Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 được tổ chức cùng Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam.
Sắp diễn ra Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024 Khai mạc Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu 'Nghệ nhân nhân dân', 'Nghệ nhân ưu tú' lĩnh vực thủ công mỹ nghệ

Sáng 9/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 gắn với Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024
Toàn cảnh Họp báo

Thực hiện Quyết định số 2831/QĐ-BNN-KTHT ngày 14/8/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 gắn với Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024.

Thông tin về Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn – cho biết, Hội thi nhằm tôn vinh, khơi dậy và khuyến khích các tác giả phát huy ý tưởng sáng tạo nhằm tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, vừa có tính kỹ thuật, mỹ thuật, ứng dụng cao và đáp ứng được các tiêu chí về phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; Thông qua Hội thi nhằm góp phần vào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Kết nối giữa các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ với các làng nghề, làng nghề truyền thống để thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm và cải thiện thu nhập cho người lao động. Tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá các làng nghề, phố nghề truyền thống trên cả nước, góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển làng nghề. Những tác giả đạt giải Hội thi sẽ là một trong những điều kiện để đề xuất công nhận nghệ nhân các cấp .

Tất cả các tổ chức, cá nhân không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có khả năng sáng tác, sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ phù hợp quy chế đều có thể tham gia cuộc thi.

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tham gia Hội thi thuộc 05 nhóm đáp ứng được tiêu chí theo Quy chế Hội thi được ban hành, gồm: Nhóm gốm sứ và thủy tinh; Nhóm dệt, thêu đan, móc; Nhóm mây, tre, lá tự nhiên; Nhóm đá, gỗ mỹ nghệ, sơn mài, khảm trai; Nhóm khác (sừng, kim khí, hoa, tranh, …).

Ban Tổ chức tiếp nhận sản phẩm dự thi bắt đầu từ ngày 28/10/2024 đến hết ngày 01/11/2024 (Tiếp nhận sản phẩm trong giờ hành chính) tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam - Địa chỉ số 02 Hoa Lư, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Thời gian chấm thi: Bắt đầu từ 04/11/2024.

Cơ cấu giải thưởng (của 05 nhóm sản phẩm) gồm 05 giải nhất; 10 giải nhì; 15 giải ba; 15 giải khuyến khích. Các sản phẩm đạt giải và các tác phẩm tiêu biểu của hội thi sẽ được trưng bày tại Triển lãm "Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam" tổ chức tại tỉnh Nghệ An (từ 22-26/11/2024).

Sau khi có kết quả, Cơ quan thường trực Hội thi công bố công khai danh sách các sản phẩm của các tác giả, nhóm tác giả đạt giải trên Website: http://www.sanphamthucongmynghe.gov.vn; http://www.dcrd.gov.vn. Việc tổ chức trao giải Hội thi trong khuôn khổ Lễ khai mạc Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” tại tỉnh Nghệ An (tháng 11 năm 2024).

Thông tin về Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”, đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch cho hay, đây là hoạt động văn hóa chào mừng Ngày Di sản hoá Việt Nam (23/11) nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và sản phẩm du lịch đặc sắc của đất nước con người Việt Nam, khẳng định tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch giữa các địa phương trong cả nước, tạo động lực thu hút mạnh mẽ các nguồn lực phát triển du lịch, nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm giới thiệu, các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của các làng nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các vùng, miền, động viên, khích lệ tinh thần lao động sáng tạo của các nghệ nhân, là dịp để các nghệ nhân giao lưu, quảng bá về tiềm năng du lịch làng nghề, mở rộng mối quan hệ giữa các làng nghề truyền thống, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Các hoạt động tại Triển lãm góp phần tăng cường giao lưu giữa các địa phương trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, quảng bá về du lịch;…

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 22-26/11/2024 tại tỉnh Nghệ An. Tại đây sẽ Trưng bày những tư liệu; ảnh giới thiệu “Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh Việt Nam”; Đặc trưng di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam; Triển lãm “Những bài thơ của Bác Hồ trên Sen thư pháp”; Không gian văn hóa trà Việt tại Nhà trưng bày Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An. Trình diễn nghệ thuật điêu khắc ánh sáng hình ảnh Làng Sen quê Bác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập. Bản đồ Việt Nam. Hình ảnh núi non Đất Việt tại Bảo tàng Nghệ An. Triển lãm “Áo dài Việt Nam” tại Bảo tàng Nghệ An.

Lễ Khai mạc Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” sẽ diễn ra vào 19h30' ngày 22/11/2024 tại sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, TP Vinh.

Giải đáp thắc mắc của báo chí tại họp báo, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn nhấn mạnh tới nội dung di sản trầm tích trong sản phẩm làng nghề và các làng nghề Việt. Đúng như khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan từng đánh giá là các sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị vật chất, kinh tế mà còn là trầm tích văn hóa hàng ngàn năm đúc rút lại dưới bàn tay tài hoa, tình xảo của nghệ nhân Việt tiếp nối từ đời này qua đời khác.

Cũng theo ông Lê Đức Thịnh, kể từ năm 2019, với Hội thi lần đầu tiên về sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt thì đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là đơn vị duy nhất tổ chức hoạt động thi quy mô quốc gia với một Hội đồng giám khảo uy tín, tài năng.

“Đồng thời cũng qua các hội thi này, chúng tôi không chỉ tôn vinh các nghệ nhân, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu mà còn tạo “sân chơi” bổ ích, thiết thực cho nghệ nhân nhằm tôn vinh cũng như khơi dậy ý tưởng sâng tạo mới nhất là với các sản phẩm nghệ thuật theo hướng quà tặng, tạo cơ hội tập huấn và giao lưu chia sẻ kiến thức, kỹ năng nhất là tăng cường thông tin thị trường cho nghệ nhân, đáp ứng nhu cầu thời đại mới”, ông Lê Đức Thịnh nhấn mạnh.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: làng nghề truyền thống

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương hiệu sản phẩm OCOP: Niềm tin người dùng nông thôn mới

Thương hiệu sản phẩm OCOP: Niềm tin người dùng nông thôn mới

Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, nhiều sản phẩm OCOP đã trở thành niềm tin tiêu dùng của người dân nông thôn, từng bước chinh phục thị trường hiện đại.
Thái Bình: An Ấp đổi thay từ xây dựng nông thôn mới nâng cao

Thái Bình: An Ấp đổi thay từ xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nhờ chủ trương xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt của vùng quê xã An Ấp (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã "thay da đổi thịt" từng ngày.
Cải tạo lưới điện nông thôn, nâng chất lượng sống vùng miền núi

Cải tạo lưới điện nông thôn, nâng chất lượng sống vùng miền núi

Chương trình cấp điện nông thôn, các tỉnh miền núi phía Bắc tăng tốc nhiều dự án đưa điện lưới về bản, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống dân sinh.
Phát triển chợ nông thôn mới: Thu hút nguồn lực xã hội hóa

Phát triển chợ nông thôn mới: Thu hút nguồn lực xã hội hóa

Đầu tư xây dựng chợ nông thôn mới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Bán lẻ hiện đại: Thay đổi diện mạo thị trường nông thôn

Bán lẻ hiện đại: Thay đổi diện mạo thị trường nông thôn

Không chỉ phục vụ nhu yếu phẩm, hệ thống bán lẻ hiện đại về nông thôn còn tích hợp dịch vụ thanh toán hóa đơn, từng bước tạo điểm chạm tiện ích cho người dân.

Tin cùng chuyên mục

‘Quả ngọt’ từ chương trình nông thôn mới

‘Quả ngọt’ từ chương trình nông thôn mới

Nhiều vùng nông thôn mới đang ‘thay da đổi thịt’ với diện mạo hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được nét truyền thống và sự yên bình đáng quý.
Thái Bình: Thái Thụy đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Thái Bình: Thái Thụy đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Thái Thụy (Thái Bình) đang tạo nên những miền quê đổi thay rõ nét, đời sống người dân ngày càng khởi sắc.
Ánh sáng từ phong trào

Ánh sáng từ phong trào 'Thắp sáng đường quê' nông thôn mới

Những công trình 'Thắp sáng đường quê' do Đoàn Thanh niên triển khai đang góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới tại Hưng Hà (Thái Bình).
Thái Bình: Thái Thụy lan tỏa phong trào thắp sáng đường quê nông thôn mới

Thái Bình: Thái Thụy lan tỏa phong trào thắp sáng đường quê nông thôn mới

Chương trình “Thắp sáng đường quê nông thôn mới” tại huyện Thái Thụy, Thái Bình đang trở thành phong trào ý nghĩa, tạo khí thế mới trong xây dựng nông thôn mới.
Ứng dụng công nghệ số nâng tầm sản phẩm nông thôn mới

Ứng dụng công nghệ số nâng tầm sản phẩm nông thôn mới

Ứng dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc là giải pháp then chốt giúp sản phẩm chủ lực tại các xã nông thôn mới nâng giá trị, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Cơ sở bán lẻ đạt chuẩn nông thôn mới kích cầu hàng Việt

Cơ sở bán lẻ đạt chuẩn nông thôn mới kích cầu hàng Việt

Tiêu chí cơ sở bán lẻ chuẩn nông thôn mới được nhiều tỉnh thành triển khai, từ cửa hàng tiện lợi đến kinh doanh tổng hợp hiện đại, đáp ứng nhu cầu người dân.
Xây dựng nông thôn mới bằng mô hình hợp tác xã liên kết chuỗi

Xây dựng nông thôn mới bằng mô hình hợp tác xã liên kết chuỗi

Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang trở thành “chìa khóa vàng” giúp các hợp tác xã nông nghiệp thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, thiếu đầu ra.
Chuẩn hóa chợ thực phẩm để xây dựng nông thôn mới an toàn

Chuẩn hóa chợ thực phẩm để xây dựng nông thôn mới an toàn

Nhiều chợ truyền thống ở nông thôn được cải tạo theo chuẩn an toàn thực phẩm, góp phần hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới và cải thiện chất lượng sống người dân.
Thương mại điện tử tiếp sức sản phẩm chủ lực nông thôn mới

Thương mại điện tử tiếp sức sản phẩm chủ lực nông thôn mới

Trong chương trình nông thôn mới, thương mại điện tử trở thành công cụ hiệu quả giúp tiêu thụ sản phẩm chủ lực, mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho người dân.
Điện an toàn, ổn định: Động lực phát triển nông thôn mới

Điện an toàn, ổn định: Động lực phát triển nông thôn mới

Nhiều địa phương đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp hệ thống điện, bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định, góp phần hoàn thành tiêu chí số 4 trong xây dựng nông thôn mới.
OCOP nâng tầm thương hiệu, xây dựng nông thôn mới bền vững

OCOP nâng tầm thương hiệu, xây dựng nông thôn mới bền vững

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang trở thành động lực trong xây dựng nông thôn mới bền vững, giúp thương hiệu địa phương vươn ra thị trường quốc tế.
Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Thành công sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quy trình Hợp Trí, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tháp Mười đề xuất nhân rộng lên 1.200 ha.
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Viện Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) vừa công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ CRISPR-Cas SDN-1.
Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại ở nông thôn giúp người dân tiếp cận hàng hóa chất lượng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững rất cần có sự đồng hành của 5 nhà: Nhà nước, nhà băng, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông.
Hạ tầng điện đồng bộ, nông thôn mới đổi thay từng ngày

Hạ tầng điện đồng bộ, nông thôn mới đổi thay từng ngày

Hệ thống điện nông thôn được đầu tư đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất và góp phần hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới.
Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Việc triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại vùng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng sống và đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Từ nông dân, hợp tác xã đến doanh nghiệp, tất cả đang từng bước ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn, tạo nền tảng bền vững phát triển kinh tế.
Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Trên diện tích cà phê quen thuộc, nông dân Kon Tum đã mạnh dạn đưa cây mắc ca trồng xen canh, mang lại thu nhập ổn định, gấp đôi so với canh tác thông thường.
Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm để tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »