Đề xuất áp giá trần, nới cơ chế nhà ở xã hội

Đại biểu Phan Đức Hiếu đề xuất áp dụng phương án áp giá trần, để doanh nghiệp chủ động triển khai, qua đó tiết kiệm thời gian trong xây dựng nhà ở xã hội.
Đề xuất bổ sung quy định phòng ngừa trục lợi chính sách trong phát triển nhà ở xã hội Bộ Xây dựng thúc tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội Đại biểu Hoàng Văn Cường: Không nên tính dư nợ cũ khi vay xây nhà ở xã hội

Sáng 24/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Bên cạnh các tiêu chí về thuê, mua, cơ chế tiếp cận vốn, giá nhà ở xã hội… một số đại biểu cũng quan tâm đến mở rộng đối tượng thụ hưởng và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thay vì chỉ phục vụ cho công nhân khu công nghiệp.

Đề xuất Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước được phép xây nhà ở xã hội

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn Quảng Ninh) bày tỏ sự đồng tình với tinh thần tiếp thu và chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, bà nhấn mạnh cần kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn cả về chính sách và thực tiễn.

Nguyễn Thị Thu Hà
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn Quảng Ninh). Ảnh: QH

Tôi đề nghị bổ sung các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào nhóm đối tượng được phép đầu tư xây dựng nhà ở xã hội”- đại biểu đề nghị.

Lý giải đề xuất trên, đại biểu cho biết, thực tế từ Quảng Ninh, nhu cầu nhà ở cho công nhân ngành than và lực lượng vũ trang hiện nay rất lớn. Song chưa có quy định cụ thể về quản lý, vận hành, cũng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho mô hình này.

Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh hiện nay phải tự vận dụng, triển khai xây dựng mô hình nhà tập thể hoặc nhà nghỉ ca cho công nhân ngành than. Luật Nhà ở năm 2023 có bổ sung một chương riêng về nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, nhưng loại hình nhà tập thể của ngành than lại không áp dụng được.

Nguyên nhân là do việc đầu tư xây dựng các nhà tập thể này nằm trên đất thương mại dịch vụ, không phải đất ở trong khu công nghiệp”- bà Hà cho biết.

Vị nữ đại biểu tỉnh Quảng Ninh đề xuất, cho phép các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được xây dựng nhà lưu trú trên đất thương mại dịch vụ, đồng thời bổ sung cơ chế ưu đãi tài chính tương tự các dự án nhà ở xã hội.

Đồng thời, đại biểu Hà đề nghị cần có cơ chế hướng dẫn rõ ràng, minh bạch về việc tính tiền sử dụng đất và thủ tục đầu tư cho phần quỹ đất 20% trong dự án nhà ở xã hội. Bà cho rằng, việc áp dụng đầy đủ trình tự thủ tục như các dự án thương mại thông thường đã làm kéo dài thời gian triển khai, gây lãng phí nguồn lực và chậm tiến độ cung ứng nhà ở xã hội.

Áp dụng giá trần, nới cơ chế nhà ở xã hội

Đánh giá cao bước cải tiến trong dự thảo nghị quyết khi gộp thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và giao thực hiện dự án nhà ở xã hội. Tuy nhiên, đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn Thái Bình) cho rằng, vẫn còn sự dè dặt trong thiết kế thủ tục, dẫn tới nguy cơ tồn tại nhiều đầu mối, nhiều khâu xin ý kiến, làm chậm tiến độ thực hiện.

Phan Đức Hiếu
Đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn Thái Bình). Ảnh: QH

Theo tôi, cần cắt bỏ hoàn toàn thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, thay vào đó xây dựng một thủ tục giao duy nhất, giao thẩm quyền cho một cơ quan đầu mối, một quy trình thống nhất, với thời hạn rõ ràng. Đây mới thực sự là cải cách mạnh mẽ, phù hợp tinh thần Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị”- ông Hiếu nhấn mạnh.

Về giá bán nhà ở xã hội, ông Hiếu thẳng thắn chỉ ra sự phức tạp, mất thời gian, chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi vẫn duy trì quy trình xác định giá, kiểm toán trước, sau.

Ông đề xuất thay đổi tư duy, áp dụng phương án áp giá trần, để doanh nghiệp chủ động triển khai, qua đó tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giúp giá nhà ở xã hội thực sự rẻ hơn, tránh làm tăng chi phí vô hình và rủi ro không đáng có.

Đồng tình với đề xuất của đại biểu Thu Hà về việc cho phép xây dựng nhà lưu trú cho công nhân ngoài khu công nghiệp. Đại biểu Phan Đức Hiếu cho rằng, quy định hiện hành còn quá cứng nhắc, không phản ánh được nhu cầu thực tế của những địa phương như Quảng Ninh, nơi công nhân ngành mỏ có nhu cầu lớn nhưng không thể “khoanh cả tỉnh thành khu công nghiệp”. Ông đề nghị mạnh dạn giao quyền thí điểm cho các địa phương có nhu cầu thực sự.

Bên cạnh đó, ông Hiếu nêu bất cập: Khi doanh nghiệp đã xây nhà lưu trú cho công nhân nhưng không sử dụng hết, họ cũng không được phép cho công nhân của doanh nghiệp khác thuê, dẫn tới lãng phí nguồn lực. Theo ông, đã là thí điểm thì nên nới lỏng, cho phép linh hoạt hơn.

Đại biểu cũng đề xuất bổ sung vào nghị quyết một cơ chế xử lý các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực nhưng chưa triển khai. Theo đại biểu, cần cho phép các dự án này lựa chọn phương án nộp tiền, hoặc xây dựng tại địa điểm phù hợp với quy hoạch của tỉnh, thay vì “bó cứng” phải tiếp tục xây nhà ở xã hội.

"Việc nới cơ chế này không chỉ tránh rủi ro, mà còn đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn chính quyền địa phương"- ông khẳng định.

Gỡ "nút thắt" cho 1 triệu căn nhà ở xã hội

Tiếp thu giải trình ý kiến đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho biết, thực hiện Quyết định 44 của Chính phủ về phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội, đến nay, cả nước đã triển khai 679 dự án, hoàn thành 623.000 căn hộ. Tuy nhiên, kết quả vẫn còn khiêm tốn: Mới hoàn thành 15% chỉ tiêu trong năm 2025, tương đương 73.000 căn hộ, trong khi vẫn còn 19.500 căn mới được khởi công.

Trần Hồng Minh
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu nêu. Ảnh: QH

"Tính chung, cả nước hiện mới đạt khoảng 48% so với yêu cầu và nhu cầu đặt ra đến năm 2030"- Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho hay.

Bộ trưởng thẳng thắn chỉ rõ: Nguyên nhân chính của tình trạng chậm trễ nằm ở hàng loạt “điểm nghẽn” từ cơ chế, thể chế, chính sách đến quy trình, thủ tục triển khai thực hiện.

Do đó, Bộ Xây dựng đã trực tiếp đề xuất Chính phủ tháo gỡ bằng các cơ chế, chính sách đặc thù, nhằm thu hút, khuyến khích nhà đầu tư tham gia các dự án nhà ở xã hội.

Theo ông Minh, vướng mắc tập trung ở hai nhóm vấn đề lớn. Thứ nhất là quỹ đất và đối tượng thụ hưởng. Các địa phương phải chủ động bố trí quỹ đất, điều chỉnh quy hoạch và đảm bảo tái định cư, song hiện nay vẫn chưa làm tốt. Quỹ tín dụng hỗ trợ người có nhu cầu về nhà ở xã hội cũng chưa được giải ngân hiệu quả, mới đạt chưa đến 3% trong 5 năm, khiến nhà đầu tư nản lòng.

Thứ hai là những thủ tục, quy trình phức tạp, kéo dài. Bộ trưởng dẫn chứng: Quy trình giao chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội qua đấu thầu hiện mất khoảng 300 ngày, Bộ đang đề xuất giảm còn 75 ngày. Các thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết cũng tiêu tốn hơn 100 ngày; nếu lồng ghép hợp lý, có thể rút ngắn xuống chỉ còn 35 ngày.

Về vấn đề giá bán nhà ở xã hội, Bộ trưởng Minh cho biết, không thể áp dụng giá sàn chung trên toàn quốc do chênh lệch lớn về chi phí vật liệu, nhân công giữa các địa phương.

"Thay vào đó, sẽ có hướng dẫn để từng tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế phê duyệt giá bán. Quan điểm của bộ là giá bán nhà ở xã hội chỉ được phép chênh lệch tối đa 10% so với giá thành, đảm bảo không làm tăng gánh nặng chi phí cho người dân"- ông Minh thông tin.

Trần Hồng Minh
Toàn cảnh phiên họp sáng 24/5. Ảnh: QH

Ông Minh khẳng định, với những điều chỉnh mang tính đột phá về cơ chế, thủ tục, việc triển khai 1 triệu căn nhà ở xã hội sẽ đạt được kết quả tốt hơn, góp phần ổn định an sinh xã hội và phát triển kinh tế, xã hội đất nước.

Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, sẽ cùng với tiểu ban soạn thảo điều chỉnh trong những ngày tới để cơ chế chính sách này được triển khai đến các địa phương và được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng giao Bộ Công Thương bảo đảm cung cấp điện và an toàn hồ đập

Thủ tướng giao Bộ Công Thương bảo đảm cung cấp điện và an toàn hồ đập

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo bảo đảm cung cấp điện, triển khai các biện pháp cần thiết chủ động bảo đảm an toàn cho các hồ đập thủy điện.
Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2026 tăng khoảng 10 - 12%

Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2026 tăng khoảng 10 - 12%

Xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2026, phấn đấu dự toán thu nội địa bình quân cả nước tăng khoảng 10 - 12% so với đánh giá ước thực hiện năm 2025.
Rà soát bất cập quản lý thực phẩm chức năng

Rà soát bất cập quản lý thực phẩm chức năng

Hệ thống kiểm tra, cấp phép cho ngành thực phẩm chức năng đang tồn tại nhiều kẽ hở, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát, báo cáo rõ các bất cập trong quản lý.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hungary là

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hungary là 'cửa ngõ' quan trọng giúp Việt Nam mở rộng hợp tác với EU

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Việt Nam coi Hungary là ''cửa ngõ'' quan trọng để tăng cường hợp tác với Trung Đông Âu và Liên minh châu Âu (EU).
Hợp tác bảo tàng Việt Nam- Pháp: Cầu nối giao lưu văn hóa, thắt chặt tình hữu nghị

Hợp tác bảo tàng Việt Nam- Pháp: Cầu nối giao lưu văn hóa, thắt chặt tình hữu nghị

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ hợp tác cùng Bảo tàng Caen (Pháp), mở ra kỷ nguyên giao lưu văn hóa, bảo tồn ký ức chiến tranh xuyên quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở rộng nhập khẩu, xóa bỏ thế độc quyền Nhà nước về vàng miếng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở rộng nhập khẩu, xóa bỏ thế độc quyền Nhà nước về vàng miếng

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo xóa bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng một cách có kiểm soát trên nguyên tắc Nhà nước vẫn quản lý hoạt động sản xuất
Bàn giải pháp phát triển bền vững ngành bán hàng đa cấp

Bàn giải pháp phát triển bền vững ngành bán hàng đa cấp

Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp năm 2024 tại các tỉnh, thành phía Nam.
Việt Nam - Hungary nhất trí tăng cường hợp tác về năng lượng, công nghiệp thực phẩm

Việt Nam - Hungary nhất trí tăng cường hợp tác về năng lượng, công nghiệp thực phẩm

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Hungary nhất trí tăng cường hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực thế mạnh của Hungary như công nghệ thông tin, năng lượng…
Xây dựng cơ chế điều phối liên ngành để phát triển kinh tế biển

Xây dựng cơ chế điều phối liên ngành để phát triển kinh tế biển

Muốn phát triển bền vững kinh tế biển, điều kiện tiên quyết là phải xây dựng và vận hành hiệu quả cơ chế điều phối liên ngành, liên vùng và liên quốc gia.
Hà Nội: Đột kích kho nước hoa khủng không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Đột kích kho nước hoa khủng không rõ nguồn gốc

Sáng 28/5, Đội Quản lý thị trường số 1 (Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội) và các lực lượng chức năng đột kích kho nước hoa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất bổ sung AI, xe điện vào kiểm soát tiêu thụ năng lượng

Đề xuất bổ sung AI, xe điện vào kiểm soát tiêu thụ năng lượng

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung nhóm AI, xe điện, trung tâm dữ liệu vào luật để kiểm soát tiêu thụ năng lượng, tránh lãng phí trong thời đại công nghệ cao.
Việt Nam - Malaysia: Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số, chuyển đổi năng lượng

Việt Nam - Malaysia: Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số, chuyển đổi năng lượng

Hai nước Việt Nam - Malaysia thống nhất mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số, chuyển đổi năng lượng và thương mại song phương theo hướng cân bằng.
Dán nhãn năng lượng vật liệu xây dựng: Tránh lãng phí

Dán nhãn năng lượng vật liệu xây dựng: Tránh lãng phí

Đại biểu Trần Quốc Tuấn đề nghị cần quy định bắt buộc dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng để tránh lãng phí và tiết kiệm năng lượng.
Tổ chức giảm ùn tắc giao thông giúp tiết kiệm năng lượng

Tổ chức giảm ùn tắc giao thông giúp tiết kiệm năng lượng

Tổ chức giao thông hợp lý giúp giảm ùn tắc, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và tăng sức cạnh tranh kinh tế trong đô thị hiện đại.
Sửa đổi Luật Quy hoạch cần đồng bộ, loại bỏ tư duy nhiệm kỳ

Sửa đổi Luật Quy hoạch cần đồng bộ, loại bỏ tư duy nhiệm kỳ

Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị cần lập quy hoạch đồng thời các cấp, đảm bảo kết nối, tránh mâu thuẫn và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ trong công tác lập quy hoạch.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Hungary

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Hungary

Sáng 28/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Sulyok Tamás và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng: Cấp xã phải có vai trò, trách nhiệm trong xây dựng quy hoạch

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng: Cấp xã phải có vai trò, trách nhiệm trong xây dựng quy hoạch

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 28/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Ngày 28/5, Quốc hội thảo luận về Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Ngày 28/5, Quốc hội thảo luận về Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Ngày 28/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Pháp

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Pháp

Việt Nam và Pháp tái khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của việc tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của tất cả quốc gia.
Tổng thống Hungary đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Hungary đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tối 27/5, Tổng thống Hungary Sulyok Tamás và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/5 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tổ chức Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tổ chức Trung ương

Chiều 27/5 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và chủ trì làm việc với Ban Tổ chức Trung ương về kết quả nổi bật từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc bên lề Hội nghị ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc bên lề Hội nghị ASEAN

Ngày 27/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC).
Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN, GCC, Trung Quốc cùng nhau kiến tạo mở ra cơ hội hợp tác chiến lược mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN, GCC, Trung Quốc cùng nhau kiến tạo mở ra cơ hội hợp tác chiến lược mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, ASEAN, GCC và Trung Quốc cùng nhau kiến tạo một môi trường kinh doanh, mở cửa sâu rộng hơn để phát triển mạnh hơn.
Tầm nhìn hợp tác chuyển đổi năng lượng Việt Nam - Pháp

Tầm nhìn hợp tác chuyển đổi năng lượng Việt Nam - Pháp

Hợp tác công - tư chính là cầu nối để Việt Nam - Pháp cùng chia sẻ nguồn lực, giảm thiểu rủi ro và mở rộng quy mô triển khai các giải pháp năng lượng bền vững.
Thủ tướng: ASEAN và GCC nghiên cứu khả thi về một FTA toàn diện

Thủ tướng: ASEAN và GCC nghiên cứu khả thi về một FTA toàn diện

Sáng 27/5, tại Malaysia, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-GCC lần thứ hai.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »