Đại biểu Hoàng Văn Cường: Duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội tạo 'gánh nặng' cho doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng, việc xét duyệt thông tin và hồ sơ của người mua nhà ở xã hội sẽ tạo 'gánh nặng' cho doanh nghiệp.
Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về nhà ở xã hội Vingroup, Becamex, HUD kiến nghị giải pháp gì để phát triển nhà ở xã hội? Doanh nghiệp 'khát' quỹ đất sạch, lo ngại thủ tục kéo dài khi làm nhà ở xã hội

Cần tăng cường phối hợp giữa chính quyền - doanh nghiệp - ngân hàng

Chiều 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội khoá 15 nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc phát triển nhà ở xã hội trong bối cảnh hiện nay. Tại Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27/2/2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội cho các địa phương. Điều này đánh dấu sự chuyển biến từ mô hình phát triển thụ động trước đây, vốn kém hấp dẫn so với bất động sản thương mại, sang một cơ chế chủ động hơn.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, chính sách này tạo điều kiện để các bên liên quan, bao gồm doanh nghiệp, ngân hàng và người dân, chủ động huy động nguồn vốn và lập kế hoạch đầu tư. Sự phối hợp "tam giác" giữa chính quyền, doanh nghiệp và ngân hàng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, đặc biệt trong năm 2025 – thời điểm then chốt để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%.

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội tạo ‘gánh nặng’ cho doanh nghiệp
GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội khóa 15 phát biểu tại hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Bất động sản, đặc biệt là nhà ở xã hội, sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng. Việc phát triển nhà ở xã hội không chỉ giải quyết nhu cầu an cư mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống và tạo xung lực kinh tế - xã hội bền vững”, ông Hoàng Văn Cường nhận định.

Ông Hoàng Văn Cường cho rằng, việc phát triển nhà ở xã hội đang đối mặt với hai thách thức lớn. Trước hết là quỹ đất. Theo đó, hiện nay không gian và mặt bằng dành cho nhà ở xã hội còn hạn chế, khiến người dân và doanh nghiệp khó tiếp cận. Thứ hai đó là nguồn vốn. Ông Cường cho rằng, nếu không giải quyết được vấn đề này, việc tăng trưởng nhà ở xã hội sẽ rất khó đạt được mục tiêu đề ra.

4 kiến nghị trọng tâm để phát triển nhà ở xã hội

Trước thực trạng phát triển nhà ở xã hội hiện nay, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường kiến nghị 4 nội dung: Thứ nhất, cần rà soát lại quy hoạch đất đai dành cho nhà ở xã hội tại các địa phương. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành các tiêu chí cụ thể, tức là đã xác định được nhu cầu. Từ đó, chúng ta có thể tính toán chính xác diện tích đất cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải kiểm tra xem các địa phương đã thực hiện đúng kế hoạch phân bổ quỹ đất này hay chưa. Nếu không có sự giám sát chặt chẽ, việc triển khai nhà ở xã hội sẽ tiếp tục gặp trở ngại, ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp và người dân có nhu cầu thực sự.

Thứ hai, quy hoạch nhà ở xã hội cần được thực hiện tại các vị trí phù hợp với nơi sinh sống của người lao động, đặc biệt là các khu vực đông dân cư. Hiện nay, dù một số địa phương đã bố trí quỹ đất cho nhà ở xã hội, nhưng nhiều vị trí quá xa trung tâm, gây khó khăn trong việc tiếp cận các tiện ích và phương tiện giao thông. Ông Cường cho rằng, nhà ở xã hội cần được đặt gần những khu vực có điều kiện sống cơ bản để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả sử dụng.

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội tạo ‘gánh nặng’ cho doanh nghiệp
Dự án nhà ở xã hội Hạ Đình (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang 'gây sốt' trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Khôi Nguyên

Thứ ba, quy hoạch các khu nhà ở xã hội cần tập trung hóa, thay vì phân tán. Nếu chỉ triển khai các dự án quy mô nhỏ với mức đầu tư hạn chế, sẽ rất khó hình thành các quần thể dân cư có đầy đủ tiện ích cần thiết như y tế, giáo dục và thương mại.

Tôi đồng tình rằng, đối với nhà ở xã hội, cần tăng mật độ xây dựng và quy mô dự án để tạo ra các khu đô thị tập trung đủ lớn. Khi đó, các địa phương mới có thể thu hút đầu tư hạ tầng xã hội, đáp ứng nhu cầu của đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các mô hình đô thị đa chức năng, phù hợp với người lao động, chẳng hạn như các khu đô thị 3 phút (gần nơi làm việc, dịch vụ và giao thông)”, ông Cường cho biết.

Một vấn đề “nóng” được ông Cường đặt ra đó là làm thế nào để thực hiện quy hoạch hiệu quả. Ông Cường cho rằng các địa phương phải chịu trách nhiệm đánh giá và đầu tư hạ tầng cơ bản bên ngoài dự án, như giao thông và tiện ích công cộng. Đây là nhiệm vụ bắt buộc, không thể né tránh. Nếu hạ tầng ngoại khu không được đảm bảo, doanh nghiệp dù có triển khai dự án cũng khó đạt được hiệu quả mong muốn.

Về các dự án lớn, tôi đề xuất cho phép doanh nghiệp đầu tư hạ tầng mềm bên trong, chẳng hạn như cơ sở y tế, giáo dục hoặc dịch vụ cộng đồng. Việc này không chỉ giảm gánh nặng cho chính quyền mà còn hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra các khu dân cư chất lượng cao. Nếu chính sách này được chấp thuận, tôi tin rằng chúng ta sẽ tạo được mặt bằng thuận lợi để doanh nghiệp triển khai nhà ở xã hội một cách hiệu quả và bền vững.

Thứ tư, cần xem xét và đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến phát triển nhà ở xã hội. Ông Cường đưa ra đánh ra, nhiều doanh nghiệp hiện đang gặp phải không ít vướng mắc khiến quá trình triển khai dự án bị cản trở. “Với nhà ở xã hội, chúng ta hoàn toàn có thể chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục và ấn định thời gian xử lý cụ thể. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng kéo dài không cần thiết, đồng thời giảm bớt gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp”, ông Cường kiến nghị.

Cơ quan nhà nước cần đảm nhận xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội

Theo ông Đặng Văn Cường, hiện tại các dự án nhà ở xã hội chưa phải đối mặt với quá nhiều cạnh tranh. Thế nhưng, trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp cùng đăng ký thực hiện một dự án, ông đề xuất cần xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà thầu minh bạch và hiệu quả. Tiêu chí quan trọng nhất nên là thời gian hoàn thành dự án, thay vì chỉ tập trung vào yếu tố chi phí.

Nhằm thực thi hiệu quả nội dung trên, ông Cường kiến nghị thành lập một nhóm đầu mối chịu trách nhiệm giám sát và điều phối, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình lựa chọn.

Cùng với đó, ông Cường cũng đề nghị cơ quan nhà nước cần đảm nhận trách nhiệm xét duyệt thông tin và hồ sơ của người mua nhà ở xã hội, thay vì đẩy gánh nặng này sang doanh nghiệp.

Với công nghệ hiện nay, chúng ta có thể xây dựng một cơ sở dữ liệu tập trung về những đối tượng đủ tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội. Doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào việc cung cấp sản phẩm và thực hiện giao dịch mua bán, chứ không phải chịu trách nhiệm xác minh tính hợp lệ của người mua. Điều này sẽ giảm thiểu rủi ro và tăng tính minh bạch trong quá trình triển khai dự án”, ông Cường kiến nghị.

Đề xuất thành lập Quỹ nhà ở xã hội

Để tăng cường các giải pháp huy động vốn trong nước để phát triển nhà ở xã hội, ông Cường cho rằng, theo Nghị quyết của Quốc hội, việc nghiên cứu thành lập Quỹ nhà ở xã hội đã được đề cập. Ông đề xuất chính thức hình thành quỹ này, sử dụng nguồn tiền từ khoản đóng góp 2% tiền sử dụng đất của các dự án nhà ở xã hội mà doanh nghiệp nộp. Nguồn quỹ này sẽ được dùng để đầu tư phát triển nhà ở xã hội trong tương lai.

Ngoài ra, ông Cường cũng đề xuất áp dụng cơ chế người dân có thể đóng góp trước vào quỹ khi đăng ký mua nhà. Tiêu chí ưu tiên có thể dựa trên mức đóng góp và thời gian tham gia. Cụ thể, ai đóng nhiều tiền và tham gia lâu hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn. Cách làm này không chỉ huy động vốn hiệu quả mà còn giúp phân loại rõ ràng giữa đối tượng có khả năng mua, thuê mua hoặc thuê nhà, thay vì phải đánh giá thủ công từng trường hợp.

Ông Cường cũng đề nghị giao chỉ tiêu cụ thể cho các ngân hàng về phát triển nhà ở xã hội, kèm theo kế hoạch thực hiện chi tiết và hợp lý. Hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đã được triển khai, nhưng tiến độ giải ngân cần được điều chỉnh phù hợp với kế hoạch phát triển mà các địa phương đề ra. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và chính quyền địa phương để đảm bảo nguồn vốn được phân bổ kịp thời và hiệu quả.

Theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, tính đến nay đã có 37/63 UBND tỉnh, thành phố gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. Tổng cộng, chương trình ghi nhận 90 dự án đủ điều kiện tham gia, với số tiền giải ngân đạt 2.845 tỷ đồng.
Khôi Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu – Bài 5: Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm quốc tế

Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu – Bài 5: Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm quốc tế

Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong triển khai những cơ chế đặc biệt, giúp tăng tính minh bạch và công bằng trong ký kết hợp đồng mẫu mua bán căn hộ.
Hưng Yên đấu thầu loạt dự án quy mô hàng nghìn hecta

Hưng Yên đấu thầu loạt dự án quy mô hàng nghìn hecta

Nhiều khu đô thị có quy mô tổng cộng lên đến hàng nghìn hecta tại tỉnh Hưng Yên sẽ được đấu thầu trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Cộng đồng quốc tế hình thành tại khu đô thị sinh thái phía Tây TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng quốc tế hình thành tại khu đô thị sinh thái phía Tây TP. Hồ Chí Minh

Một cộng đồng quốc tế đang hình thành tại khu đô thị sinh thái đẳng cấp Celadon City, nơi đáp ứng tốt tiêu chuẩn cao cấp phù hợp với “khẩu vị” người nước ngoài.
Lộ diện 5 tỉnh vùng Thủ đô hút mạnh dòng vốn bất động sản

Lộ diện 5 tỉnh vùng Thủ đô hút mạnh dòng vốn bất động sản

Nhiều yếu tố tạo nên sức hút đô thị vệ tinh vùng Thủ đô, trong đó có 5 tỉnh đang hút mạnh dòng vốn bất động sản.
BIM Land ra mắt biệt thự phố Valley Town tại Thanh Xuan Valley

BIM Land ra mắt biệt thự phố Valley Town tại Thanh Xuan Valley

Thanh Xuan Valley, Valley Town là phân khu thương mại duy nhất được BIM Land giới thiệu với số lượng giới hạn chỉ 81 căn biệt thự phố...

Tin cùng chuyên mục

The Meadow - chốn an cư mới cho cộng đồng tinh hoa tại TP. Hồ Chí Minh

The Meadow - chốn an cư mới cho cộng đồng tinh hoa tại TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng thân thiện, văn minh không chỉ mang đến cảm giác an toàn cho cư dân, mà còn là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn, gia tăng giá trị của The Meadow.
Quỹ đầu tư Mỹ “nhắm” đến start-up công nghệ Meey Group

Quỹ đầu tư Mỹ “nhắm” đến start-up công nghệ Meey Group

Ngày 13/5, tại New York, quỹ đầu tư tài chính Global Emerging Markets (GEM) cam kết đầu tư 80 triệu USD vào các dự án thuộc hệ sinh thái của Meey Group.
Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu - Bài 4: Vì sao nhiều chủ đầu tư trốn trách nhiệm?

Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu - Bài 4: Vì sao nhiều chủ đầu tư trốn trách nhiệm?

Mặc dù nhiều quy định bắt buộc chủ đầu tư phải thực hiện đăng ký hợp đồng mẫu mua bán căn hộ, nhưng nhiều đơn vị vẫn trốn tránh trách nhiệm. Vậy, lý do vì sao?
Hưởng “lợi nhuận kép” & đặc quyền nghỉ dưỡng 5 sao

Hưởng “lợi nhuận kép” & đặc quyền nghỉ dưỡng 5 sao

Villa Le Corail, A Gran Meliá Hotel không chỉ là tài sản đẳng cấp mà còn là giá trị dài lâu, kết hợp tinh hoa vận hành quốc tế và tiềm năng sinh lời bền vững.
Hà Nội: Nhà siêu nhỏ giá

Hà Nội: Nhà siêu nhỏ giá 'trên trời' liệu có người mua?

Nằm trong ngõ nhỏ ở Hà Nội chỉ vừa một người đi nhưng một căn nhà có mặt tiền chỉ 1,3m được 'hét' với giá lên đến 176 triệu đồng/m2.
Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu - Bài 3: Chiêu trò

Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu - Bài 3: Chiêu trò 'lách luật' huy động vốn

Nhiều doanh nghiệp bất động sản thay vì chờ đăng ký xong hợp đồng mẫu mua bán căn hộ đã dùng nhiều hình thức giao dịch khác để “lách luật” huy động vốn.
Mua nhà ở xã hội: Hiểu sai một dòng, lỡ cả giấc mơ

Mua nhà ở xã hội: Hiểu sai một dòng, lỡ cả giấc mơ

Nhiều người dân có nhu cầu thực về nhà ở xã hội tại Hà Nội nhưng không hiểu đúng quy định, dẫn đến sai sót hồ sơ, thậm chí vô tình vi phạm pháp luật.
Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu - Bài 2: Chủ đầu tư coi thường luật

Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu - Bài 2: Chủ đầu tư coi thường luật

Việc doanh nghiệp "cài cắm" điều khoản bất lợi vào hợp đồng mua bán căn hộ là hành vi vi phạm quy định và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.
Hà Nam, Ninh Bình

Hà Nam, Ninh Bình 'nóng' đất nền đấu giá

Thị trường bất động sản đất nền ven Hà Nội đang nóng lên từng ngày, hàng loạt phiên đấu giá đất nền được tổ chức với giá khởi điểm hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư.
Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu- Bài 1: Tràn lan ‘cài cắm

Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu- Bài 1: Tràn lan ‘cài cắm' điều khoản trái luật

Mặc dù quy định bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng mua bán căn hộ mẫu, nhưng nhiều chủ đầu tư vẫn “tự biên, tự diễn” và đẩy rủi ro về phía khách hàng.
Izumi City: Kênh tích sản an toàn trong bối cảnh kinh tế 2025

Izumi City: Kênh tích sản an toàn trong bối cảnh kinh tế 2025

Khi kinh tế toàn cầu biến động, BĐS giá trị thật là kênh tích sản an toàn. Izumi City chính là cơ hội cho nhà đầu tư nắm bắt thời điểm vàng để tối ưu dòng tiền.
Giá biệt thự, liền kề Hà Nội tăng: Nhà đầu tư cẩn trọng

Giá biệt thự, liền kề Hà Nội tăng: Nhà đầu tư cẩn trọng

Thị trường bất động sản thấp tầng Hà Nội biến động với tỷ lệ hấp thụ và giá bán phân hóa mạnh, đặc biệt ở phân khúc biệt thự, liền kề tại khu vực vùng ven.
Thị trường căn hộ chung cư 2025 chuyển mình mạnh mẽ

Thị trường căn hộ chung cư 2025 chuyển mình mạnh mẽ

Sự phục hồi kinh tế cùng chính sách pháp lý mới giúp thị trường căn hộ chung cư 2025 trở thành tâm điểm thu hút đầu tư.
Bất động sản Đan Phượng: Điểm sáng vùng ven Hà Nội

Bất động sản Đan Phượng: Điểm sáng vùng ven Hà Nội

Thị trường bất động sản Đan Phượng bứt phá, thu hút nhà đầu tư nhờ vị trí đẹp, hạ tầng giao thông cải thiện.
Du lịch sôi động, bất động sản nghỉ dưỡng đón cơ hội

Du lịch sôi động, bất động sản nghỉ dưỡng đón cơ hội

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025 cho thấy tín hiệu phục hồi ngành du lịch nội địa, mở ra triển vọng mới cho bất động sản nghỉ dưỡng sau thời gian trầm lắng.
Thanh Hóa đón sóng đầu tư, bất động sản tăng tốc

Thanh Hóa đón sóng đầu tư, bất động sản tăng tốc

Sự phục hồi kinh tế ấn tượng và "làn sóng" đầu tư mới đang thúc đẩy thị trường bất động sản Thanh Hóa bứt phá mạnh mẽ trong năm 2025.
Van Phuc City - Công trình tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Van Phuc City - Công trình tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Van Phuc City xuất sắc là một trong 7 dự án bất động sản tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh trong Lễ vinh danh 50 công trình tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm đại lễ 30/4.
Giải mã công thức “3T bất bại” của quỹ căn Boutique Gate

Giải mã công thức “3T bất bại” của quỹ căn Boutique Gate

Tận dụng dòng tiền, tự thu hút khách, tạo dòng tiền liên tục – công thức “3T bất bại” khiến Boutique Gate tại Vinhomes Global Gate gây sốt Đông Bắc Thủ đô.
Gia Lâm: Từ

Gia Lâm: Từ 'cửa ngõ' thành 'tâm điểm' đầu tư mới

Sở hữu vị trí chiến lược, hạ tầng bứt phá và dòng vốn mạnh đổ về, bất động sản Gia Lâm đang nổi lên như điểm sáng đầu tư.
Căn hộ giá 2 tỷ ở Hà Nội: "Tưởng không dễ mà dễ không tưởng"

Căn hộ giá 2 tỷ ở Hà Nội: "Tưởng không dễ mà dễ không tưởng"

Giá bất động sản Hà Nội tăng như vũ bão khiến ai cũng nghĩ giá căn hộ phải vài tỷ đồng. Nhưng trên thực tế, việc tìm căn 2 tỷ tưởng không dễ mà dễ không tưởng.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »