Trung Quốc sắp sang kiểm tra vùng trồng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam

Từ ngày 11 đến 12/9 tới, đoàn công tác của Trung Quốc sẽ sang kiểm tra mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam.
Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu dừa tươi của Việt Nam có thể vượt mốc 1 tỷ USD

Đây là thông tin được ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc do Bộ này tổ chức sáng 6/9, tại Hà Nội.

Cơ hội lớn cho ngành dừa Việt Nam

Hiện, Việt Nam có 15 tỉnh trồng nhiều dừa với diện tích khoảng 200.000ha, sản lượng đạt 2 triệu tấn. Trong năm 2023, dừa tươi của Việt Nam xuất khẩu sang 15 nước trên thế giới với sản lượng 30.000 tấn, 320.000 tấn các sản phẩm chế biến từ dừa.

trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Trung cho biết, sau khi ký nghị định thư, ngày 11, 12/9 tới, đoàn công tác của Trung Quốc sẽ sang kiểm tra vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi của Việt Nam. (Ảnh: Trần Quang)
Ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Trần Quang

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư cho phép dừa tươi của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đây vừa là cơ hội để mở rộng thị trường dừa của Việt Nam và là căn cứ pháp lý để chúng ta tổ chức, liên kết lại sản xuất cây trồng này bài bản, hiệu quả hơn.

Ông Hoàng Trung nhận định, hiện Trung Quốc là thị trường rất quan trọng của dừa, hàng năm nước bạn tiêu thụ 4 tỷ quả dừa, trong đó có khoảng 2,6 tỷ quả tươi... Trong khi nhu cầu lớn nhưng năng lực sản xuất của Trung Quốc còn hạn chế, đây chính là cơ hội cho quả dừa của chúng ta.

“Cây dừa là một trong 6 loại cây được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào Đề án và phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030. Từ năm 2022, các sản phẩm dừa xuất khẩu đã có sự tăng trưởng khá và sẽ tiếp tục tăng mạnh khi Việt Nam thực hiện tốt Nghị định thư này. Kim ngạch xuất khẩu dừa tươi có thể đạt 300 - 400 triệu USD, đóng góp giá trị đáng kể cho ngành hàng dừa cũng như ngành nông nghiệp”, Thứ trường Hoàng Trung nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hoàng Trung, Trung Quốc dự kiến kiểm tra trực tuyến mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói từ ngày 11-12/9 để hoàn thành việc đăng ký xuất khẩu.

Thứ trưởng Hoàng Trung yêu cầu, các địa phương, cơ sở đóng gói, vùng trồng bố trí đủ nguồn lực, điều kiện để chuẩn bị tốt cho đợt kiểm tra sắp tới. Doanh nghiệp phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ với vùng trồng, cơ sở đóng gói để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Các hệ thống kiểm dịch thực vật tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong xuất khẩu nhưng cũng phải đảm bảo việc kiểm tra, kiểm soát lô hàng xuất khẩu.

"Với những hướng dẫn hôm nay tại hội nghị và tài liệu cung cấp, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá lại các mã số đó, để đợt kiểm tra sắp tới của Trung Quốc đạt hiệu quả cao. Làm sao để dừa tươi Việt Nam có thể xuất khẩu sang Trung Quốc sớm nhất", ông Hoàng Trung nói.

Việc kiểm tra sẽ lựa chọn ngẫu nhiên

Về lần kiểm tra sắp tới của Trung Quốc, ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, mỗi ngày có 3 đoàn kiểm tra song song. Trung Quốc sẽ lựa chọn ngẫu nhiên 24 vùng trồng và 12 cơ sở đóng gói để kiểm tra.

Trung Quốc sắp sang kiểm tra vùng trồng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam
Xuất khẩu dừa tươi, cơ hội mới cho ngành hàng kinh tế chủ lực tỉnh Bến Tre (Ảnh Cẩm Trúc)

Cũng theo ông Nguyễn Quang Hiếu, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc gồm 9 điều. Theo đó, dừa tươi của Việt Nam được xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc bao gồm dừa tươi (cả quả có vỏ xanh và cuống ngắn nhỏ hơn hoặc bằng 5cm và dừa không có vỏ).

Dừa phải tuân thủ các luật về kiểm dịch thực vật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến an toàn và vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc, không bị nhiễm các loài đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm, cành, lá và đất.

Tất cả các vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; được cả Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ gửi cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc danh sách các vùng trồng và cơ sở đóng gói đã đăng ký để phê duyệt và danh sách này sẽ được cập nhật thường xuyên. Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ đăng tải danh sách này trên website.

Tất cả các vườn trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, đồng thời áp dụng theo nguyên tắc Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), thực hiện chương trình quản lý để giám sát vùng trồng đối với các loài đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm. Tất cả các vùng trồng phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật gây hại, hồ sơ này sẽ được cung cấp cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc khi có yêu cầu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cán bộ được ủy quyền sẽ giám sát quy trình sơ chế, đóng gói, bảo quản và vận chuyển dừa xuất khẩu sang Trung Quốc. Trước khi xuất khẩu, cán bộ kiểm dịch thực vật tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%.

"Trong 2 năm đầu tiên, nếu không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống còn 1%. Dừa của Việt Nam sẽ được nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép nhập khẩu trái cây", ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin.

Bến Tre là tỉnh trồng dừa lớn của Việt Nam với diện tích lên đến 80.000ha và là địa phương được Tổng cục Hải quan Trung Quốc kiểm tra nhiều mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nhiều nhất với 13/24 đơn vị được kiểm tra lần này.

Ông Võ Văn Nam - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre - cho biết, hiện Bến Tre có 130 vùng trồng với 10.000ha dừa để xuất khẩu sang Trung Quốc. Đến nay mọi công tác bố trí, sắp xếp tài liệu, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói của địa phương đã xong và sẵn sàng đón đoàn kiểm tra của Trung Quốc sang kiểm tra. Tuy nhiên, nhiều vùng của tỉnh, người dân vẫn trồng nhỏ lẻ nên sắp tới tỉnh sẽ tổ chức lại sản xuất và tăng liên kết trong sản xuất áp dụng quy trình sản xuất đáp ứng các yêu cầu của nước xuất khẩu.

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam - cho hay, việc mở cửa được thị trường Trung Quốc cho quả dừa tươi là tín hiệu rất tốt không chỉ cho ngành dừa mà còn giúp người dân tăng thu nhập.

“Vừa qua Hiệp hội Dừa Việt Nam đã đi kiểm tra và nhận thấy các tỉnh đã chuẩn bị tốt các công việc, tài liệu để đón đoàn kiểm tra của Trung Quốc. Chúng tôi tin tưởng rằng, khi đoàn kiểm tra đến sẽ làm việc nhanh và thuận lợi, các đơn vị được kiểm tra sẽ đáp ứng đủ điều kiện để xuất khẩu", bà Thanh khẳng định.

Để ngành dừa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, bà Thanh kiến nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan sớm thành lập trung tâm nghiên cứu phát triển kinh tế dừa đồng bằng sông Cửu Long để phục vụ công việc trồng, sẩn xuất, xuất khẩu bài bản, hiệu quả hơn.

Dừa Việt Nam đang đứng thứ 4 về tổng giá trị trên thị trường dừa thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dừa và sản phẩm của dừa của Việt Nam năm 2023 đạt hơn 900 triệu USD.

Thị trường nhập khẩu dừa tươi của Việt Nam chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong đó, Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu dừa lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 51% tổng kim ngạch xuất khẩu dừa tươi. Việc mở rộng thêm thị trường xuất khẩu chính ngạch Trung Quốc sẽ đã tạo động lực cho các doanh nghiệp tham gia vào đăng ký mã vùng trồng và mã cơ sở đóng gói đạt chuẩn xuất khẩu, mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho ngành dừa Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề xuất miễn kiểm tra chuyên ngành với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Đề xuất miễn kiểm tra chuyên ngành với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa nhập khẩu giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống nhưng mỗi năm tổng giá trị không quá 48 triệu đồng.
Xuất khẩu cà phê đón tín hiệu tích cực từ EU

Xuất khẩu cà phê đón tín hiệu tích cực từ EU

EU là thị trường lớn nhất của cà phê Việt. EU xếp Việt Nam vào nhóm 'rủi ro thấp' về phá rừng giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường này.
Dự thảo Nghị định về quy tắc xuất xứ hàng hóa có gì mới?

Dự thảo Nghị định về quy tắc xuất xứ hàng hóa có gì mới?

Dự thảo Nghị định mới về xuất xứ hàng hóa mở rộng quyền lợi, gỡ vướng pháp lý, tạo thuận lợi thực chất cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu sầu riêng

Thủ tướng giao Bộ Công Thương mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu sầu riêng

Thủ tướng giao Bộ Công Thương phát triển thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm sầu riêng Việt Nam, chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.
Thương vụ nêu kỳ vọng từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam

Thương vụ nêu kỳ vọng từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam

Chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội mới để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp phát triển bền vững cho ngành sầu riêng

Bàn giải pháp phát triển bền vững cho ngành sầu riêng

Những hệ lụy từ phát triển nóng của ngành sầu riêng đặt ra bài toán sớm tái cơ cấu để đảm bảo ngành hàng giữ vững được thị phần trong các thị trường trọng điểm.
Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng, chuyến thăm của Tổng thống Sulyok Tamas tới Việt Nam mở ra những cánh cửa mới cho quan hệ thương mại, kinh tế hai nước.
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 23/5, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá.
Nông sản Việt: Thích ứng với

Nông sản Việt: Thích ứng với 'cuộc chơi' thị trường

Không còn là "cuộc chơi" của giá rẻ hay thị trường “dễ tính”, nông sản Việt buộc phải chuyển mình để thích ứng với các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS).
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho dự thảo nghị định mới về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho dự thảo nghị định mới về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo nghị định mới về xuất xứ hàng hóa, nhằm hoàn thiện khung pháp lý, phù hợp thực tiễn và cam kết hội nhập.
Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm nhập gà đông lạnh

Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm nhập gà đông lạnh

Cùng với tăng sản xuất trong nước, thịt gà nhập khẩu cũng tăng. Từ 2020-2024, Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm để nhập 200-300 nghìn tấn thịt gà đông lạnh
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để chinh phục thị trường Thái Lan?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để chinh phục thị trường Thái Lan?

Để thâm nhập hiệu quả thị trường Thái Lan, doanh nghiệp Việt cần vượt rào cản kỹ thuật, chủ động cải tiến, cập nhật xu hướng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành đạt trên 440 triệu USD

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành đạt trên 440 triệu USD

Tính đến ngày 15/5, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Kim Thành, tỉnh Lào Cai đạt 446 triệu USD; số thu ngân sách đạt trên 300 tỷ đồng.
Gần 1.000 mã số cấp mới, sầu riêng rộng cửa xuất khẩu

Gần 1.000 mã số cấp mới, sầu riêng rộng cửa xuất khẩu

Tháng 7 tới, sầu riêng vào chính vụ thu hoạch, việc có thêm gần 1.000 mã số được Hải quan Trung Quốc cấp mới mở cơ hội cho sầu riêng tại thị trường này.
Đưa xuất khẩu rau quả trở lại đường đua

Đưa xuất khẩu rau quả trở lại đường đua

5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận một số điều chỉnh trong xuất khẩu rau quả, nhưng xu hướng chung của ngành vẫn đang phát triển tích cực và bền vững.
Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo

Ngày 20/5/2025, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cùng Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị về công tác điều hành xuất khẩu gạo năm 2025.
Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5%

Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5%

Mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng được giảm từ 10% xuống còn 5% trong thời gian từ nay đến hết năm 2026.
Thúc đàm phán FTA Việt Nam-EFTA, tạo đột phá thương mại với Na Uy

Thúc đàm phán FTA Việt Nam-EFTA, tạo đột phá thương mại với Na Uy

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam kỳ vọng, FTA Việt Nam - EFTA sẽ đạt thêm nhiều tiến triển trong năm nay để hai nước Việt Nam - Na Uy mở rộng thương mại, đầu tư.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia

Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia với thuế suất ưu đãi 0% giai đoạn 2025-2026.
Hướng dẫn quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định VIFTA

Hướng dẫn quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định VIFTA

Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định VIFTA, tạo cơ sở hưởng ưu đãi thuế quan và thúc đẩy thương mại.
Rộng đường xuất khẩu cho gạo giảm phát thải

Rộng đường xuất khẩu cho gạo giảm phát thải

Xu hướng tiêu dùng thế giới đang chuyển từ sử dụng lúa gạo bình thường đến đạt tiêu chuẩn giảm phát thải. Đây là cơ hội cho gạo giảm phát thải của nước ta.
Ngành thép trong nước sẽ có thêm sản phẩm xuất khẩu

Ngành thép trong nước sẽ có thêm sản phẩm xuất khẩu

Ván sàn sẽ là sản phẩm mới trong hệ sinh thái sản phẩm của Tập đoàn Hòa Phát, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu.
Xuất khẩu sầu riêng: Tăng tốc để giữ thị trường

Xuất khẩu sầu riêng: Tăng tốc để giữ thị trường

Campuchia gia nhập thị trường Trung Quốc; Indonesia, Lào cũng đang tìm kiếm cơ hội. Chạy "nước rút" sản xuất sạch, sầu riêng Việt Nam mới giữ được thị trường.
Xuất khẩu tổ yến thêm đối thủ cạnh tranh tại Trung Quốc

Xuất khẩu tổ yến thêm đối thủ cạnh tranh tại Trung Quốc

Bên cạnh Malaysia, Thái Lan, Indonesia, tới đây, tổ yến Việt Nam còn phải cạnh tranh với tổ yến Campuchia tại thị trường Trung Quốc.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »