Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Hội nhập sâu rộng, giao thương hàng hóa ngày càng tăng, nhưng kèm theo đó là những rủi ro thương mại quốc tế, đòi hỏi doanh nghiệp phải cẩn trọng, tránh ‘bẫy'.
Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Khuyến nghị từ các chuyên gia Xuất khẩu hàng hóa: Góc lưu ý cảnh báo lừa đảo thương mại Doanh nghiệp xuất khẩu cần thận trọng xác minh thông tin đối tác trước khi giao dịch Giải pháp ứng phó lừa đảo trong giao dịch thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Liên tiếp các cảnh báo được đưa ra

“Trong thời gian qua, hiệp hội nhận được một số thông tin cảnh báo về việc một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu bột nghệ, bột gừng, hồ tiêu, gia vị có vướng mắc trong giao dịch với Công ty Hallesche Essig – und Senffabrik GmbH (gọi tắt là Công ty HES) của Đức (địa chỉ: Gewürzstr. 6, 06231 Bad Dürrenber, người đại diện Rajesh Bhadarka ([email protected])”, khuyến cáo vừa được Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) đưa ra với các doanh nghiệp hội viên.

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’
Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

VPSA dẫn thông tin của CreditReform (Creditreform là một công ty Đức cung cấp thông tin kinh doanh, quản lý tín dụng, có mặt trên toàn cầu thông qua mạng lưới các văn phòng và công ty con quốc tế) cho hay, Công ty HES là một công ty đã kinh doanh nhiều năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu gia vị, có chỉ số tín dụng tốt. Tuy nhiên, đây không phải là một doanh nghiệp lớn, không có kho hàng riêng, thương hiệu riêng nên khả năng mua hàng về rồi sẽ đóng gói/phân phối lại theo yêu cầu của các nhà mua thứ cấp khác.

Theo VPSA, có thể kể ra một số vướng mắc xảy ra trong thời gian qua với nhà xuất khẩu Việt Nam khi giao dịch với Công ty HES như sau: Công ty HES của Đức mua hàng của các doanh nghiệp Việt Nam nhưng 2 bên không có hợp đồng cụ thể, có trường hợp chỉ có đơn đặt hàng (PO) hoặc hợp đồng rất lỏng lẻo.

Khi doanh nghiệp Việt Nam không thể giao hàng đúng tiến độ, bên mua vẫn yêu cầu giao hàng, thực hiện đơn đặt hàng như bình thường nhưng khi hàng đến cảng, bên mua lấy lí do doanh nghiệp Việt Nam chậm giao hàng hoặc chất lượng sản phẩm không đúng theo đặt hàng (kể cả khi chưa có bằng chứng rõ ràng) để ép doanh nghiệp Việt Nam cho bên mua thanh toán chậm, hoặc đền bù (số tiền rất lớn) hoặc thậm chí chưa thanh toán tiền hàng mặc dù đã lấy hàng về kho.

Nếu doanh nghiệp Việt Nam không đồng ý, bên mua sẽ không nhận hàng nhưng cũng không đồng ý từ chối nhận hàng để doanh nghiệp Việt Nam không thể đưa hàng về, từ đó gây thiệt hại rất lớn cho bên bán và buộc phải bán cho bên mua với thiệt hại rất lớn.

Một vài dấu hiệu không tốt khác từ doanh nghiệp này như: Khi mua hàng sẽ mua 2 lô giống hệt nhau, thanh toán lô 1 (rất chậm và không có trách nhiệm), sang lô 2 thì giục giao hàng rất gấp gáp, sau đó lấy lí do chất lượng của mẫu lô 2 (dù lô 1 và lô 2 giống hệt nhau) không đạt để ép thanh toán trả sau 100% lô 2 sau khi nhận hàng. Khi sang Việt Nam thường ép các doanh nghiệp phải mua vé máy bay hạng thương gia, đặt phòng khách sạn và đưa đón… nếu doanh nghiệp không đồng ý thì sẽ viết email bảo không nhận hàng nữa.

Trước đó, chiều 23/4, Bộ Công Thương cũng phát thông tin cảnh báo tới các doanh nghiệp trong nước về việc Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh (Trùng Khánh, Trung Quốc) đang bị điều tra.

Theo đó, Bộ Công Thương cho biết đã nhận được báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc về việc Chủ tịch HĐQT cùng một số lãnh đạo cấp cao của Công ty trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh đang bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự. Lý do liên quan đến vụ án lừa đảo khoản vay và/hoặc xuất khống hóa đơn thuế VAT mà Công an TP. Trùng Khánh đang tiến hành điều tra.

Báo cáo của Thương vụ cho biết Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh có tên tiếng Trung: 重庆洪九果品股份有限公司; tên tiếng Anh: Chongqing Hongjiu Fruit Co., Limited. Người đại diện của công ty là Jiang Zongying (tên tiếng Trung: 江宗英; tên tiếng Việt: Giang Tông Anh). Mã doanh nghiệp: 91500103742896264D. Website: www.hjfruit.com. Ngày đăng ký doanh nghiệp: 12/10/2002.

Hiện nay vụ việc chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng phía Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều cơ quan truyền thông chính thống Trung Quốc đã đưa tin tương đối rộng rãi và khá quan tâm đến vấn đề này do Công ty Hồng Cửu là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực trái cây.

Trước tình hình này, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi sát sao thông tin từ các cơ quan chức năng, báo chí chính thống Trung Quốc để cập nhật diễn biến liên quan. Đồng thời chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra; đề phòng rủi ro liên quan đến tài chính, thanh toán. Tìm hiểu kỹ thông tin, tình hình của đối tác dự kiến hợp tác, rà soát kỹ nội dung các thỏa thuận hợp tác để tránh rủi ro pháp lý, tài chính và ảnh hưởng đến uy tín, lợi ích doanh nghiệp.

Về phía Bộ Công Thương, sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để theo dõi sát diễn biến vụ việc và cập nhật thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp khi có diễn biến mới.

Cần trọng để tránh 'bẫy'

Có thể thấy, với chủ trương hội nhập sâu rộng, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá sẽ ngày càng có cơ hội phát triển khi hàng hoá đang được hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế quan. Tuy nhiên, thương mại quốc tế càng phát triển thì các rủi ro liên quan đến thương mại càng nhiều.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, PGS. TS Nguyễn Thường Lạng, chuyên gia kinh tế và thương mại quốc tế, giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân - cho biết, trong những năm gần đây, những vụ lừa đảo quốc tế không hiếm và đã lan rộng ra khắp nơi. Nếu như trước đây, các vụ lừa đảo chỉ diễn ra nhiều ở khu vực châu Phi, Trung Đông thì nay đã lan ra cả các thị trường lớn và truyền thống như EU.

Các vụ lừa đảo hầu như đều xuất phát từ việc doanh nghiệp chưa tìm hiểu kỹ hoặc quá tin tưởng vào đối tác. Trong khi đó, nhiều đối tượng nước ngoài có sự lừa đảo khá tinh vi, khiến doanh nghiệp dễ dàng tin tưởng.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, để đảm bảo loại trừ 100% rủi ro trong giao thương quốc tế là không thể. Do đó, doanh nghiệp chỉ có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách nâng cao cảnh giác, tự bảo vệ chính mình. Bên cạnh đó, chủ động tạo mối quan hệ mật thiết với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài để có được thông tin về các bạn hàng đáng tin cậy, đặc biệt là ở các thị trường quá xa mà doanh nghiệp ít tiếp xúc.

Đặc biệt, doanh nghiệp nên sớm làm quen với sử dụng dịch vụ tư vấn và dịch vụ pháp lý chuyên ngành. Coi các công ty tư vấn và pháp lý là người bạn đồng hành trong toàn bộ quá trình kinh doanh chứ không chỉ là tiếp cận họ khi xảy ra tranh chấp.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam – cho biết, qua các sự việc nêu trên, có thể nhận thấy Công ty HES rất sành sỏi thị trường Việt Nam và nắm được các điểm yếu của các nhà xuất khẩu Việt Nam trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng để lợi dụng ép giá khi mua, ép đền bù giao hàng chậm, khiếu kiện chất lượng, yêu cầu cho thanh toán chậm với thời hạn rất lâu…

Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gia vị Việt Nam khi giao dịch với đối tác khách hàng nói chung kể cả Công ty HES trong thời gian tới cần hết sức thận trọng trong giao dịch, ký hợp đồng mua bán với đầy đủ các điều khoản xử lý tranh chấp, thanh toán, đặc biệt là việc xử lý khi giao hàng chậm, cân nhắc khi chấp nhận bán hàng với giá thấp nhưng yêu cầu chất lượng cao (dẫn đến khó cung cấp đủ số lượng theo yêu cầu với chất lượng cao, giá rẻ) để tránh lặp lại những vướng mắc phát sinh điển hình như trên trong thời gian qua đã xảy ra.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, tôn trọng cam kết hợp đồng, giao hàng đúng hạn để tránh rủi ro có thể phát sinh về sau. Đồng thời, cần tiếp tục nâng cao trau dồi nghiệp vụ giao dịch thương mại quốc tế. Khi cần có thể liên hệ Hiệp hội để hỗ trợ.

Các chuyên gia cũng cho rằng, trong quá trình thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến việc xác minh đối tác, chắn chắn trong các điều khoản hợp đồng, hình thức thanh toán... để tránh 'bẫy'.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ưu tiên thông quan ngay nông lâm thủy sản xuất khẩu

Ưu tiên thông quan ngay nông lâm thủy sản xuất khẩu

Cục Hải quan yêu cầu tạo điều kiện và ưu tiên thực hiện thông quan ngay đối với hàng hóa xuất khẩu là nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là sầu riêng.
Sẽ thiết lập cơ chế luồng xanh cho trái cây vào vụ

Sẽ thiết lập cơ chế luồng xanh cho trái cây vào vụ

Việt Nam-Trung Quốc sẽ thiết lập cơ chế “luồng xanh nông sản”, ưu tiên thông quan nhanh tại cửa khẩu đối với mặt hàng quả tươi khi vào vụ thu hoạch cao điểm.
Khai phá thị trường hàng tỷ USD từ phụ phẩm nông nghiệp

Khai phá thị trường hàng tỷ USD từ phụ phẩm nông nghiệp

Cám gạo, phụ phẩm thủy sản có thể đem về hàng tỷ USD mỗi năm từ xuất khẩu nếu doanh nghiệp biết tận dụng, đẩy mạnh chế biến và đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Xuất khẩu rau, quả sang Trung Quốc: Chọn chất lượng để đi đường dài

Xuất khẩu rau, quả sang Trung Quốc: Chọn chất lượng để đi đường dài

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau, quả lớn nhất của Việt Nam. Chuẩn hóa sản xuất để giữ thị trường xuất khẩu là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu.
Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm gia cầm lợi thế

Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm gia cầm lợi thế

Ngành chăn nuôi gia cầm đặt mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 20-25% sản lượng thịt và trứng gia cầm. Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm lợi thế là giải pháp quan trọng.

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp phát triển bền vững cho ngành sầu riêng

Bàn giải pháp phát triển bền vững cho ngành sầu riêng

Những hệ lụy từ phát triển nóng của ngành sầu riêng đặt ra bài toán sớm tái cơ cấu để đảm bảo ngành hàng giữ vững được thị phần trong các thị trường trọng điểm.
Đề xuất miễn kiểm tra chuyên ngành với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Đề xuất miễn kiểm tra chuyên ngành với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa nhập khẩu giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống nhưng mỗi năm tổng giá trị không quá 48 triệu đồng.
Xuất khẩu cà phê đón tín hiệu tích cực từ EU

Xuất khẩu cà phê đón tín hiệu tích cực từ EU

EU là thị trường lớn nhất của cà phê Việt. EU xếp Việt Nam vào nhóm 'rủi ro thấp' về phá rừng giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường này.
Dự thảo Nghị định về quy tắc xuất xứ hàng hóa có gì mới?

Dự thảo Nghị định về quy tắc xuất xứ hàng hóa có gì mới?

Dự thảo Nghị định mới về xuất xứ hàng hóa mở rộng quyền lợi, gỡ vướng pháp lý, tạo thuận lợi thực chất cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu sầu riêng

Thủ tướng giao Bộ Công Thương mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu sầu riêng

Thủ tướng giao Bộ Công Thương phát triển thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm sầu riêng Việt Nam, chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.
Thương vụ nêu kỳ vọng từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam

Thương vụ nêu kỳ vọng từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam

Chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội mới để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại.
Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary kỳ vọng, chuyến thăm của Tổng thống Sulyok Tamas tới Việt Nam mở ra những cánh cửa mới cho quan hệ thương mại, kinh tế hai nước.
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 23/5, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá.
Nông sản Việt: Thích ứng với

Nông sản Việt: Thích ứng với 'cuộc chơi' thị trường

Không còn là "cuộc chơi" của giá rẻ hay thị trường “dễ tính”, nông sản Việt buộc phải chuyển mình để thích ứng với các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS).
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho dự thảo nghị định mới về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho dự thảo nghị định mới về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo nghị định mới về xuất xứ hàng hóa, nhằm hoàn thiện khung pháp lý, phù hợp thực tiễn và cam kết hội nhập.
Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm nhập gà đông lạnh

Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm nhập gà đông lạnh

Cùng với tăng sản xuất trong nước, thịt gà nhập khẩu cũng tăng. Từ 2020-2024, Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm để nhập 200-300 nghìn tấn thịt gà đông lạnh
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để chinh phục thị trường Thái Lan?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để chinh phục thị trường Thái Lan?

Để thâm nhập hiệu quả thị trường Thái Lan, doanh nghiệp Việt cần vượt rào cản kỹ thuật, chủ động cải tiến, cập nhật xu hướng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành đạt trên 440 triệu USD

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành đạt trên 440 triệu USD

Tính đến ngày 15/5, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Kim Thành, tỉnh Lào Cai đạt 446 triệu USD; số thu ngân sách đạt trên 300 tỷ đồng.
Gần 1.000 mã số cấp mới, sầu riêng rộng cửa xuất khẩu

Gần 1.000 mã số cấp mới, sầu riêng rộng cửa xuất khẩu

Tháng 7 tới, sầu riêng vào chính vụ thu hoạch, việc có thêm gần 1.000 mã số được Hải quan Trung Quốc cấp mới mở cơ hội cho sầu riêng tại thị trường này.
Đưa xuất khẩu rau quả trở lại đường đua

Đưa xuất khẩu rau quả trở lại đường đua

5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận một số điều chỉnh trong xuất khẩu rau quả, nhưng xu hướng chung của ngành vẫn đang phát triển tích cực và bền vững.
Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo

Ngày 20/5/2025, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cùng Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị về công tác điều hành xuất khẩu gạo năm 2025.
Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5%

Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5%

Mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng được giảm từ 10% xuống còn 5% trong thời gian từ nay đến hết năm 2026.
Thúc đàm phán FTA Việt Nam-EFTA, tạo đột phá thương mại với Na Uy

Thúc đàm phán FTA Việt Nam-EFTA, tạo đột phá thương mại với Na Uy

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam kỳ vọng, FTA Việt Nam - EFTA sẽ đạt thêm nhiều tiến triển trong năm nay để hai nước Việt Nam - Na Uy mở rộng thương mại, đầu tư.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia

Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia với thuế suất ưu đãi 0% giai đoạn 2025-2026.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »