Thực hiện hiệu quả công tác khuyến công quốc gia năm 2025

Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương xác định thực hiện tốt công tác khuyến công quốc gia là nhiệm vụ quan trọng trong năm 2025.
6 tháng, kinh phí khuyến công quốc gia được phân bổ 45 tỷ đồng Lạng Sơn đề xuất thông tin sớm về đề án khuyến công quốc gia Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Tích cực triển khai hoạt động xây dựng chính sách

Cục Công Thương địa phương thông tin, năm vừa qua, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là điểm sáng trong triển khai công tác của Cục.

Theo đó, Cục đã hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ ký ban hành 2 nghị định: Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định số 43/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Thực hiện hiệu quả công tác khuyến công quốc gia năm 2025
Cục Công Thương địa phương tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý cho nghị định về khuyến công tại Ninh Bình. Ảnh: Thanh Tuấn

Xây dựng, trình lãnh đạo Bộ ký ban hành Thông tư số 14/2024/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp, cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước và một số mẫu văn bản về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

Sau khi các văn bản quy phạm pháp luật nói trên được ban hành, Cục đã tổ chức các hội nghị phổ biến nội dung các văn bản trên phạm vi cả nước.

Cục Công Thương địa phương cũng đã xây dựng, trình lãnh đạo Bộ ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương; Quyết định công bố thủ tục hành chính mới được ban hành và bị bãi bỏ trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.

Hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công, trình lãnh đạo Bộ ký Tờ trình số 10693/TTr-CTĐP ngày 27/12/2024 trình Chính phủ đảm bảo tiến độ.

Ngoài ra, Cục cũng đã làm tốt công tác theo dõi Công Thương địa phương, chuẩn bị tài liệu và tháp tùng lãnh đạo Bộ làm việc với 19 địa phương, đã thực hiện giải quyết kiến nghị, đề nghị của các tỉnh, thành phố.

Có ý kiến đối với phương án phát triển cụm công nghiệp của các tỉnh, thành phố; ý kiến đối với đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp của một số tỉnh, thành phố (Hà Nội, Đắk Lắk); xử lý kiến nghị của hơn 40 địa phương/cơ quan về quản lý, phát triển cụm công nghiệp…

Thực hiện tốt công tác phát triển tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiệp; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các nhiệm vụ khác được giao.

Tập trung triển khai công tác khuyến công

Riêng với công tác khuyến công, theo Cục Công Thương địa phương, năm 2024, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia được Bộ Công Thương phê duyệt là 130 tỷ đồng/106 đề án. Cục đã hướng dẫn các địa phương, đơn vị hoàn thiện hồ sơ và triển khai đề án đã được phân bổ ngân sách theo quy định.

Phối hợp với Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công thành phố Hà Nội, tỉnh Kiên Giang tổ chức thành công Hội nghị khuyến công và Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc và phía Nam.

Thực hiện hiệu quả công tác khuyến công quốc gia năm 2025
Lãnh đạo Cục Công Thương địa phương thăm gian hàng tại Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024. Ảnh: Thanh Tuấn

Xây dựng và tổ chức kế hoạch các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đề án khuyến công quốc gia năm 2024 tại 8 địa phương. Hướng dẫn các địa phương, tổ chức dịch vụ khuyến công xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025…

Tuy nhiên, theo nhìn nhận từ Cục Công Thương địa phương, kinh phí khuyến công quốc gia năm 2023 chỉ đạt 34,6% kế hoạch đã ảnh hưởng đến hoạt động của Cục, của đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ về khuyến công trên cả nước và Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1.

Dù vậy, năm vừa qua, Cục Công Thương địa phương đã nỗ lực phối hợp với các địa phương triển khai hiệu quả nhiều chương trình đề án. Tiếp tục phát huy tinh thần này, sang năm 2025, Cục Công Thương địa phương tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2025, bảo đảm phát huy tối đa nguồn lực, năng lực hiện có của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên cả nước.

Tham mưu xây dựng kế hoạch tổng kết Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025 và xây dựng Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2026-2030. Triển khai công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2025.

Tổ chức thực hiện quản lý cụm công nghiệp theo thẩm quyền; hướng dẫn, trả lời các kiến nghị của các địa phương liên quan đến quản lý cụm; tổ chức xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước (nếu được giao kinh phí); tổ chức một số đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại một số tỉnh, thành phố và thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động phát triển cụm công nghiệp năm 2025.

Đồng thời tiếp tục theo dõi Hồ sơ dự thảo Nghị định của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công;

Xây dựng Thông tư quy định về tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (thay thế Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 14/2018/TT-BCT ngày 28/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) sau khi Nghị định sửa đổi, bổ một số điều của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công được ban hành.

Tăng cường phát triển mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đầu mối của Bộ Công Thương công nhận, quản lý, giám sát và đánh giá hoạt động của mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương. Theo dõi hoạt động làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Báo cáo lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch xét phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân dân” “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ lần thứ 6.

Năm 2024, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia được Bộ Công Thương phê duyệt 130 tỷ đồng/106 đề án, nhiệm vụ cho 38 địa phương, 14 đơn vị và một số nhiệm vụ do Cục Công Thương địa phương trực tiếp thực hiện. Kinh phí khuyến công quốc gia được phân bổ năm 2024 là 45,546 tỷ đồng (chiếm 34,6%). Cục đã hướng dẫn các địa phương, đơn vị hoàn thiện hồ sơ và triển khai đề án khuyến công quốc gia đã được phân bổ ngân sách theo quy định.
Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến công quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng tỷ lệ nội địa hóa - lời giải cho tự chủ công nghiệp

Tăng tỷ lệ nội địa hóa - lời giải cho tự chủ công nghiệp

Chỉ khi đạt mức nội địa hoá cao hơn, ngành công nghiệp mới có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia.
Ưu tiên sản phẩm Việt cho phát triển công nghiệp đường sắt

Ưu tiên sản phẩm Việt cho phát triển công nghiệp đường sắt

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) quy định ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong nước để phát triển công nghiệp đường sắt, thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ.
Kết nối FDI và doanh nghiệp tư nhân:

Kết nối FDI và doanh nghiệp tư nhân: 'Đòn bẩy' phát triển công nghiệp hỗ trợ

Các tập đoàn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có nhu cầu rất lớn về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đây là cơ hội để doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực này.
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện triển lãm công nghiệp Việt Nam

Sắp diễn ra chuỗi sự kiện triển lãm công nghiệp Việt Nam

Với hơn 500 gian hàng trên tổng diện tích 10.000 m2, chuỗi sự kiện triển lãm quốc tế 2025 về công nghiệp Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11-13/9.
Phát triển nhà máy thông minh: Cú hích nâng tầm công nghiệp hỗ trợ

Phát triển nhà máy thông minh: Cú hích nâng tầm công nghiệp hỗ trợ

Nhà máy thông minh đang trở thành hướng đi tất yếu giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng năng suất và đáp ứng yêu cầu chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp công nghiệp: Lời giải nào cho bài toán nguyên liệu?

Doanh nghiệp công nghiệp: Lời giải nào cho bài toán nguyên liệu?

Dù nguồn nguyên liệu trong nước ngày càng đa dạng, nhiều doanh nghiệp công nghiệp vẫn nhập khẩu. Theo đó, tự chủ nguyên liệu vẫn là bài toán đầy thách thức.
Công nghệ là chìa khóa cho ngành dệt may chuyển mình xanh hoá

Công nghệ là chìa khóa cho ngành dệt may chuyển mình xanh hoá

Áp lực phải chuyển đổi xanh và số hóa đang buộc các doanh nghiệp trong ngành dệt may phải thay đổi tư duy và cách vận hành để phát triển bền vững.
Bộ Công Thương tăng cường quản lý kinh doanh thuốc lá

Bộ Công Thương tăng cường quản lý kinh doanh thuốc lá

Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 3581/BCT-VP thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng về việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh thuốc lá.
Để cơ khí chế tạo bứt phá cần

Để cơ khí chế tạo bứt phá cần 'đòn bẩy' chính sách

Cơ khí chế tạo Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển và chiếm lĩnh thêm thị phần, vì vậy, cần thiết phải có sự nâng đỡ về chính sách.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Cơ hội bứt phá cho công nghiệp thép ray Việt

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Cơ hội bứt phá cho công nghiệp thép ray Việt

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế, trong đó, tạo cơ hội cho ngành công nghiệp thép ray nội địa.
Tạo ‘lực đẩy’ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa

Tạo ‘lực đẩy’ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa

Bộ Công Thương và Samsung Việt Nam tiếp tục "bắt tay" tìm kiếm, nâng tầm doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hướng tới công nghiệp hỗ trợ bền vững.
Hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa

Hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa là kim chỉ nam phát triển đất nước tự lực, tự cường, hiện thực hóa qua các giai đoạn đổi mới, chuyển đổi số...
Ứng phó sự cố hoá chất: Cần kế hoạch toàn diện từ địa phương đến doanh nghiệp

Ứng phó sự cố hoá chất: Cần kế hoạch toàn diện từ địa phương đến doanh nghiệp

Trước nguy cơ sự cố hóa chất ngày càng phức tạp, các địa phương và doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó toàn diện, sẵn sàng trong mọi tình huống.
Tự chủ nguyên liệu, linh kiện: Nền tảng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tự chủ nguyên liệu, linh kiện: Nền tảng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tự chủ nguyên liệu, linh kiện trong nước là vấn đề cốt lõi, tạo nền tảng để công nghiệp hỗ trợ phát triển bền vững và nâng sức cạnh tranh quốc gia.
Vinamac Expo 2025: Kết nối thị trường cho sản phẩm công nghiệp

Vinamac Expo 2025: Kết nối thị trường cho sản phẩm công nghiệp

250 doanh nghiệp công nghiệp trong và ngoài nước tham gia xúc tiến thị trường tại Triển lãm Vinamac Expo 2025 diễn ra từ 14 - 16/5 tại Hà Nội.
Ngành công nghiệp: Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch tích cực

Ngành công nghiệp: Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch tích cực

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp dịch chuyển tích cực, tỷ trọng hàng công nghệ cao tăng, tạo nền tảng cho các tập đoàn công nghiệp tư nhân vươn ra thị trường quốc tế
Lào Cai: Tập trung công tác an toàn và tháo gỡ khó khăn lĩnh vực khoáng sản

Lào Cai: Tập trung công tác an toàn và tháo gỡ khó khăn lĩnh vực khoáng sản

Theo Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, từ đầu năm 2025 đến nay, giá trị sản xuất, khai thác, chế biến khoáng sản của địa phương đạt trên 9.527 tỷ đồng.
Ninh Bình: Từ nông thôn mới đến trung tâm công nghiệp hỗ trợ -Bước chuyển mình chiến lược của một vùng đất di sản

Ninh Bình: Từ nông thôn mới đến trung tâm công nghiệp hỗ trợ -Bước chuyển mình chiến lược của một vùng đất di sản

Ninh Bình đang chuyển mình mạnh mẽ: Từ một địa phương Nông nghiệp thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ, kết hợp di sản, công nghiệp xanh, nông nghiệp hiện đại.
Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đồng hành doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số, tận dụng cơ hội từ CMCN 4.0, hướng tới sản xuất thông minh, bền vững.
Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Phát triển khu công nghiệp xanh sẽ tăng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu nhưng quá trình chuyển đổi còn nhiều rào cản thể chế, hạ tầng và tín dụng.
Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Từ biến động chuỗi cung ứng, cuộc cách mạng do trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, ngành công nghiệp đang phải xoay chuyển để giữ vững vị thế.
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành hoá chất phát động chương trình xanh hóa và chuyển đổi số, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại.
Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Phát triển công nghiệp công nghệ số bền vững cần gắn với kinh tế tuần hoàn, tái chế thiết bị điện tử và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thời đại số.
Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Ninh Bình quyết tâm trở thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ ô tô, thu hút FDI, cải thiện hạ tầng, đào tạo nhân lực, hướng tới phát triển bền vững.
Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Một trong những nội dung nổi bật được đề cập trong Luật Hóa chất sửa đổi là hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành hóa chất.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »