Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

Để hydro xanh phát triển bền vững, Việt Nam cần có những chính sách, khung pháp lý như thế nào để đầu tư thực sự có hiệu quả, đạt được các mục tiêu năng lượng?
Bình Thuận: Nhiều tiềm năng phát triển các dự án điện khí hydro xanh Hội thảo Hydrogen Việt Nam - Nhật Bản 2024: Hướng tới chuỗi cung ứng hydro xanh Phần Lan bắt đầu sản xuất thương mại hydro xanh

Phát triển năng lượng hydrogen đang trở thành trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Theo Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hydrogen được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu giảm phát thải và phát triển bền vững.

Hành động cụ thể từ chiến lược quốc gia

Ngày 7/2/2024, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Chiến lược này đặt mục tiêu thực hiện 90 nghiên cứu công nghệ, triển khai các đề án thử nghiệm sản xuất và thúc đẩy sử dụng hydrogen, phù hợp với xu hướng toàn cầu.

Đặc biệt, công nghệ hydrogen đã được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư theo Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30/12/2020, tạo cơ sở để các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hưởng chính sách ưu đãi đầu tư.

Đến ngày 21/2/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 366/QĐ-BCT về kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển năng lượng hydrogen. Kế hoạch này nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp, đồng thời làm căn cứ để các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương xây dựng, điều chỉnh chương trình hành động. Việc kiểm tra, giám sát, sơ kết và tổng kết thực hiện chiến lược cũng sẽ được triển khai chặt chẽ, đảm bảo tiến độ và hiệu quả, với các báo cáo định kỳ gửi lên Thủ tướng Chính phủ.

Hydrogen xanh
Để hydro xanh phát triển bền vững, Việt Nam cần có những chính sách, khung pháp lý phù hợp để đầu tư thực sự có hiệu quả, đạt được các mục tiêu năng lượng. - Ảnh minh họa

Với những bước đi đồng bộ từ chính sách đến thực tiễn, Việt Nam đang khẳng định quyết tâm phát triển hydrogen như một nguồn năng lượng sạch, góp phần thực hiện cam kết giảm phát thải và thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Cần khung pháp lý hoàn thiện và nguồn lực đầu tư đồng bộ

Tham luận tại Diễn đàn "Phát triển năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" vừa diễn ra tại Hà Nội, Tiến sĩ Võ Thành Phong và và Tiến sĩ Ngô Đình Sáng đến từ Vụ Khoa học và Công nghệ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cho rằng, dù đã có một số cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy lĩnh vực năng lượng sạch, đặc biệt là hydro, nhưng quá trình triển khai vẫn gặp nhiều thách thức.

Một trong những rào cản lớn là khung pháp lý hỗ trợ phát triển hydro xanh vẫn chưa hoàn thiện, khiến việc tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng gặp khó khăn. Hiện nay, các quy định liên quan đến khử carbon trong sản xuất công nghiệp, lưu trữ và vận chuyển năng lượng, cũng như phát triển pin nhiên liệu chưa được xây dựng đầy đủ. Các nút thắt trong chuỗi cung ứng, điển hình như giá điện từ năng lượng tái tạo, cũng chưa có giải pháp tháo gỡ triệt để.

Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách năng lượng thời gian qua còn thiếu điều kiện và nguồn lực để nghiên cứu, đánh giá trên cơ sở khoa học khách quan. Điều này ảnh hưởng đến cả quá trình hoạch định và thực thi. Để đảm bảo hydro xanh có thể tham gia hiệu quả vào quá trình chuyển dịch năng lượng, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong lĩnh vực này cần được thúc đẩy với các chính sách phù hợp và biện pháp triển khai hiệu quả.

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hạ tầng lưu trữ, vận chuyển khí đốt là yêu cầu cấp thiết. Cùng với đó, Việt Nam cần chuẩn bị khung pháp lý đầy đủ nhằm đáp ứng điều kiện xuất khẩu hydro xanh sang các thị trường tiềm năng như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, với xuất phát điểm còn thấp, ngành công nghiệp năng lượng hydro của Việt Nam đang đối diện với nhiều hạn chế về hạ tầng, công nghệ và nguồn nhân lực. Do đó, chiến lược phát triển cần kết hợp giữa hợp tác quốc tế để tận dụng nguồn vốn, công nghệ với việc chủ động nâng cao năng lực trong nước. Mục tiêu đưa Việt Nam từ vị thế “đi theo” (follower) đến “dẫn dắt” (leader) trong lĩnh vực hydro xanh vẫn là thách thức không nhỏ.

Ngoài ra, nguồn lực đầu tư cho KH&CN trong ngành năng lượng nói chung và hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) về hydro nói riêng còn hạn chế. Mô hình quản lý vẫn thiếu sự liên kết giữa các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức khoa học. Đồng thời, tiêu chí lựa chọn các nhiệm vụ trọng điểm trong lĩnh vực này chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Theo các chuyên gia, để phát triển hydro xanh một cách bền vững, Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và tổ chức KH&CN, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ nhằm thúc đẩy lĩnh vực này trong tương lai.

Cơ chế chính sách dẫn dắt và chiến lược đầu tư bài bản

Theo các chuyên gia, việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ hydro xanh cần kết hợp chặt chẽ giữa nguồn lực trong nước và hợp tác quốc tế. Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn mà còn phải đảm bảo tính bền vững trong dài hạn.

Chuyển dịch năng lượng đang được thúc đẩy bởi hai yếu tố chính là chính sách và công nghệ, trong đó chính sách giữ vai trò then chốt. Trên cơ sở các nghiên cứu toàn diện, Việt Nam cần ưu tiên phát triển một số lĩnh vực trọng điểm nhằm cụ thể hóa mục tiêu tổng thể về hydro xanh. Theo đánh giá, các lĩnh vực cần tập trung trong giai đoạn ngắn và trung hạn gồm: Phát triển dự án hydro xanh từ quy mô thí điểm đến quy mô công nghiệp, mở rộng các loại hình năng lượng tái tạo với quy mô lớn nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất, cũng như đẩy mạnh ứng dụng hydro xanh trong ngành điện, hóa chất và giao thông vận tải.

Việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến hydro xanh cũng cần cải thiện ở nhiều khía cạnh. Trước hết, các cơ quan quản lý cần đánh giá mức độ trưởng thành của công nghệ và chỉ số sẵn sàng thương mại để lựa chọn các dự án phù hợp, tránh đầu tư vào công nghệ chưa được kiểm chứng trên phạm vi quốc tế. Đồng thời, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cấp quản lý để tránh trùng lặp nội dung nghiên cứu, cũng như gắn kết kết quả khoa học với hoạt động tiêu chuẩn hóa, sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo.

Nhiều ý kiến cho rằng, các nghiên cứu về hydro xanh phải bám sát định hướng của Quy hoạch Điện VIII và Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Quan trọng hơn, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học trong các cơ sở nghiên cứu với chuyên gia tại doanh nghiệp để đảm bảo tính ứng dụng thực tiễn, đưa hydro xanh trở thành một trong những trụ cột quan trọng trong chiến lược chuyển dịch năng lượng của Việt Nam.
Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng hydrogen

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đức thay đổi lập trường, tạo cú huých cho điện hạt nhân

Đức thay đổi lập trường, tạo cú huých cho điện hạt nhân

Chính phủ Đức bày tỏ ủng hộ năng lượng hạt nhân, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng với Pháp và thúc đẩy chính sách năng lượng sạch của Liên minh châu Âu.
Bổ sung quy định về khung giá phát điện và nhập khẩu điện

Bổ sung quy định về khung giá phát điện và nhập khẩu điện

Bộ Công Thương vừa mới ban hành Thông tư 25/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 09/2025/TT-BCT ngày 01 tháng 02 năm 2025.
Điện lực Lào Cai khắc ghi lời dạy của Bác

Điện lực Lào Cai khắc ghi lời dạy của Bác

Ngành điện Lào Cai luôn khắc ghi lời dạy của Bác, càng tự hào hơn khi cách đây tròn 67 năm, Nhà máy điện Lào Cai từng được đón Bác Hồ tới thăm.
Ba tập đoàn Italy lập liên doanh nghiên cứu điện hạt nhân

Ba tập đoàn Italy lập liên doanh nghiên cứu điện hạt nhân

Ba tập đoàn lớn của Italy vừa thành lập liên doanh mang tên Nuclitalia nhằm khôi phục phát triển điện hạt nhân với công nghệ tiên tiến.
Điện lực Lào Cai chủ động phòng, chống thiên tai, vì sự an toàn của hệ thống điện

Điện lực Lào Cai chủ động phòng, chống thiên tai, vì sự an toàn của hệ thống điện

Đã vào mùa nắng nóng, cùng với đó là hiện tượng thời tiết cực đoan, Công ty Điện lực Lào Cai đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ứng phó.

Tin cùng chuyên mục

EVNSPC: Hành trình 50 năm dòng điện thắp sáng miền Nam

EVNSPC: Hành trình 50 năm dòng điện thắp sáng miền Nam

50 năm xây dựng và phát triển, EVNSPC không ngừng mở rộng lưới điện, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực 21 tỉnh, thành phố phía Nam.
Mỏ Đại Hùng pha 3 đón dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày

Mỏ Đại Hùng pha 3 đón dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày

Dòng dầu đầu tiên của dự án phát triển mỏ Đại Hùng pha 3 với lưu lượng 6.000 thùng/ngày là sự khẳng định trí tuệ và bản lĩnh của ngành dầu khí Việt Nam.
Nắng nóng trên 39 độ, NSMO lên phương án vận hành hệ thống điện

Nắng nóng trên 39 độ, NSMO lên phương án vận hành hệ thống điện

Trước dự báo nắng nóng gay gắt kéo dài ở miền Bắc, NSMO chủ động xây dựng kịch bản vận hành hệ thống điện, bảo đảm cấp điện an toàn, liên tục, hiệu quả.
Ưu tiên nguồn lực đưa Đường dây 500/220kV Nho Quan - Phủ Lý - Thường Tín về đích

Ưu tiên nguồn lực đưa Đường dây 500/220kV Nho Quan - Phủ Lý - Thường Tín về đích

Đây là yêu cầu của lãnh đạo Tập đoàn EVN đối với EVNNPT khi kiểm tra Đường dây 500/220kV Nho Quan - Phủ Lý - Thường Tín.
IEA dự báo nguồn cung dầu sẽ tăng thêm 1,6 triệu thùng mỗi ngày

IEA dự báo nguồn cung dầu sẽ tăng thêm 1,6 triệu thùng mỗi ngày

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), giá dầu đang chịu áp lực khi nguồn cung dầu toàn cầu tăng nhanh trở lại, trong bối cảnh nhu cầu có dấu hiệu chững lại.
EVNGENCO1 thăm và làm việc tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn

EVNGENCO1 thăm và làm việc tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn

Lãnh đạo Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã đến thăm, làm việc và tặng quà cán bộ, công nhân viên, người lao động Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn.
Bộ Công Thương đào tạo về quản lý năng lượng - ISO 50003

Bộ Công Thương đào tạo về quản lý năng lượng - ISO 50003

Khóa đào tạo quốc tế về “Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng - ISO 50003” được Bộ Công Thương tổ chức trong 2 ngày 15-16/5.
EVNNPC đẩy mạnh tiết kiệm điện mùa nắng nóng 2025

EVNNPC đẩy mạnh tiết kiệm điện mùa nắng nóng 2025

Nhằm ứng phó với phụ tải điện tăng cao mùa nắng nóng 2025 đang đến gần, EVNNPC đã và đang triển khai nhiều chương trình và giải pháp tiết kiệm điện sâu rộng.
Quảng Ngãi tích cực hưởng ứng cuộc thi ‘Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025’

Quảng Ngãi tích cực hưởng ứng cuộc thi ‘Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025’

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có thông báo về việc phối hợp tuyên truyền, hưởng ứng và lan tỏa cuộc thi “Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025”.
Giá điện khí LNG năm 2025 cao nhất là 3.327,42 đồng/kWh

Giá điện khí LNG năm 2025 cao nhất là 3.327,42 đồng/kWh

Bộ Công Thương vừa ban hành khung giá phát điện loại hình nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) năm 2025
Điện Biên: Khánh thành Nhà máy thủy điện Mường Mươn công suất 22MW

Điện Biên: Khánh thành Nhà máy thủy điện Mường Mươn công suất 22MW

Nhà máy thủy điện Mường Mươn công suất 22MW, vốn đầu tư 800 tỷ đồng chính thức vận hành, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững Tây Bắc.
Thành phố Huế đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng

Thành phố Huế đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng

Thành phố Huế, chỉ đạo các Sở, ngành triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, đảm bảo nguồn cung điện ổn định, an toàn mùa nắng nóng 2025.
EVNNPC làm tốt công tác chuẩn bị cấp điện mùa nắng nóng 2025

EVNNPC làm tốt công tác chuẩn bị cấp điện mùa nắng nóng 2025

Nhằm chuẩn bị tốt cho công tác cấp điện mùa nắng nóng 2025, ngành điện miền Bắc đã và đang tăng cường triển khai các giải pháp đảm bảo điện, sẵn sàng ứng phó.
Điện hóa giao thông: Áp lực mới cho hệ thống điện

Điện hóa giao thông: Áp lực mới cho hệ thống điện

Gia tăng xe điện tạo áp lực lên hệ thống điện, đòi hỏi Việt Nam phải có chiến lược đầu tư, tiêu chuẩn hóa hạ tầng và chính sách quản lý pin, sạc đồng bộ.
EVNNPT làm chủ đầu tư đường dây 220kV Tân Sơn Nhất - Thuận An

EVNNPT làm chủ đầu tư đường dây 220kV Tân Sơn Nhất - Thuận An

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án đường dây 220kV Tân Sơn Nhất - Thuận An.
Google ký thỏa thuận phát triển điện hạt nhân

Google ký thỏa thuận phát triển điện hạt nhân

Google vừa bắt tay Elementl Power phát triển lò phản ứng hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu điện từ các trung tâm dữ liệu phục vụ trí tuệ nhân tạo.
PC Lào Cai cùng chủ nhà máy thuỷ điện nâng cao chất lượng vận hành lưới điện

PC Lào Cai cùng chủ nhà máy thuỷ điện nâng cao chất lượng vận hành lưới điện

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) cùng các chủ đầu tư nhà máy thuỷ điện chung tay đảm bảo an toàn lưới điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện...
Nhiệt điện khí LNG và sử dụng khí trong nước được ưu đãi gì?

Nhiệt điện khí LNG và sử dụng khí trong nước được ưu đãi gì?

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí với nhiều ưu đãi.
EVNNPC: Sẵn sàng cung ứng điện mùa nắng nóng

EVNNPC: Sẵn sàng cung ứng điện mùa nắng nóng

Tháng 4/2025, EVNNPC đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho 27 tỉnh, đặc biệt dịp lễ 30/-1/5; đẩy mạnh đầu tư, chuyển đổi số, sẵn sàng cho mùa cao điểm hè.
Chi tiết giá điện kinh doanh, sinh hoạt sau điều chỉnh

Chi tiết giá điện kinh doanh, sinh hoạt sau điều chỉnh

Chiều 9/5, EVN đã có buổi trao đổi thông tin với các cơ quan báo chí về công tác điều hành đảm bảo điện và điều chỉnh giá bán lẻ điện lên 4,8%.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »