dặn” (Sđd, tập 9, tr. 22).

Lần thứ 10 và 11 được Người sử dụng trong bài “BỌN DIỆM LÁO TOÉT”, đăng trên Báo Nhân Dân, số 556, ngày 10-9-1955. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch mặt bọn Diệm khi chúng xuyên tạc cuộc diễu binh nhân 10 năm Ngày Quốc khánh 2-9: “Về ngày Quốc khánh 2-9, đài phát thanh và báo chí của bọn Diệm đã đăng tin như sau: "... Ngày 2-9, quang cảnh đường phố Hà Nội tiêu điều ủ rũ như mang một mối sầu vô tận... Lễ duyệt binh tuần hành bắt đầu lại càng làm cho mọi người vô cùng chán ngán... Dân chúng bị bắt ép đi độ 100 người, lục tục kéo về dưới trời mưa u ám".

Như để đập tan luận điệu xuyên tạc, Người trích dẫn Hãng thông tấn Pháp "A. F. P." đã viết đại ý như sau: "Tham gia duyệt binh có độ 5.000 bộ đội, cực kỳ chỉnh tề... Trong 2 tiếng đồng hồ, 12 vạn nhân dân nội và ngoại thành Hà Nội đã tuần hành với một tinh thần phấn khởi không thể tả, dưới một rừng cờ đỏ sao vàng và cờ xanh thêu chim trắng hòa bình...".

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử
“Bộ đội tập luyện duyệt binh tại TP Hồ Chí Minh Ảnh: Nguyễn Giáp

Lúc sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến sự kiện diễu binh, duyệt binh. Người đã nhiều lần gặp gỡ trực tiếp và động viên bộ đội tham gia sự kiện duyệt binh. Cuộc duyệt binh trong buổi lễ chào mừng Hồ Chủ tịch, Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô ngày 1/1/1955 là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức duyệt binh.

Sự kiện lịch sử này được Đại tướng Võ Nguyên Giáp lựa chọn làm điểm nhấn trong phần kết của hồi ký Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, với những dòng đầy cảm xúc: “Ngày 1 tháng 1 năm 1955, Chính phủ và Trung ương Đảng trở về Hà Nội, Bác Hồ gặp lại đồng bào ở quảng trường Ba Đình, nơi chín năm trước Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử. Nụ cười của Bác Hồ trên lễ đài sẽ sáng mãi trong trang sử mới của Hà Nội nối tiếp Đông Đô, Thăng Long xưa.

Chúng ta đã tổ chức cuộc duyệt binh lớn đầu tiên ở Hà Nội, một cuộc duyệt binh bộ đội, dân quân du kích chỉ mang theo toàn vũ khí của Pháp và Mỹ, từ vũ khí hạng nhẹ, vũ khí hạng nặng, đến các phương tiện thông tin đều là chiến lợi phẩm thu được trong chiến đấu”.

Tháng 4-1960, các học viên Trường Hạ sĩ quan Pháo binh Quảng Yên (Quảng Ninh) được lệnh lên đường về sân bay Bạch Mai, Hà Nội luyện tập tham gia Lễ duyệt binh vào ngày Quốc khánh 2-9. Bác Hồ đã đến thăm, động viên bộ đội. Bác xuất hiện trong bộ quần áo gụ, giản dị và gần gũi, nước da hồng hào, đôi mắt sáng, ánh lên niềm vui. 18 khối diễu binh trong sân bay im lặng. Tiếng phát thanh viên Tuyết Mai âm vang tường thuật đội hình các khối tham dự buổi tổng duyệt. Đứng trên lễ đài, Bác phấn khởi nhìn hết lượt hàng quân. Cuối buổi, Bác ân cần căn dặn các chiến sĩ: Lần này, các cháu tham gia lễ duyệt binh có nhiều quan khách nước ngoài đến dự. Bác muốn các cháu và Bác gặp gỡ nhau trước, kẻo khi qua lễ đài, có cháu lại nhìn lên sẽ làm giảm đi sự nghiêm túc.
Còn "diễu binh", trong bài "Nói chuyện với các nhà báo tại Mátxcơva” ngày 21-11-1957, Người đề cập ý nghĩa cuộc diễu binh: “Dự cuộc biểu tình, chúng tôi đã được chứng kiến đà phấn khởi của nhân dân Liên Xô vĩ đại trong cuộc đấu tranh cho hòa bình và chủ nghĩa cộng sản. Cuộc diễu binh và cuộc biểu tình cho chúng tôi thấy rằng nhân dân và cả quân đội nữa đoàn kết chặt chẽ chung quanh Đảng và Chính phủ. Sự có mặt của hàng trăm đoàn đại biểu nước ngoài tới đây dự lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười là một việc đầy ý nghĩa".

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử
Duyệt binh hôm nay không phải để phô trương, mà để khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, thể hiện sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Ảnh: Nguyên Giáp

Trong bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới, kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, hướng tới 100 năm thành lập nước Việt Nam (1945 - 2045), việc Đảng, Nhà nước ta quyết định tổ chức lễ diễu binh, diễu hành là hoàn toàn đúng đắn, rất cần thiết, và được toàn dân đồng tình ủng hộ.

Diễu binh hôm nay không phải để phô trương, mà để khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, thể hiện sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Đó còn là tuyên ngôn với thế giới rằng: Việt Nam là một dân tộc yêu hòa bình nhưng kiên cường bất khuất, luôn sẵn sàng bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Cuộc duyệt binh đầu tiên dưới thời Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 1/1/1955, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, không chỉ tuyên bố sức mạnh quân đội nhân dân, mà còn khẳng định bản lĩnh của một dân tộc nhỏ bé nhưng quật cường, chiến thắng những kẻ thù hùng mạnh nhất.

Từ đó đến nay, các cuộc duyệt binh lớn đều gắn với những cột mốc thiêng liêng: thống nhất đất nước, bảo vệ chủ quyền, phát triển đất nước.

Diễu binh hôm nay tiếp nối dòng chảy truyền thống ấy, đồng thời thắp sáng khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045.

Chúng ta diễu binh không chỉ để vinh danh quá khứ, mà để khẳng định quyết tâm chiến thắng trong cả hòa bình và hội nhập.

Ngày 30/4, TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Theo Ban Tổ chức, Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra vào 6h30 ngày 30/4/2025, cùng thời điểm với lễ kỉ niệm.

Bắt đầu từ 6h30 ngày 30/4, các lực lượng sẽ xuất phát từ phía giao lộ đường Lê Duẩn - Nguyễn Bỉnh Khiêm, di chuyển qua lễ đài chính phía trước Hội trường Thống Nhất.

Kết thúc lịch trình này, các lực lượng sẽ chia ra 4 hướng di chuyển về điểm tập kết.

Ngoài việc theo dõi trực tiếp trên đường, người dân dự lễ kỷ niệm tại khu vực trung tâm có thể theo dõi diễu binh, diễu hành qua 20 màn hình lớn.

Bên cạnh đó, người dân có thể theo dõi lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành trên các sóng truyền hình, các nền tảng mạng xã hội.

Đại Bàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB đánh giá Nghị quyết 68 đã chạm trúng những trăn trở của doanh nghiệp như chi phí, thủ tục, thị trường và chuyển đổi xanh.
Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Ngày 9/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên ngành Công Thương được xác định là lực lượng nòng cốt trong chuyển đổi số, cần được trao cơ hội, bồi dưỡng năng lực số và phát huy vai trò đổi mới.

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình góp ý xây dựng Nghị quyết 68, đã có không ít băn khoăn rằng, các đề xuất mạnh mẽ sẽ khó được chấp thuận.

Tin cùng chuyên mục

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là cú huých cho báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngô Quyền Thế (Thế lòng se điếu), chủ quán Lòng Chát đang nhận những thứ rất 'chát' sau màn 'bon mồm' quảng cáo 'lố' về bộ lòng se điếu dài 40 mét gây sốc.
Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Khi chủ nhân của clip lòng xe điếu thừa nhận “nói quá” và mục đích chính là để quảng cáo, người ta mới "ngã ngửa" bởi ngay cả quán lòng cũng quảng cáo lố...
Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68 đưa ra ba đột phá lớn: Xóa rào cản, bảo vệ pháp lý, khơi thông nguồn lực, tạo nền tảng để kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ.
Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Luật Hóa chất (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đóng vai trò quan trọng xây dựng một ngành công nghiệp mang tính nền tảng quốc gia.
Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Với tinh thần chủ động, lực lượng trẻ ngành Công Thương sẽ tiếp tục là đội ngũ đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế...
Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Ngày 8/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai".
Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Ngày 7/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Nghị quyết 68-NQ/TW đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) là dịp tôn vinh ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết và trí tuệ sáng tạo của dân tộc Việt Nam.
Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Ngày 6/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Sáng 6/5, Thanh tra Chính phủ đã làm việc với Bộ Công Thương về công tác bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ.
Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị kế thừa các nghị quyết trước đây thực sự đóng vai trò cú huých phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.
Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã nhắc đến Việt Nam trong kế hoạch kinh doanh, điều đó càng chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt của môi trường đầu tư Việt Nam.
Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, mới đây, Đại học Văn Lang đã lan toả những hình ảnh đẹp của các sinh viên tham gia các hoạt động của đại lễ 30/4.
Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Muốn thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải bắt đầu từ bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bài học từ gạo ST25 cho thấy: Mất quyền sở hữu, đồng nghĩa đánh mất thị trường.
Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Chứng kiến cảnh mấy sinh Văn Lang vô lễ, to tiếng xua đuổi hai cựu chiến binh, nữ sinh Nhân Văn bật khóc và nhanh chóng cùng nhóm bạn nhường chỗ cho hai bác
Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »