Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới

Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) là giải pháp toàn diện thực hiện đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới.
Đổi mới xây dựng pháp luật, dứt khoát từ bỏ tư duy ‘không quản được thì cấm' Bộ Công Thương: Chuyển đổi tư duy xây dựng và thi hành pháp luật 7 đột phá trong quy trình xây dựng pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

- Xin Thứ trưởng cho biết chủ trương, quan điểm về việc xây dựng dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và quá trình thực hiện của Bộ Tư pháp?

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) là một dự án luật đặc biệt quan trọng vì nó tác động đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật, là “luật làm luật”, giải pháp toàn diện thực hiện đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, nhằm thực hiện hiệu quả một trong ba đột phá chiến lược theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và kết luận của Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc”, trong đó đề ra nhiệm vụ cần khẩn trương sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ngày 3/1/2025, Bộ Chính trị đã cho ý kiến đối với Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả do Đảng đoàn Quốc hội trình. Ngày 6/1/2025, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn số 12918-CV/VPTW về việc đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả và ngày 20/1/2025, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 119-KL/TW về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, trong đó nêu rõ 7 nội dung cần được thể chế hóa trong quá trình xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Cụ thể, một là, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; xác định rõ việc lãnh đạo công tác xây dựng thể chế, hoàn thiện pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức đảng; thực hiện nghiêm túc Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị.

Hai là, đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật.

Ba là, tiếp tục đơn giản hóa hệ thống pháp luật, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy.

Bốn là, đổi mới mạnh mẽ việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội theo hướng vừa có chiến lược, định hướng dài hạn, vừa có chương trình hằng năm linh hoạt, bám sát thực tiễn cuộc sống.

Năm là, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm dân chủ, chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ áp dụng trên thực tế, tiết kiệm thời gian, chi phí, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Sáu là, tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong việc chủ động, tích cực tham gia xây dựng pháp luật; hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, giải trình và tiếp thu ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Bảy là, phát triển nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, thành thạo chuyên môn.

Về quá trình thực hiện, Bộ Tư pháp đã tập trung tối đa mọi nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng hồ sơ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Mặc dù, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn, tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng của dự án Luật, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp chủ động thực hiện đầy đủ các bước theo quy định của Luật hiện hành.

Hiện nay, dự thảo Luật được bố cục gồm 8 chương, 72 điều (giảm 09 chương, 101 điều so với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015), trong đó có sự đổi mới rất căn bản, có những nội dung mang tính chất “đột phá” trong quy trình làm luật, Luật gọn hơn nhưng chất lượng phải tốt hơn, đây là yêu cầu xuyên suốt quá trình xây dựng dự thảo này.

- Thưa Thứ trưởng, thực tiễn hiện nay cho thấy, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có “độ trễ” nhất định so với sự phát triển của thực tiễn, điều này dẫn đến tình trạng nhiều vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa có pháp luật điều chỉnh, vấn đề này được khắc phục như thế nào trong dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)?

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Để khắc phục vấn đề “độ trễ” của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, dự thảo Luật đã đưa ra 2 nhóm giải pháp.

Thứ nhất, đổi mới căn bản quy trình lập chương trình xây dựng pháp luật để bảo đảm sự linh hoạt, kịp thời phản ứng chính sách. Cụ thể, tách quy trình xây dựng chính sách ra khỏi chương trình lập pháp hàng năm để giao cho Chính phủ hoặc cơ quan trình chịu trách nhiệm nghiên cứu, thông qua chính sách làm cơ sở cho việc quy phạm hóa văn bản Luật trước khi trình Quốc hội và Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chương trình lập pháp hằng năm theo nguyên tắc chỉ đưa vào chương trình những dự án được Chính phủ hoặc cơ quan trình xây dựng bảo đảm chất lượng.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới
Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn - Ảnh minh họa

Thứ hai, về quy trình thông qua văn bản luật, dự thảo Luật quy định quy trình thông qua các đạo luật trong 1 kỳ họp. Đồng thời, quy định rõ, đơn giản hóa quy trình, thủ tục rút gọn và bổ sung quy trình thông qua văn bản trong trường hợp đặc biệt đối với các dự án, dự thảo văn bản xử lý các tình huống khẩn cấp và quan trọng quốc gia sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Nhiều ý kiến quan tâm đến nội dung “Cơ quan trình dự án luật chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự án luật do mình trình” tại dự thảo Luật, Thứ trưởng có thể nói rõ hơn về quy định này?

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Thể chế hóa chủ trương đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) quy định cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật.

Quy định này nhằm phân định rõ vai trò, nhiệm vụ cũng như tăng cường cơ chế phối hợp giữa của cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quá trình trình, thẩm tra, cho ý kiến, chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật.

Cụ thể, cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật theo ý kiến của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan soạn thảo văn bản là phải chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản quy phạm pháp luật;

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là cơ quan thẩm tra (thẩm tra dự án luật khi được trình sang Quốc hội và cho ý kiến đối với báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo của cơ quan trình); Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án luật trước khi trình ra Quốc hội và cho ý kiến đối với Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo. Đối với những vấn đề quan trọng, vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của cơ quan trình hoặc đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để làm cơ sở cho việc chỉnh lý.

Quy định tại dự thảo Luật nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ thông qua việc xác định trách nhiệm xuyên suốt quá trình xây dựng dự án luật của cơ quan soạn thảo từ khâu nghiên cứu chính sách đến đề xuất, soạn thảo, trình và chỉnh lý dự thảo; đồng thời, bảo đảm sự gắn kết với khâu tổ chức thực hiện văn bản sau khi được Quốc hội thông qua. Tôi cho rằng đây là vấn đề hết sức mới và cũng là giải pháp căn bản, quan trọng để nâng cao chất lượng thể chế trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Một trong 4 dự án Luật quan trọng được Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV ngày 12/2/2025 thảo luận là dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật - một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng thăm chính thức Malaysia và dự Hội nghị ASEAN 46

Thủ tướng thăm chính thức Malaysia và dự Hội nghị ASEAN 46

Tối ngày 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã lên đường thăm chính thức Malaysia.
Sẵn sàng cho Hội nghị ASEAN 46 và các sự kiện liên quan

Sẵn sàng cho Hội nghị ASEAN 46 và các sự kiện liên quan

Ngày 24/5, tại Kuala Lumpur, Malaysia, các Quan chức cao cấp trong ASEAN đã họp trù bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan.
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi thao túng thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi thao túng thị trường vàng

Thủ tướng nhấn mạnh một số động thái của các doanh nghiệp tham gia thị trường vàng có tính thao túng, găm hàng, đội giá...
Chính phủ kết luận về phân quyền trong lĩnh vực Công Thương

Chính phủ kết luận về phân quyền trong lĩnh vực Công Thương

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã có kết luận cụ thể với một số nội dung trong hai nghị định về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực Công Thương.
Đề xuất áp giá trần, nới cơ chế nhà ở xã hội

Đề xuất áp giá trần, nới cơ chế nhà ở xã hội

Đại biểu Phan Đức Hiếu đề xuất áp dụng phương án áp giá trần, để doanh nghiệp chủ động triển khai, qua đó tiết kiệm thời gian trong xây dựng nhà ở xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng biểu dương Bộ Công Thương phát hiện, xử lý nhiều vụ hàng giả

Thủ tướng biểu dương Bộ Công Thương phát hiện, xử lý nhiều vụ hàng giả

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục cao điểm chống hàng giả; biểu dương Bộ Công Thương và các địa phương xử lý kịp thời nhiều vụ hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ...
Tầm nhìn chiến lược và dấu ấn của Chủ tịch nước Trần Đức Lương với ngành Dầu khí

Tầm nhìn chiến lược và dấu ấn của Chủ tịch nước Trần Đức Lương với ngành Dầu khí

Ông Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam có bài viết về vai trò và những dấu ấn của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương với ngành Dầu khí.
Thủ tướng đánh giá cao kết quả các vòng đàm phán thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Thủ tướng đánh giá cao kết quả các vòng đàm phán thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan trong công tác chuẩn bị, tiến hành vòng đàm phán thứ 2 Việt Nam- Hoa Kỳ.
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Không nên tính dư nợ cũ khi vay xây nhà ở xã hội

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Không nên tính dư nợ cũ khi vay xây nhà ở xã hội

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, để doanh nghiệp tiếp cận được các dự án xây nhà ở xã hội, không tính dư nợ cũ khi doanh nghiệp vay tín dụng cho nhà ở xã hội.
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP. Hồ Chí Minh

Sáng 24/5, Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) với sự có mặt của lãnh đạo thành phố.
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi

Tại tỉnh Quảng Ngãi, Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể tại đồng thời 3 nơi để các cán bộ, chiến sĩ, người dân đến tiễn biệt.
Điện Biên - Saint Petersburg: Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển xanh

Điện Biên - Saint Petersburg: Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển xanh

Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên chào xã giao Thống đốc Saint Petersburg, thống nhất mở rộng hợp tác công nghệ, giáo dục, du lịch, chuyển đổi số để phát triển bền vững.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và những dấu ấn lớn trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và những dấu ấn lớn trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là người có những đóng góp to lớn trong đối ngoại, đổi với và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Hướng về cội nguồn, thắp lửa truyền thống ngành Công Thương

Hướng về cội nguồn, thắp lửa truyền thống ngành Công Thương

Tại khu di tích lịch sử Bộ Công Thương, đoàn công tác Bộ Công Thương đã dâng hương tri ân, thắp lên niềm tự hào và trách nhiệm tiếp nối di sản cha ông.
Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc

Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
TRỰC TIẾP: Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TRỰC TIẾP: Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Báo Công Thương tiếp sóng trực tiếp Lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội); tại Quảng Ngãi và TP.HCM. Lễ viếng bắt đầu từ 7h ngày 24/5.
Phân cấp, phân quyền ngành Công Thương: Giao quyền cho doanh nghiệp nhà nước

Phân cấp, phân quyền ngành Công Thương: Giao quyền cho doanh nghiệp nhà nước

Phó Thủ tướng lưu ý không chỉ phân cấp cho chính quyền địa phương mà cần nghiên cứu phân cấp thêm cho các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực Công Thương.
Sẽ đánh thuế bất động sản, nhà ở bỏ hoang

Sẽ đánh thuế bất động sản, nhà ở bỏ hoang

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu nghiên cứu việc đánh thuế đối với đất hoang hóa, các dự án bất động sản, nhà ở chậm triển khai.
Luật Đấu thầu sửa đổi: Siết tình trạng nhà thầu bỏ giá thấp bất thường

Luật Đấu thầu sửa đổi: Siết tình trạng nhà thầu bỏ giá thấp bất thường

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Luật Đấu thầu sửa đổi cho phép chủ đầu tư chủ động quyết định, chịu trách nhiệm về hình thức lựa chọn nhà thầu và có hậu kiểm.
Phó Thủ tướng: Không để bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 dang dở vì sai phạm cá nhân

Phó Thủ tướng: Không để bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 dang dở vì sai phạm cá nhân

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ai sai phạm thì phải xử lý nghiêm theo quy định, còn công trình phải tiếp tục đầu tư, triển khai thực hiện để đưa vào sử dụng.
Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải đặc biệt quan tâm nguy cơ

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải đặc biệt quan tâm nguy cơ 'đấu thầu hình thức'

Các đại biểu Quốc hội đóng góp nhiều ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện Luật Đấu thầu và Luật PPP, bảo đảm tính minh bạch, đồng bộ và phù hợp thực tiễn triển khai.
Thông qua bổ sung ngân sách hơn 4.000 tỷ đồng từ nguồn viện trợ nước ngoài

Thông qua bổ sung ngân sách hơn 4.000 tỷ đồng từ nguồn viện trợ nước ngoài

Quốc hội tán thành bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng ngân sách chi thường xuyên từ nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài, phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương...
Infographic | Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Infographic | Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Trong hơn 50 năm hoạt động cách mạng, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Quy định mới về thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực

Quy định mới về thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Quy định 287 về thu hồi tài sản do tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »