Bộ Công Thương nêu 8 kiến nghị về Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển năng lượng hydrogen trong thời gian tới, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo nhiều nội dung.
Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp tận dụng cơ hội thị trường Bộ Công Thương tăng cường xúc tiến thương mại sản phẩm gỗ Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Theo đó, Công văn số 1638/BCT-DKT ngày 5/3/2025 được Bộ trưởng Bộ Công Thương ký gửi Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, ngày 7/2/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược năng lượng hydrogen).

Với vai trò là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi việc triển khai chiến lược, Bộ Công Thương đã có các văn bản đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược năng lượng hydrogen.

Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm
Chiến lược năng lượng hydrogen đặt mục tiêu giai đoạn đến năm 2030 triển khai áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới trong sản xuất năng lượng hydrogen xanh và các công nghệ sản xuất năng lượng hydrogen từ các nguồn nhiên liệu khác. Ảnh minh họa

Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược năng lượng hydrogen của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Chiến lượng năng lượng hydrogen như sau:

Về sản xuất năng lượng hydrogen

Hiện nay, hydrogen sản xuất trong nước chủ yếu vẫn từ quá trình lọc hóa dầu và sản xuất phân đạm (hydrogen xám và hydrogen nâu) để phục vụ cho chính hoạt động của các ngành công nghiệp này với tổng khối lượng sản xuất đạt khoảng 500 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược năng lượng hydrogen đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư/nghiên cứu đề xuất dự án sản xuất hydrogen xanh tại Việt Nam (hầu hết các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và nghiên cứu, chưa đi vào vận hành thương mại).

Một số dự án sản xuất hydrogen xanh đang triển khai như sau: Dự án Nhà máy sản xuất hydro xanh Trà Vinh; dự án Nhà máy sản xuất hydro xanh Bến Tre; dự án Nhà máy sản xuất hydro xanh Bạc Liêu; dự án Nhà máy sản xuất hydro xanh Tiền Giang.

Về sử dụng năng lượng hydrogen

Hydrogen được coi là nguồn năng lượng mới đang được một số nước phát triển trên thế giới nghiên cứu (chủ yếu ở mức thử nghiệm) nên chưa có nhiều ứng dụng mới (sản xuất điện, giao thông vận tải, thương mại, dân dụng,...) tại Việt Nam. Hiện nay, hầu hết nhu cầu sử dụng hydrogen trong nước vẫn từ các nhà máy sản xuất phân đạm (khoảng 316.000 tấn/năm), nhà máy lọc dầu Dung Quất (39.000 tấn/năm) và Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn (139.000 tấn/năm) từ nguồn sản xuất hydrogen trực tiếp của các nhà máy.

Ngoài ra, có một lượng rất nhỏ hydrogen cũng được sử dụng tại các nhà máy sản xuất thép, kính nổi, điện tử và thực phẩm, chiếm khoảng 0,5% tổng nhu cầu hydrogen trong nước. Hiện nay, các doanh nghiệp đang bước đầu triển khai nghiên cứu chuyển đổi nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện than, khí; các quá trình luyện thép; sản xuất đạm; giao thông vận tải sang sử dụng hydrogen, amoniac và các dẫn xuất của hydrogen.

Về tồn trữ, vận chuyển và phân phối năng lượng hydrogen

Hiện nay, hydrogen vẫn chưa có nhiều ứng dụng rộng rãi nên hệ thống tồn chứa, vận chuyển và phân phối hydrogen tại Việt Nam chưa phát triển. Hầu hết, hydrogen được sản xuất và sử dụng trực tiếp tại chỗ trong các nhà máy lọc dầu, nhà máy đạm, được vận chuyển thông qua đường ống nội bộ, không qua quá trình lưu trữ; chỉ một lượng rất nhỏ nhu cầu hydrogen cho các ngành công nghiệp (thép, xi măng,...), các phòng thí nghiệm được lưu trữ dưới dạng khí nén hoặc dạng lỏng trong các bình chịu áp suất và được vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng xe tải.

Tuy nhiên, để chuẩn bị sẵn sàng cho việc phát triển lĩnh vực hydrogen trong tương lai thì các bộ, ngành, doanh nghiệp cũng đang triển khai nghiên cứu một số giải pháp tồn trữ, vận chuyển và phân phối năng lượng hydrogen như:

Nghiên cứu, xây dựng các quy định kỹ thuật về an toàn trong sản xuất, chiết nạp và lưu trữ hydrogen. Nghiên cứu xây dựng quy trình phối trộn, vận chuyển và phân phối green hydrogen với khí thiên nhiên trên cơ sở hạ tầng đường ống, công trình khí sẵn có.

Nghiên cứu triển khai dự án thử nghiệm quy mô nhỏ để sản xuất, cung cấp hydrogen xanh cho các khách hàng công nghiệp. Nghiên cứu đầu tư thí điểm trạm tiếp nhiên liệu hydrogen. Nghiên cứu thực hiện dự án nhà máy sản xuất thiết bị tồn chứa, vận chuyển, lưu trữ, phân phối hydrogen và các thiết bị phụ trợ.

Về xuất khẩu năng lượng hydrogen

Hiện nay, Việt Nam chưa xuất khẩu năng lượng hydrogen. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đang nghiên cứu, đề xuất các dự án phát triển điện gió ngoài khơi với mục đích xuất khẩu và sẽ là tiền đề để phát triển việc xuất khẩu năng lượng hydrogen trong tương lai.

Công tác thực hiện các nhiệm vụ được giao

Ngay sau khi Chiến lược năng lượng hydrogen được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan đã tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao và các công việc liên quan: Tổ chức phổ biến đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về nội dung Chiến lược năng lượng hydrogen dưới nhiều hình thức. Xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược năng lượng hydrogen…

Trong đó, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược năng lượng hydrogen với sự tham dự của đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, địa phương (trực tuyến với 63 tỉnh/thành), Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn trong ngành năng lượng, các hội, hiệp hội nghề nghiệp ngành năng lượng, các tổ chức quốc tế (USAID, GIZ,...).

Nghiên cứu, đưa nội dung về chính sách phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới (bao gồm năng lượng hydrogen) trong Luật Điện lực số 61/2024/QH15 đã được Quốc hội khóa 15 ban hành nhằm tạo nền tảng pháp lý vững chắc, minh bạch, thuận lợi tạo đà cho phát triển bền vững năng lượng mới và tái tạo…

Với vai trò là bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Công Thương đã chủ động nghiên cứu, xây dựng Báo cáo đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực năng lượng hydrogen xanh tại Việt Nam, bao gồm một số cơ chế, khuyến nghị cụ thể để hoàn thiện và bổ sung chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, phát triển công nghệ sản xuất hydrogen xanh, góp phần chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xanh, bền vững và hiệu quả gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực năng lượng hydrogen xanh tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền ban hành…

Kết quả thực hiện Chiến lược năng lượng hydrogen

Ngày 7/2/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen, đưa Việt Nam vào nhóm 50 quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen, cho thấy sự quyết tâm của Việt Nam trong phát triển nguồn năng lượng sạch đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thực hiện mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Chiến lược năng lượng hydrogen đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu, đề xuất, triển khai dự án phát triển hydrogen tại Việt Nam.

Mặc dù, hầu hết các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và nghiên cứu, chưa đi vào vận hành thương mại nhưng đã mang lại nhiều dấu hiệu tích cực để thực hiện hoá các mục tiêu đề ra tại chiến lược. Cụ thể:

Hiện nay, có một số dự án sản xuất hydrogen xanh đã được chủ đầu tư triển khai (Dự án Nhà máy sản xuất hydro xanh Trà Vinh, Dự án Nhà máy sản xuất Hydro xanh Bến Tre, Dự án Nhà máy sản xuất hydro xanh Bạc Liêu, Dự án Nhà máy sản xuất hydro xanh Tiền Giang) với tổng công suất khoảng 120.000 tấn hydrogen/năm.

Bên cạnh đó, có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang phối hợp với các địa phương để nghiên cứu, khảo sát, đề xuất các dự án sản xuất hydrogen như tại Bình Định (20.000 tấn/năm), Long An (249 tấn/năm), Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Trị, Sóc Trăng, thành phố Hồ Chí Minh,...

Như vậy, công suất sản xuất hydrogen từ quá trình sử dụng năng lượng tái tạo và các quá trình khác có thu giữ carbon cơ bản đạt mục đề ra trong giai đoạn đến năm 2030 (đạt khoảng 100-500 nghìn tấn/năm).

Trên cơ sở nội dung nêu trên, để tiếp tục thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghiệp năng lượng hydrogen trong thời gian tới, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo một số nội dung sau:

Thứ nhất, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tiếp tục chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 165/QĐ-TTg.

Thứ hai, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát danh mục các dự án hydrogen Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, đảm bảo sự phù hợp, thống nhất trong quy hoạch các dự án phát triển năng lượng hydrogen.

Thứ ba, Bộ Tài chính (trước đây là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực năng lượng hydrogen xanh (ưu đãi thuế, sử dụng đất nhập khẩu thiết bị; hỗ trợ vay vốn; hỗ trợ chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường; phát triển hạ tầng lưu trữ, vận chuyển, phân phối, sử dụng hydrogen trong các lĩnh vực...) tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Thứ tư, Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng cơ chế chính sách, đề án, lộ trình chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu xanh, dự án nghiên cứu, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh, năng lượng xạnh, trong đó có nhiên liệu hydrogen.

Thứ năm, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì xây dựng các chính sách giúp các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước tiếp cận với các nguồn tín dụng xanh, tỉn dụng khí hậu, trái phiếu xanh, các tổ chức, chương trình hợp tác quốc tế như COP, JETP, AZEC,...

Thứ sau, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng các chính sách tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và nội địa hóa về công nghệ sản xuất, lưu trữ, phân phối và sử dụng hydrogen, trọng tâm là hydrogen xanh. Phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan, ban hành các cơ chế chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút chuyên gia, nhà khoa học, nhân lực trình độ cao trong và ngoài nước làm việc trong lĩnh vực hydrogen.

Thứ bảy, UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ động nghiên cứu, tận dụng các lợi thế để kêu gọi đầu tư dự án sản xuất năng lượng có nguồn gốc hydrogen trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với các Quy hoạch ngành quốc gia và Quy hoạch địa phương có liên quan.

Thứ tám, các tập đoàn, doanh nghiệp xây dựng lộ trình xanh hóa trong các lĩnh vực sản xuất, trong đó khuyến khích sản xuất và sử dụng hydrogen xanh và các dẫn xuất.

Tại Quyết định số 165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam phấn đấu công suất sản xuất hydrogen từ quá trình sử dụng năng lượng tái tạo và các quá trình khác có thu giữ carbon đạt khoảng 100-500 nghìn tấn/năm vào năm 2030, và tăng lên 10-20 triệu tấn vào năm 2050. Đây là nguồn năng lượng xanh, sạch, đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát thải ròng bằng "0" của đất nước.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EVN chủ động ứng phó thiên tai năm 2025

EVN chủ động ứng phó thiên tai năm 2025

Nhằm đảm bảo cung cấp điện năm 2025 an toàn ổn định, EVN đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó với thiên tai, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tới hệ thống điện.
Từ tháp đôi Petronas Malaysia nghĩ về quốc huy năng lượng Bài 2: Lời Bác dặn và cuộc trường chinh mới

Từ tháp đôi Petronas Malaysia nghĩ về quốc huy năng lượng Bài 2: Lời Bác dặn và cuộc trường chinh mới

Từ tầm nhìn của Bác Hồ năm 1961 đến bước ngoặt đổi tên, Petrovietnam đang đứng trước cuộc trường chinh thứ hai, vươn mình trên bản đồ năng lượng sạch toàn cầu.
Xuất khẩu điện sạch: Cơ hội lớn cho Việt Nam

Xuất khẩu điện sạch: Cơ hội lớn cho Việt Nam

Với việc ký kết hợp tác xuất khẩu điện sạch sang Malaysia và Singapore, Việt Nam đang có bước chuyển mình mới và cơ hội mới trong lĩnh vực năng lượng.
Từ tháp đôi Petronas Malaysia nghĩ về quốc huy năng lượng Việt Nam Bài 1: Khi doanh nghiệp nhà nước vươn mình

Từ tháp đôi Petronas Malaysia nghĩ về quốc huy năng lượng Việt Nam Bài 1: Khi doanh nghiệp nhà nước vươn mình

Từ tháp đôi Petronas - biểu tượng vươn mình của Malaysia tôi nhìn về Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam với một hi vọng lớn…
Chạy đua mùa mưa, đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tăng tốc

Chạy đua mùa mưa, đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tăng tốc

Các đơn vị sản xuất cột và chủ đầu tư đang dốc toàn lực, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tiến độ tuyến 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, bất chấp mùa mưa đến sớm.

Tin cùng chuyên mục

Phấn đấu đến năm 2030 có 3.900 nhân lực cho điện hạt nhân

Phấn đấu đến năm 2030 có 3.900 nhân lực cho điện hạt nhân

Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 sẽ đào tạo, bồi dưỡng bổ sung khoảng 3.900 nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế cho các nhà máy điện hạt nhân.
Bộ Công Thương tiếp thu 58 góp ý vào Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 về thị trường điện

Bộ Công Thương tiếp thu 58 góp ý vào Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 về thị trường điện

Bộ Công Thương tiếp thu 58 ý kiến góp ý, hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Thông tư số 16/2025/TT-BCT về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Xu hướng biến điện năng thành tài sản chiến lược

Xu hướng biến điện năng thành tài sản chiến lược

Nhiều quốc gia trên thế giới đang tận dụng nguồn điện để phát triển các trung tâm dữ liệu AI, biến điện năng trở thành tài sản chiến lược.
Điện lực Tuyên Quang tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng

Điện lực Tuyên Quang tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng

Công ty Điện lực Tuyên Quang đang chuyển mình mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tối ưu vận hành và hướng đến sự hài lòng của khách hàng.
Đóng điện Dự án Trạm biến áp 220kV Vũ Thư và đường dây đấu nối

Đóng điện Dự án Trạm biến áp 220kV Vũ Thư và đường dây đấu nối

Sáng ngày 26/5/2025, Trạm biến áp 220kV Vũ Thư đã hoàn thành đóng điện thành công, góp phần tăng cường đảm bảo điện cho tỉnh Thái Bình.
Công Thương Việt Nam - Malaysia:

Công Thương Việt Nam - Malaysia: 'Bản giao hưởng' phát triển xanh - số ASEAN

Từ điện gió ngoài khơi đến những cái bắt tay công nghệ, Halal, chuyến công tác của Thủ tướng tới Malaysia kiến tạo bản đồ mới về công nghiệp, thương mại ASEAN.
Một tầm nhìn khu vực mang tên ‘lưới điện ASEAN’

Một tầm nhìn khu vực mang tên ‘lưới điện ASEAN’

Với mục tiêu thúc đẩy 3.000 tỷ USD cho tăng trưởng GDP; tạo 1,45 triệu việc làm... ASEAN Power Grid mở trục kết nối năng lượng xanh xuyên biên giới.
Giải pháp nào đảm bảo đủ than cho sản xuất điện?

Giải pháp nào đảm bảo đủ than cho sản xuất điện?

Nhằm đảm bảo đủ than cho sản xuất điện năm 2025, nhất là trong mùa khô, mới đây, EVN và TKV đã họp, thống nhất tăng cường hợp tác.
Hà Nội vừa đảm bảo điện và tiết kiệm điện cao điểm nắng nóng

Hà Nội vừa đảm bảo điện và tiết kiệm điện cao điểm nắng nóng

Để đảm bảo cung ứng điện trong cao điểm nắng nóng 2025, tiết kiệm điện là một trong những giải pháp quan trọng được Hà Nội đề ra.
EVN đẩy nhanh các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm

EVN đẩy nhanh các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm

Nhằm đảm bảo điện cho phát triển kinh tế đất nước, hiện Tập đoàn EVN và các đơn vị thành viên đang đẩy nhanh tiến độ các công trình điện trọng điểm.
Dấu mốc quan trọng của Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Dấu mốc quan trọng của Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1), với việc hạ thành công bánh xe công tác tổ máy 1, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng đã sắp về đích.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và dấu ấn với ngành điện Việt Nam

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và dấu ấn với ngành điện Việt Nam

Trong suốt quãng đời hoạt động của mình, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp cho Đảng, đất nước và Nhân dân, trong đó có ngành điện Việt Nam.
Doanh nghiệp miền Trung còn thụ động trong tiết kiệm năng lượng

Doanh nghiệp miền Trung còn thụ động trong tiết kiệm năng lượng

Phần lớn các doanh nghiệp miền Trung, Tây Nguyên đã hành động để tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải và bảo vệ môi trường, nhưng còn thụ động.
Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa sử dụng năng lượng

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa sử dụng năng lượng

Hội thảo chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chứng chỉ năng lượng tái tạo Đà Nẵng thúc đẩy ứng dụng công nghệ số để doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm.
EVN tập huấn Luật Điện lực 2024 tại khu vực miền Nam

EVN tập huấn Luật Điện lực 2024 tại khu vực miền Nam

EVN tổ chức tập huấn Luật Điện lực 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành tại khu vực miền Nam cung cấp các thông tin quan trọng về pháp lý trong ngành điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp về chuyển đổi năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp về chuyển đổi năng lượng

Ngày 22/5, Ban Thư ký JETP đã tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá tình hình triển khai và thống nhất nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ninh Thuận đề xuất bổ sung hơn 3000 tỷ đồng triển khai tái định cư dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận đề xuất bổ sung hơn 3000 tỷ đồng triển khai tái định cư dự án điện hạt nhân

Để đẩy nhanh di dân tái định cư cho dự án điện hạt nhân, tỉnh Ninh Thuận đã có kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch, cơ chế, ranh giới vùng cách ly...
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi về thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi về thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Bộ Công Thương lấy kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 16/2025/TT-BCT ngày 1/2/2025 quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Hoàn thiện nhanh quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện

Hoàn thiện nhanh quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện sẽ là công cụ pháp lý quan trọng giúp chuẩn hóa quản lý, phòng ngừa sự cố và nâng cao chất lượng điện lực.
Các dự án lưới điện giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 vẫn gặp khó

Các dự án lưới điện giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 vẫn gặp khó

Theo EVNNPT, mặc dù đã có nhiều nỗ lực triển khai nhưng các dự án lưới điện giải tỏa công suất NMNĐ Nhơn Trạch 3 và 4 vẫn đang gặp khó cần sớm được tháo gỡ.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »