Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, Việt Nam vẫn đang giữ vững đà phục hồi, tận dụng nội lực và mở rộng hợp tác quốc tế.
Điểm nhấn kinh tế thế giới và Việt Nam nửa đầu năm 2024 Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu ổn định trong năm 2025

Thế giới đối mặt nhiều thách thức

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, năm 2025 chứng kiến kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều cơn gió ngược, khi tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại và căng thẳng thương mại leo thang. Bức tranh ảm đạm này được thể hiện rõ qua các báo cáo và dự báo từ các tổ chức uy tín như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), S&P Global Market Intelligence và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

IMF trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu xuống chỉ còn 2,8% cho năm 2025, giảm 0,5% so với dự báo trước đó. Đáng chú ý, các nền kinh tế lớn cũng không tránh khỏi xu hướng này.

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá
Kinh tế thế giới đối mặt "bão" tăng trưởng chậm. Ảnh: Thùy An

S&P Global Market Intelligence cũng đưa ra những con số tương tự, dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2025 ở mức 2,2% và năm 2026 là 2,4%, đều thấp hơn so với các dự báo trước đó.

Liên minh châu Âu (EU) hiện đang nổi lên như một đối tác thương mại ổn định, được nhiều quốc gia lựa chọn. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU đang tích cực đối thoại với nhiều nước như Canada, Ấn Độ, UAE và New Zealand để thúc đẩy thương mại đa phương. Dù cũng phải chịu thuế từ Mỹ, EU vẫn kiên định với chủ nghĩa đa phương và chuẩn bị đàm phán thương mại cấp cao với Trung Quốc.

Không chỉ có căng thẳng thương mại, giá cả hàng hóa thế giới cũng có nhiều biến động đáng chú ý trong thời gian qua. Giá cà phê quốc tế tăng mạnh do thời tiết cực đoan tại Brazil và Việt Nam, hai nước chiếm hơn 50% nguồn cung toàn cầu.

Trong bức tranh kinh tế toàn cầu hiện nay, khu vực Trung Á nổi lên như một điểm sáng. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Á đạt 5,7% trong năm 2025, vượt qua cả Trung Quốc.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Á, cùng với các thỏa thuận thương mại tự do trong khu vực, mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong các lĩnh vực như xuất khẩu vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, và hợp tác đầu tư.

Dấu ấn kinh tế Việt Nam

Trái ngược với bức tranh kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam trong quý I/2025 vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá ấn tượng. GDP ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I của các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2025 ước tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cũng tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 202,52 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm 0,03% so với tháng trước, cho thấy lạm phát được kiểm soát ở mức tương đối ổn định. CPI bình quân quý I/2025 tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước, vẫn nằm trong mục tiêu đề ra. Việc kiểm soát lạm phát giúp tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng tích cực. Ảnh: Cấn Dũng

Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện trong quý I/2025 ước đạt 4,96 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/3/2025 đạt 10,98 tỷ USD, tăng trưởng ấn tượng 34,7% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

Tình hình phát triển doanh nghiệp trong nước cũng có nhiều tín hiệu tích cực. Trong quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng.

Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong quý I/2025 đạt hơn 72.900 doanh nghiệp, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng cho thấy sự phục hồi và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù kinh tế Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Tình trạng hàng giả, hàng nhái và gian lận xuất xứ diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến niềm tin người tiêu dùng và môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, các chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và căng thẳng thương mại toàn cầu cũng tiềm ẩn rủi ro đối với dòng vốn và thương mại quốc tế của Việt Nam.

Để duy trì đà tăng trưởng và vượt qua các thách thức, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, cần tăng cường quản lý thị trường, kiểm soát chặt chẽ tình trạng hàng giả, hàng nhái và gian lận xuất xứ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và uy tín của hàng hóa Việt Nam.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động, Việt Nam cũng cần chủ động ứng phó với các rủi ro từ bên ngoài, đặc biệt là các tác động tiêu cực từ căng thẳng thương mại và các chính sách bảo hộ của các nước lớn. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng các hiệp định thương mại tự do và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước là những giải pháp quan trọng để Việt Nam có thể "vượt sóng", bứt phá đi lên trong thời gian tới.
Lê Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đồng hành doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số, tận dụng cơ hội từ CMCN 4.0, hướng tới sản xuất thông minh, bền vững.
Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Phát triển khu công nghiệp xanh sẽ tăng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu nhưng quá trình chuyển đổi còn nhiều rào cản thể chế, hạ tầng và tín dụng.
Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Từ biến động chuỗi cung ứng, cuộc cách mạng do trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, ngành công nghiệp đang phải xoay chuyển để giữ vững vị thế.
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành hoá chất phát động chương trình xanh hóa và chuyển đổi số, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại.
Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Phát triển công nghiệp công nghệ số bền vững cần gắn với kinh tế tuần hoàn, tái chế thiết bị điện tử và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thời đại số.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Ninh Bình quyết tâm trở thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ ô tô, thu hút FDI, cải thiện hạ tầng, đào tạo nhân lực, hướng tới phát triển bền vững.
Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Một trong những nội dung nổi bật được đề cập trong Luật Hóa chất sửa đổi là hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành hóa chất.
4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Theo Cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Với quy mô gần 250 gian hàng, Vietnam AutoExpo 2025 tạo đòn bẩy giao thương cho doanh nghiệp ngành giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương đã tổ chức lấy ý kiến, tham vấn chính sách của Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ.
PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm, rơi khỏi ngưỡng tăng trưởng sau một tháng phục hồi.
Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp là cần thiết hướng tới sản xuất thông minh, nhưng liệu doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng cơ hội này?
Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Đạn bom dội lửa miền Bắc, ngành công nghiệp kiên cường bước vào cuộc chiến mới: Dựng xây cơ sở xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 26/3/2025
5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Để ngành công nghiệp hóa chất phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ 5 giải pháp phát triển ngành công nghiệp hóa chất.
Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.
Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »