Thương mại điện tử: 'Cơ hội vàng' cho nông sản miền núi

Vận chuyển nhanh, chi phí hợp lý, thương mại điện tử được đánh giá là kênh tiêu thụ vô cùng hiệu quả cho nông sản miền núi.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua Giải ‘bài toán’ tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa

Nhà nước và doanh nghiệp đồng hành tiêu thụ nông sản miền núi

Việt Nam là đất nước được thiên nhiên ưu ái có rất nhiều nông sản đa dạng, đặc biệt là sản phẩm của khu vực miền núi. Trong đó có nhóm chín rộ theo mùa như bơ Đắk Lắk, vải thiều Bắc Giang, cam Cao Phong, mận Mộc Châu…

Thương mại điện tử: 'Cơ hội vàng' cho nông sản miền núi
Bưu điện Việt Nam hỗ trợ tiêu thụ mận hậu qua sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn (Ảnh: Vietnam Post)

Trong hành trình kết nối nông sản Việt năm 2025, sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn trực thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng người nông dân Sơn La tiêu thụ mận hậu, đặc sản trứ danh của vùng Tây Bắc – thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và bán hàng trực tuyến.

Vào dịp Ngày hội hái mận lần thứ I năm 2025 tại xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu do Ủy ban nhân dân huyện Yên Châu tổ chức vào ngày 23/5, Bưu điện Việt Nam đã trực tiếp tham gia các hoạt động trải nghiệm, kết nối tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tổ chức livestream bán hàng trên nền tảng số của Bưu điện Việt Nam và trên nền tảng mạng xã hội của các KOL, KOC tham gia quảng bá sản phẩm. Đây là dịp để quảng bá đặc sản mận hậu – quả ngọt gắn liền với đất và người Sơn La, đồng thời là cơ hội để người tiêu dùng trên cả nước tiếp cận nông sản tươi ngon, chính gốc, được vận chuyển nhanh chóng qua hệ thống logistics của Bưu điện

Cùng với nongsan.buudien.vn, sàn thương mại điện tử Sendo Farm cũng đã lập một bản đồ nông sản Việt, tương ứng từng mùa vụ và cam kết sản lượng đầu ra.

Cứ mỗi nơi mỗi mùa, siêu thị online này sẽ xuống tận vùng trồng để đánh giá quy chuẩn đầu vào, xúc tiến việc mở bán như livestream tại vườn, quảng bá trên các nền tảng trực tuyến. Sendo Farm từng tổ chức nhiều buổi kết nối và livestream tận vườn để hỗ trợ người nông dân như tiêu thụ bắp cải ở Sơn La, khoai sọ ở Yên Bái...

Những năm vừa qua, nông sản miền núi đã và đang được tiêu thụ hiệu quả trên sàn thương mại điện tử. Để chuẩn bị cho mùa nông sản thu hoạch rộ, ngày 24/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lai Châu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức chuỗi sự kiện “Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử: Nâng tầm sản phẩm vùng Trung du và miền núi phía Bắc”. Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 100 hợp tác xã, hộ kinh doanh và đơn vị sản xuất tiêu biểu từ khu vực, cùng hơn 300 đại biểu đến từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và tổ chức xúc tiến thương mại.

Hội nghị “Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử - Nâng tầm sản phẩm vùng Trung du và miền núi phía Bắc” được tổ chức với mục tiêu quan trọng và xuyên suốt: Kết nối nguồn lực - Mở rộng thị trường - Chuyển đổi phương thức phát triển cho khu vực còn nhiều tiềm năng. Hội nghị nhằm cụ thể hóa các định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển liên kết vùng trong thương mại điện tử, thông qua chuỗi hoạt động phong phú: Tập huấn, Hội thảo chuyên đề, Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác… qua đó tạo ra một hệ sinh thái thương mại điện tử gắn với thực tiễn địa phương, nơi các bên cùng nhìn về một hướng, cùng hành động để mở ra những cơ hội phát triển mới cho khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, nhấn mạnh: “Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu tất yếu. Thương mại điện tử chính là một trong những trụ cột then chốt để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện tại các địa phương, đặc biệt là các khu vực còn nhiều khó khăn như vùng Trung du và miền núi phía Bắc”.

Liên kết vùng: Giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử

Một trong những điểm nhấn của sự kiện là lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) với các doanh nghiệp nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Việt Nam và đại diện Sở Công Thương các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Mục tiêu của hợp tác này là hỗ trợ triển khai các hoạt động đào tạo kỹ năng số, phát triển hạ tầng thương mại điện tử và thúc đẩy việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm địa phương trên nền tảng số.

Bên cạnh đó, Bưu điện Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử giữa Sở Công Thương các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Thái Nguyên với các doanh nghiệp vùng trung du và miền núi phía Bắc. Việc ký kết là minh chứng cho sự cam kết đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các địa phương trong việc thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và bền vững tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Theo đó, Bưu điện Việt Nam sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc hoàn thiện quy trình vận chuyển, giao nhận và hoàn tất đơn hàng cho thương mại điện tử, từng bước mở rộng ra liên vùng nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử nội địa và hướng tới triển khai thương mại điện tử xuyên biên giới cũng như nhiều hoạt động cụ thể khác…

Sự kiện cũng tổ chức các hội thảo, hội nghị với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ số; triển lãm các mô hình công nghệ số và sản phẩm đặc trưng vùng miền với 50 gian hàng; tổ chức phiên Mega Livestream trực tiếp thông qua nền tảng TikTok Shop.

Để thương mại điện tử phát triển bền vững tại các vùng miền núi, việc nâng cao kỹ năng số cho người dân là yếu tố then chốt. Trong khuôn khổ sự kiện, các hoạt động đào tạo, tập huấn gắn với thực hành cho các hợp tác xã, hộ kinh doanh, lực lượng khởi nghiệp trẻ đã được tổ chức. Những phiên livestream quảng bá sản phẩm vùng cao, kết nối trực tiếp với người tiêu dùng trên cả nước thông qua nền tảng số đã giúp người dân tiếp cận và làm quen với các công cụ số, từ đó nâng cao năng lực kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Với sự hỗ trợ từ các nền tảng thương mại điện tử và chính sách thúc đẩy từ các cơ quan quản lý, nông sản miền núi như chè Shan tuyết, gạo Séng Cù, mật ong bạc hà, các loại dược liệu quý, sản phẩm thổ cẩm, thủ công truyền thống... đã có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn. Thương mại điện tử không chỉ giúp quảng bá sản phẩm mà còn tạo điều kiện để người tiêu dùng hiểu rõ hơn về nguồn gốc, quy trình sản xuất và giá trị văn hóa của từng sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường.

Thương mại điện tử đang mở ra cơ hội lớn cho nông sản miền núi, nhưng để phát triển bền vững, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân. Việc xây dựng hạ tầng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển chuỗi cung ứng và đảm bảo chất lượng sản phẩm là những yếu tố quan trọng để thương mại điện tử thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế vùng miền núi phát triển mạnh mẽ và bền vững trong thời gian tới.
Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Longform | Nông sản miền núi chinh phục người tiêu dùng miền xuôi

Longform | Nông sản miền núi chinh phục người tiêu dùng miền xuôi

Từ miến dong Bình Liêu đến chè Shan tuyết Hà Giang, mật ong Cao Bằng… nông sản miền núi từng bước chinh phục người tiêu dùng thành thị.
Sơn La thúc đẩy tiêu thụ mận hậu

Sơn La thúc đẩy tiêu thụ mận hậu

Được tổ chức tại xã biên giới Phiêng Khoài, Ngày hội hái mận Yên Châu quảng bá đặc sản mận hậu, thúc đẩy tiêu thụ và phát triển du lịch nông nghiệp địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Giải ‘bài toán’ tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa

Giải ‘bài toán’ tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa

Bộ Công Thương đã triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, tạo chuyển biến rõ nét từ sản xuất đến tiêu thụ.
Hà Giang: Xây dựng thương hiệu dưa hấu sạch Bản Luốc

Hà Giang: Xây dựng thương hiệu dưa hấu sạch Bản Luốc

Dưa hấu trở thành cây trồng chủ lực tại Bản Luốc, Hà Giang, với định hướng xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc và kết nối chuỗi giá trị tiêu thụ bền vững.
Giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày mai 22/5 tăng hay giảm?

Giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày mai 22/5 tăng hay giảm?

Giá xăng dầu thế giới hôm nay giằng co quanh ngưỡng đóng cửa phiên trước. Vậy trong kỳ điều hành ngày mai 22/5 giá xăng dầu được dự báo ra sao?
Giá xăng dự báo tiếp tục tăng vào kỳ điều hành ngày mai 27/3

Giá xăng dự báo tiếp tục tăng vào kỳ điều hành ngày mai 27/3

Giá xăng dự báo tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày mai (27/3/2025) theo giá thế giới.
Hà Nội: Sức mua hàng Tết tại siêu thị đang tăng mạnh

Hà Nội: Sức mua hàng Tết tại siêu thị đang tăng mạnh

Những ngày gần đây sức mua hàng Tết tại siêu thị tại Hà Nội tăng khoảng 20-30% so với tuần liền kề trước đó và tăng trưởng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2024.
Giá xăng dự báo tăng trong kỳ điều hành ngày mai 9/1/2025

Giá xăng dự báo tăng trong kỳ điều hành ngày mai 9/1/2025

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 9/1/2025 được dự báo sẽ tiếp tục tăng, mức tăng khoảng 300-400 đồng/lít.
Tuyên Quang: Nỗ lực vượt khó, duy trì tăng trưởng kinh tế

Tuyên Quang: Nỗ lực vượt khó, duy trì tăng trưởng kinh tế

Theo báo cáo của Sở Công Thương Tuyên Quang, giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2024 đạt 23.730 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2023.
Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Sở Công Thương 2 tỉnh An Giang và Tuyên Quang đã triển khai thỏa thuận, hợp tác phát triển về lĩnh vực Công Thương giữa hai địa phương.
6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV năm 2024 vừa được tổ chức thành công đã thông qua Quyết tâm thư với 6 nhiệm vụ và chỉ tiêu chính.
Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Hiện toàn tỉnh Sơn La có 39 chuỗi rau, 178 chuỗi quả, 15 chuỗi chè, cà phê; trên 100 cơ sở áp dụng VietGAP, GlobalGAP... giúp tiêu thụ nông sản bền vững.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Đẩy mạnh chuyển đổi số bằng cách đưa nông sản lên các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội là giải pháp tiêu thụ nông sản Bắc Kạn hiệu quả.
Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu hiện có diện tích chè kinh doanh rộng 8.400 ha, năng suất và sản lượng chè tăng trưởng. Toàn tỉnh đang hướng đến phát triển bền vững cây chè.
Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Việt Nam có hàng ngàn sản phẩm miền núi có chất lượng cao. Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi là giải pháp quan trọng nâng cao giá trị.
Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Yên Bái đang linh hoạt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản đến tay người tiêu dùng.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Sau hơn 3 năm triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Bắc Kạn đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

57 năm qua, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, chính trị vùng biên.
Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Bằng việc liên kết chặt giữa người nông dân và doanh nghiệp, giá trị cà phê Sơn La đã không ngừng tăng cao.
Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Thời gian qua, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã hỗ trợ tiêu thụ rất nhiều loại nông sản của các địa phương miền núi.
Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Năm nay, ca cao liên tục giữ giá, nhiều người trồng cao cao phấn khởi. Sản xuất theo hướng hữu cơ giúp ca cao ổn định đầu ra, giá bán cao.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »