Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: 31 tỉnh chưa đồng bộ hoàn toàn dữ liệu đất đai

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, có 31/63 tỉnh, thành dù đã vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai nhưng chưa đảm bảo đồng bộ hoàn toàn.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Sớm đưa những nội dung đột phá về đất đai vào cuộc sống Bộ Nông nghiệp và Môi trường dồn lực giải ngân vốn đầu tư công

Sáng 18/3 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì và chỉ đạo Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Phiên họp diễn ra theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến tới các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: 31 tỉnh chưa đồng bộ hoàn toàn dữ liệu đất đai
Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Đề án 06 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Gần 50 triệu thửa đất đã được số hóa

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã báo cáo về tiến độ thực hiện mục tiêu hoàn thành liên thông Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai vào tháng 6/2025.

Theo đó, các quy định về thể chế, hệ thống thông tin, cũng như cấu trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai đã được quy định rõ ràng tại Luật Đất đai và các thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Hiện nay, mô hình và phần mềm ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai đã được triển khai tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, 32 địa phương đã đồng bộ cấu trúc dữ liệu và liên thông với Cơ sở dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tập trung vào 3 phân hệ chính: Xây dựng dữ liệu không gian và thuộc tính; ứng dụng quản trị vận hành Cơ sở dữ liệu; khai thác dữ liệu

Tuy nhiên, 31 tỉnh còn lại dù đã vận hành hệ thống nhưng chưa đảm bảo đồng bộ hoàn toàn.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy báo cáo về việc thực hiện mục tiêu hoàn thành liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai vào tháng 6/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về kết quả xây dựng Cơ sở dữ liệu đất đai, hiện nay 484/696 đơn vị cấp huyện (sau khi có sự sáp nhập một số đơn vị cấp huyện năm 2024) đã hoàn thành Cơ sở dữ liệu địa chính, với gần 50 triệu thửa đất được số hóa và đưa vào vận hành.

Hệ thống này hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Về kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu, toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đối với cấp huyện, 462/705 đơn vị đã thực hiện kết nối này. Hiện tại, 19/63 tỉnh, thành phố đã khai thác dữ liệu đất đai để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính về cư trú của Bộ Công an trên hệ thống Dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Ngoài ra, 49/63 tỉnh, thành phố đã liên thông dữ liệu giữa cơ quan Đăng ký đất đai và cơ quan Thuế nhằm xác định nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai.

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, đến thời điểm này, tuy chưa phủ kín cả nước nhưng cũng rất quan trọng trong quản lý đất đai và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Có những địa phương làm rất tốt như Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa…

Bên cạnh đó, còn một số địa phương triển khai chậm, nhất là các tỉnh nghèo, miền núi. Nguyên nhân của triển khai chậm là do việc quan tâm chỉ đạo, đầu tư nguồn lực để số hóa, xây dựng, vận hành, sử dụng Cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương còn hạn chế so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm

Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện giải pháp phần mềm ứng dụng để đảm bảo Cơ sở dữ liệu đất đai đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Thứ hai, hoàn thiện, làm sạch Cơ sở dữ liệu đất đai của 484 huyện đã hoàn thành số hóa, tích hợp và đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, đảm bảo liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thứ ba, đẩy mạnh sử dụng dữ liệu hiện có để phục vụ công tác quản lý đất đai, giải quyết thủ tục hành chính liên quan nhằm giúp giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.

Thứ tư, tiếp tục đo đạc, đăng ký và xây dựng Cơ sở dữ liệu địa chính cho 212 huyện còn lại, hoàn thành đến đâu đưa vào khai thác đến đó.

Thứ năm, cập nhật Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai theo kỳ kiểm kê năm 2024, đồng thời xây dựng Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho 280 huyện và Cơ sở dữ liệu giá đất cho 405 huyện.

Thứ sáu, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ số hóa và đăng ký Cơ sở dữ liệu đất đai.

Thứ bảy, nghiên cứu, đề xuất chính sách tài chính để tạo nguồn lực duy trì, vận hành và khai thác hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Thứ tám, hoàn thiện hạ tầng số, phần mềm và đảm bảo an toàn thông tin để đáp ứng nhu cầu khai thác dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch UBND Bình Định Phạm Anh Tuấn báo cáo về việc xây dựng chính quyền không giấy tờ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phiên họp diễn ra theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến tới các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để đạt được mục tiêu đề ra, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục hoàn thiện và làm sạch Cơ sở dữ liệu đất đai, đồng thời đẩy mạnh sử dụng dữ liệu vào công tác quản lý và giải quyết thủ tục hành chính.

Phối hợp đồng bộ với Bộ Nông nghiệp và Môi trường để liên thông thông tin giữa Cơ sở dữ liệu đất đai của địa phương với Cơ sở dữ liệu quốc gia.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2025.

Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khó khăn, đặc biệt là các huyện nghèo, miền núi. Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường được giao hoàn thiện, vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai; cung cấp dịch vụ công trực tuyến về đất đai ở các đô thị. Việc này nhằm nâng cao các chỉ số tiếp cận, đăng ký và chất lượng quản lý hành chính về đất đai.

Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 tại Nghệ An

Lễ hội Làng Sen 2025 là sự kiện chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, chào mừng Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn phát triển năng lượng tái tạo

Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn phát triển năng lượng tái tạo

Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn cho Việt Nam vào các lĩnh vực ưu tiên như cơ sở hạ tầng, chuyển dịch năng lượng, dự án đường cao tốc Bắc - Nam.
Chính phủ họp bàn gỡ vướng cho các dự án tồn đọng

Chính phủ họp bàn gỡ vướng cho các dự án tồn đọng

Ban Chỉ đạo 751 sẽ trình Chính phủ ban hành một Nghị quyết chung về các nguyên tắc và giải pháp tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Nghiên cứu chuyển đổi nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội

Nghiên cứu chuyển đổi nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu chuyển đổi các dự án nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại kém hiệu quả, bị bỏ hoang sang nhà ở xã hội.
Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Ngày 15/5, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cập nhật về tình hình đàm phán thương mại Việt Nam - Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của APEC trong hệ thống thương mại đa phương toàn cầu.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ hộ kinh doanh kê khai thuế minh bạch và thể chế hóa chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ lưỡng nội dung đề xuất của VinSpeed về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Xây dựng tổng hợp và báo cáo Chính phủ trước 22/5.
Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội góp ý dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, nhấn mạnh hoàn thiện chính sách nhân lực, bảo đảm minh bạch trong quản lý sự cố bức xạ.
Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Đại biểu Quốc hội kiến nghị bổ sung cơ chế đặc biệt cho các địa phương xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chính sách đãi ngộ và nguyên tắc trách nhiệm toàn diện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2025 ngày 15/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc họp song phương với Tổng giám đốc WTO theo đề xuất của WTO
Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ cần rà soát, phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương.
Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ Tư pháp, chậm nhất đến 30/5/2025, các cơ quan, bộ, ngành, địa phương phải gửi báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013 về Bộ Tư pháp.
Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” gồm 7 nội dung và 2 giai đoạn triển khai, thực hiện.
Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lễ ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) diễn ra chiều ngày 14/5.
Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Sáng 14/5, Bộ tư lệnh Quân khu 5 tổ chức hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Chính ủy Quân khu 5 cho Đại tá Lương Đình Chung.
Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Cải cách mô hình chính quyền từ ba cấp xuống hai cấp là dấu mốc lịch sử, chuyển đổi từ hành chính sang quản trị phục vụ, nâng cao hiệu quả vì dân.
Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Chính phủ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu lộ trình sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp người dân.
Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại,… trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên quyền chất vấn của Hội đồng nhân dân với Viện trưởng, Chánh án, coi đây là công cụ giám sát thiết yếu, minh bạch.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tại cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành... về chống buôn lậu, gian lận thương mại, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã đề xuất nhiều giải pháp.
Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Đại biểu Quốc hội góp ý sửa Hiến pháp năm 2013, kiến nghị thể chế rõ chính quyền hai cấp, phân cấp phải gắn với nguồn lực, không làm giảm hiệu quả quản lý.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Buôn lậu, hàng giả là vấn đề lớn, Thủ tướng yêu cầu phải ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt, kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tổ chức, cá nhân.
Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa Hiến pháp cần bảo đảm thống nhất pháp luật, giữ nguyên quyền chất vấn, khắc phục bất cập khi tổ chức chính quyền mô hình mới.
Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng lưu ý tiếp tục xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; quốc tế hóa bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »