Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, luật mới chuyển từ quản lý doanh nghiệp sang quản lý vốn nhà nước, tăng quyền tự chủ nhưng gắn với chế tài hậu kiểm.
Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Phân cấp mạnh nhưng không buông lỏng giám sát

Tại phiên thảo luận 13/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng tiếp thu, giải trình nhiều nội dung quan trọng về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sau khi các đại biểu góp ý. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, đây là một trong những dự án luật nhận được hơn 80 lượt ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội qua cả ba hình thức: Thảo luận tổ, hội trường và văn bản.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: VPQH

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, tinh thần xuyên suốt trong việc chỉnh lý dự thảo là tiếp thu tối đa, thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng và tháo gỡ các bất cập trong Luật số 69 hiện hành. Điểm thay đổi đầu tiên và căn bản nhất là luật lần này không còn đặt trọng tâm vào việc quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước như trước, mà chuyển sang quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước hành xử như một cổ đông, thực hiện quyền và nghĩa vụ theo tỷ lệ vốn góp, không can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

“Chúng ta phải xác định rằng, đã góp vốn thì cần tôn trọng doanh nghiệp, vì sau khi vốn được đưa vào, nó hình thành tài sản của doanh nghiệp và doanh nghiệp hoạt động theo pháp nhân độc lập. Đây là thay đổi rất căn bản”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho rằng, việc phân biệt rõ vai trò giữa chủ sở hữu vốn và pháp nhân doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc để đảm bảo nguyên tắc thị trường, minh bạch và hiệu quả trong sử dụng vốn nhà nước. Luật cũng kế thừa những quy định đã được áp dụng ổn định trong thực tiễn, đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn mới.

Về phân cấp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định, dự thảo trao quyền rất mạnh cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và người đại diện phần vốn nhà nước. Những quyền này bao gồm việc quyết định chiến lược 5 năm, kế hoạch kinh doanh hằng năm, chính sách tiền lương, thù lao, tiền thưởng, cho vay, góp vốn vào công ty con, quyết định đầu tư và cả chuyển nhượng tài sản.

Tuy nhiên, đi liền với đó là trách nhiệm giải trình cá nhân rất rõ ràng. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, luật lần này yêu cầu Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, người đại diện vốn nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và cơ quan chủ sở hữu nếu để xảy ra sai phạm, thất thoát vốn hoặc bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ.

“Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở để quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hay chấm dứt hợp đồng với người đại diện vốn. Những ai thực hiện không đúng nhiệm vụ hoặc có dấu hiệu bất thường, gây thiệt hại cho doanh nghiệp sẽ không được tiếp tục giữ chức vụ”, Bộ trưởng khẳng định.

Về hậu kiểm, dự thảo luật quy định việc Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh tra toàn bộ hoạt động đầu tư vốn nhà nước, từ quá trình ra quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn. Bộ trưởng cũng cho biết, luật không quy định chi tiết các hình thức thanh tra, mà sẽ được cụ thể hóa tại các nghị định để phù hợp với thực tiễn và tăng tính linh hoạt.

“Chúng tôi muốn chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Nhưng hậu kiểm phải có công cụ, có chế tài, có cơ chế giám sát hiệu quả. Không thể để doanh nghiệp muốn làm gì thì làm”, Bộ trưởng nêu rõ.

Mỗi đồng vốn phải có địa chỉ, có sinh lời

Một điểm được Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh là vai trò đầu tư tài chính của Nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước chỉ nắm dưới 50% vốn. Theo ông, việc đầu tư vào các doanh nghiệp như vậy cần được xác định rõ mục tiêu: tìm kiếm lợi nhuận chứ không phải can thiệp điều hành.

“Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp cần được tính toán kỹ lưỡng, có mục tiêu sinh lời rõ ràng. Nếu doanh nghiệp hiệu quả, chúng ta tiếp tục đầu tư. Nếu không, phải có phương án thoái vốn hợp lý”, Bộ trưởng phát biểu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng dẫn ví dụ về Tập đoàn Temasek (Singapore) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước SCIC (Việt Nam) là những mô hình đầu tư vốn nhà nước thành công, khi không nhất thiết phải nắm đa số vốn nhưng vẫn có tiếng nói chiến lược, đồng thời đảm bảo hiệu quả cao cho ngân sách nhà nước.

Quốc hội nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: VPQH
Quốc hội nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: VPQH

Một số nội dung cụ thể khác được Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng tiếp thu gồm: Cơ chế chuyển nhượng dự án có vốn đầu tư nhà nước, xử lý chi phí đầu tư thất bại, quy định thù lao cho người đại diện vốn nhà nước không làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp và chế tài với doanh nghiệp chậm công khai thông tin.

“Chúng tôi đã quy định rõ tại Điều 24 dự thảo và sẽ tiếp tục hoàn thiện trong các nghị định hướng dẫn thi hành. Mục tiêu là khi luật ban hành có thể đi vào thực tiễn ngay, hỗ trợ cho cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong một khung thể chế đồng bộ”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cũng nhấn mạnh, không thể đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước chỉ dựa vào lãi, mà cần so sánh với các chỉ tiêu khác như lãi suất ngân hàng, mức trung bình ngành hoặc mức tăng trưởng tương ứng trong lĩnh vực tương tự. “Phải có những thước đo cụ thể, khách quan để đánh giá đúng năng lực quản lý và sử dụng vốn nhà nước”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nói.

Cơ chế giám sát theo Điều 45 và 46 của Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thiết kế đa tầng: Từ giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính đến các Bộ chuyên ngành, địa phương và giám sát nội bộ doanh nghiệp. Dữ liệu quản lý vốn sẽ được tích hợp vào Hệ thống thông tin quản lý thống nhất theo Điều 8, do Bộ Tài chính chủ trì vận hành.
Hoàng Nhưỡng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ lưỡng nội dung đề xuất của VinSpeed về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Xây dựng tổng hợp và báo cáo Chính phủ trước 22/5.
Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội góp ý dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, nhấn mạnh hoàn thiện chính sách nhân lực, bảo đảm minh bạch trong quản lý sự cố bức xạ.
Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Đại biểu Quốc hội kiến nghị bổ sung cơ chế đặc biệt cho các địa phương xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chính sách đãi ngộ và nguyên tắc trách nhiệm toàn diện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2025 ngày 15/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc họp song phương với Tổng giám đốc WTO theo đề xuất của WTO
Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ cần rà soát, phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ Tư pháp, chậm nhất đến 30/5/2025, các cơ quan, bộ, ngành, địa phương phải gửi báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013 về Bộ Tư pháp.
Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” gồm 7 nội dung và 2 giai đoạn triển khai, thực hiện.
Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lễ ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) diễn ra chiều ngày 14/5.
Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Sáng 14/5, Bộ tư lệnh Quân khu 5 tổ chức hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Chính ủy Quân khu 5 cho Đại tá Lương Đình Chung.
Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Cải cách mô hình chính quyền từ ba cấp xuống hai cấp là dấu mốc lịch sử, chuyển đổi từ hành chính sang quản trị phục vụ, nâng cao hiệu quả vì dân.
Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Chính phủ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu lộ trình sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp người dân.
Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại,… trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên quyền chất vấn của Hội đồng nhân dân với Viện trưởng, Chánh án, coi đây là công cụ giám sát thiết yếu, minh bạch.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tại cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành... về chống buôn lậu, gian lận thương mại, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã đề xuất nhiều giải pháp.
Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Đại biểu Quốc hội góp ý sửa Hiến pháp năm 2013, kiến nghị thể chế rõ chính quyền hai cấp, phân cấp phải gắn với nguồn lực, không làm giảm hiệu quả quản lý.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Buôn lậu, hàng giả là vấn đề lớn, Thủ tướng yêu cầu phải ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt, kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tổ chức, cá nhân.
Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa Hiến pháp cần bảo đảm thống nhất pháp luật, giữ nguyên quyền chất vấn, khắc phục bất cập khi tổ chức chính quyền mô hình mới.
Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng lưu ý tiếp tục xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; quốc tế hóa bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật quý giá gắn liền với cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (quận Ba Đình, Hà Nội).
Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đại biểu Quốc hội kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trước rủi ro pháp lý.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tỷ lệ vốn, trách nhiệm doanh nghiệp nhà nước, thù lao người đại diện và khái niệm liên quan trong quản lý vốn nhà nước.
Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm các chủ thể quản lý vốn nhà nước, bảo đảm minh bạch và hiệu quả trong đầu tư, sử dụng tại doanh nghiệp.
Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Dự thảo nghị quyết kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 được trình Quốc hội sáng 13/5 nhằm tiếp tục hỗ trợ tam nông, tái cơ cấu nông nghiệp.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »