Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản đã quy định theo hướng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế.
Sai phạm trong thăm dò, khai thác khoáng sản: Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân Quảng Nam: Ngăn chặn việc cố tình trả giá cao rồi bỏ cọc trong đấu giá khai thác khoáng sản Khoáng sản là 'miếng mồi ngon', những người biết cách sẽ khai thác triệt để

Tăng cường hơn trách nhiệm của tổ chức khai thác khoáng sản?

Chiều 5/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy

Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, về quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất khoáng sản được khai thác (Điều 8), có ý kiến đề nghị bổ sung quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hằng năm hỗ trợ chi phí đầu tư, nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường nhằm tăng cường hơn trách nhiệm của tổ chức khai thác khoáng sản.

Đối với nội dung này, có 2 loại ý kiến như sau: Loại ý kiến thứ nhất: Bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 8 theo Phương án 1 như dự thảo Luật (Chính phủ đề nghị bổ sung). Ưu điểm của quy định này đó là tạo căn cứ pháp lý để bắt buộc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Về nhược điểm, quy định này chuyển từ trách nhiệm hỗ trợ với mức hỗ trợ mang tính chất tự nguyện của Luật Khoáng sản hiện hành thành trách nhiệm hỗ trợ mang tính bắt buộc là chính sách mới chưa có đánh giá tác động. Không quy định nguyên tắc về mức thu dễ dẫn đến tùy tiện trong áp dụng.

Việc cho phép “phần kinh phí hỗ trợ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được hạch toán vào chi phí sản xuất” dẫn đến chưa thống nhất với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trái với nguyên tắc chi phí được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã thực hiện nộp các nghĩa vụ thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vào ngân sách nhà nước. Nhà nước điều tiết, phân bổ ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để duy tu, nâng cấp hạ tầng, bảo vệ môi trường (nếu chưa phù hợp thì cần điều chỉnh tăng các khoản thu này).

Do vậy, việc quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải hỗ trợ mang tính chất bắt buộc là không công bằng đối với các lĩnh vực kinh tế khác và tạo gánh nặng chi phí cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

Loại ý kiến thứ hai: Giữ như quy định của Luật Khoáng sản hiện hành theo Phương án 2 tại khoản 3 Điều 8 dự thảo Luật. Ưu điểm của phương án đó là không phát sinh chính sách mới. Bảo đảm bản chất của việc hỗ trợ kinh phí (cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ nhưng tự nguyện về mức hỗ trợ).

Về nhược điểm, theo phương án này dễ dẫn đến việc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản tùy ý trong việc thực hiện trách nhiệm hỗ trợ (không bắt buộc). Hiện nay, ít địa phương triển khai chính sách này và có khác nhau trong việc quy định trách nhiệm (bắt buộc hay tự nguyện) của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, cho ý kiến về nội dung này.

Về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản (Điều 14), trong quá trình thảo luận tại Kỳ họp thứ 7, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý, nội dung phân công trách nhiệm cơ quan chủ trì lập quy hoạch khoáng sản còn nhiều ý kiến khác nhau. Ủy ban Thường vụ Quốc h đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo 2 phương án để xin ý kiến.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã thống nhất báo cáo Quốc hội về việc quy định 01 phương án (Phương án 1 có điều chỉnh) theo hướng: Giao Chính phủ phân công cơ quan tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản; quy định việc lập phương án quản lý về địa chất và khoáng sản được tích hợp vào quy hoạch tỉnh (Điều 14 của dự thảo Luật).

Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Về nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (Điều 45), có ý kiến đề nghị quy định nguyên tắc cấp phép giấy phép thăm dò khoáng sản phải phù hợp với quy hoạch khoáng sản và quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia để giải quyết các vướng mắc thực tế liên quan đến khoáng sản than.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung quy định chuyển tiếp tại khoản 7 Điều 116 dự thảo Luật.

Có ý kiến đề nghị bổ sung, chỉnh lý điểm h khoản 1 Điều 45 quy định “Mỗi tổ chức được cấp không quá 05 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản, không kể giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực, trừ khoáng sản than/ khoáng sản năng lượng”, vì nếu giới hạn chỉ được cấp 5 giấy phép thăm dò sẽ ảnh hưởng lớn đến các đề án thăm dò khoáng sản than theo quy hoạch, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo như sau: Dự thảo Luật kế thừa quy định về số lượng giấy phép thăm dò của Luật hiện hành để hạn chế việc đầu cơ, giữ mỏ, trong quá trình thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 không có vướng mắc.

Việc loại trừ quy định đối với khoáng sản than/khoáng sản năng lượng là không phù hợp giữa các nhóm, loại khoáng sản trong hoạt động cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất chỉnh lý nội dung quy định tại điểm h khoản 1 Điều 45 theo hướng giao Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường hợp tổ chức đề nghị vượt quá 5 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến Quốc hội về nội dung này.

Về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 101), có ý kiến cho rằng quy định về tiền cấp quyền là không khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn; một số ý kiến đề nghị bỏ nội dung thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đồng thời xem xét tăng mức thu thuế tài nguyên khoáng sản; đề nghị làm rõ sự khác nhau giữa tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thuế tài nguyên và có giải pháp cắt giảm thủ tục hành chính.

Về đề nghị bỏ nội dung thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đồng thời xem xét tăng mức thu thuế tài nguyên khoáng sản: Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, qua 13 năm thực hiện, chính sách “tiền cấp quyền khai thác khoáng sản” đã góp phần hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, đồng thời cũng là một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Để giải quyết những hạn chế, vướng mắc hiện nay, dự thảo Luật đã quy định theo hướng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế. Với quy định nêu trên, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ không bị ảnh hưởng bởi trữ lượng địa chất, trữ lượng không được khai thác, không thể khai thác hết; hoặc vì lý do khách quan chưa thể đưa mỏ vào khai thác.

Về sự khác nhau giữa tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thuế tài nguyên: Đối với thuế tài nguyên, tổ chức, cá nhân tự kê khai sản lượng khai thác thực tế và nộp theo tháng và được quyết toán theo năm.

Đối với tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, dự thảo Luật đang quy định theo hướng cơ quan quản lý nhà nước sẽ phê duyệt theo trữ lượng khoáng sản, tổ chức, cá nhân sẽ nộp 1 lần vào đầu năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế theo thời kỳ (có thể 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm). Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nộp thừa sẽ được chuyển sang kỳ nộp tiếp theo, trường hợp nộp thiếu thì nộp bổ sung.

Về thủ tục hành chính: Đối với tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, trên cơ sở quyết định phê duyệt và quyết toán thuế tài nguyên, tổ chức, cá nhân chỉ phải nộp 1 năm 1 lần, không làm phát sinh thủ tục hành chính trong việc kê khai, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP. Hồ Chí Minh

Sáng 24/5, Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) với sự có mặt của lãnh đạo thành phố.
Hình ảnh Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi

Hình ảnh Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi

Tại tỉnh Quảng Ngãi, Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể tại đồng thời 3 nơi để các cán bộ, chiến sĩ, người dân đến tiễn biệt.
Điện Biên - Saint Petersburg: Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển xanh

Điện Biên - Saint Petersburg: Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển xanh

Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên chào xã giao Thống đốc Saint Petersburg, thống nhất mở rộng hợp tác công nghệ, giáo dục, du lịch, chuyển đổi số để phát triển bền vững.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và những dấu ấn lớn trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và những dấu ấn lớn trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là người có những đóng góp to lớn trong đối ngoại, đổi với và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Hướng về cội nguồn, thắp lửa truyền thống ngành Công Thương

Hướng về cội nguồn, thắp lửa truyền thống ngành Công Thương

Tại khu di tích lịch sử Bộ Công Thương, đoàn công tác Bộ Công Thương đã dâng hương tri ân, thắp lên niềm tự hào và trách nhiệm tiếp nối di sản cha ông.

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc

Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
TRỰC TIẾP: Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TRỰC TIẾP: Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Báo Công Thương tiếp sóng trực tiếp Lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội); tại Quảng Ngãi và TP.HCM. Lễ viếng bắt đầu từ 7h ngày 24/5.
Phân cấp, phân quyền ngành Công Thương: Giao quyền cho doanh nghiệp nhà nước

Phân cấp, phân quyền ngành Công Thương: Giao quyền cho doanh nghiệp nhà nước

Phó Thủ tướng lưu ý không chỉ phân cấp cho chính quyền địa phương mà cần nghiên cứu phân cấp thêm cho các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực Công Thương.
Sẽ đánh thuế bất động sản, nhà ở bỏ hoang

Sẽ đánh thuế bất động sản, nhà ở bỏ hoang

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu nghiên cứu việc đánh thuế đối với đất hoang hóa, các dự án bất động sản, nhà ở chậm triển khai.
Luật Đấu thầu sửa đổi: Siết tình trạng nhà thầu bỏ giá thấp bất thường

Luật Đấu thầu sửa đổi: Siết tình trạng nhà thầu bỏ giá thấp bất thường

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Luật Đấu thầu sửa đổi cho phép chủ đầu tư chủ động quyết định, chịu trách nhiệm về hình thức lựa chọn nhà thầu và có hậu kiểm.
Phó Thủ tướng: Không để bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 dang dở vì sai phạm cá nhân

Phó Thủ tướng: Không để bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 dang dở vì sai phạm cá nhân

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ai sai phạm thì phải xử lý nghiêm theo quy định, còn công trình phải tiếp tục đầu tư, triển khai thực hiện để đưa vào sử dụng.
Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải đặc biệt quan tâm nguy cơ

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải đặc biệt quan tâm nguy cơ 'đấu thầu hình thức'

Các đại biểu Quốc hội đóng góp nhiều ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện Luật Đấu thầu và Luật PPP, bảo đảm tính minh bạch, đồng bộ và phù hợp thực tiễn triển khai.
Thông qua bổ sung ngân sách hơn 4.000 tỷ đồng từ nguồn viện trợ nước ngoài

Thông qua bổ sung ngân sách hơn 4.000 tỷ đồng từ nguồn viện trợ nước ngoài

Quốc hội tán thành bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng ngân sách chi thường xuyên từ nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài, phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương...
Infographic | Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Infographic | Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Trong hơn 50 năm hoạt động cách mạng, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Quy định mới về thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực

Quy định mới về thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Quy định 287 về thu hồi tài sản do tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương:  Nhà lãnh đạo của cải cách thể chế và lòng tôn trọng tri thức

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Nhà lãnh đạo của cải cách thể chế và lòng tôn trọng tri thức

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo gắn bó với cải cách thể chế, tôn trọng trí thức và tận tụy phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó nguy cơ sạt lở, ngập lụt

Thủ tướng chỉ đạo ứng phó nguy cơ sạt lở, ngập lụt

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chính quyền các cấp phải đảm bảo không để xảy ra gián đoạn trong công tác chỉ huy, điều hành ứng phó thiên tai.
Điều động, chỉ định nhân sự Đảng uỷ Mặt trận Tổ Quốc

Điều động, chỉ định nhân sự Đảng uỷ Mặt trận Tổ Quốc

Ban Bí thư điều động, chỉ định ông Ngô Văn Cương giữ chức Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương.
Thủ tướng: Chính quyền hai cấp quan trọng nhất là chủ động, tích cực phục vụ người dân

Thủ tướng: Chính quyền hai cấp quan trọng nhất là chủ động, tích cực phục vụ người dân

Thủ tướng nhấn mạnh điều quan trọng và cơ bản nhất trong bản chất của chính quyền hai cấp là chủ động, tích cực phục vụ người dân, doanh nghiệp...
Chủ tịch Quốc hội: Ngày 24/6 sẽ nhấn nút thông qua sáp nhập cấp tỉnh

Chủ tịch Quốc hội: Ngày 24/6 sẽ nhấn nút thông qua sáp nhập cấp tỉnh

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, hoàn thành toàn bộ sắp xếp bộ máy cấp tỉnh, huyện, xã theo đúng lộ trình đã đề ra.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

88 năm tuổi đời, hơn 50 năm hoạt động cách mạng, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Dấu ấn đậm nét của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Dấu ấn đậm nét của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Trên cương vị Chủ tịch nước từ năm 1997-2006, giai đoạn chuyển mình của đất nước, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp đưa đất nước phát triển.
Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt và minh bạch.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp gỡ Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ, thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp gỡ Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ, thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại

Tại Washington, D.C, Hoa Kỳ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với Thượng Nghị sĩ Steven Daines và Thượng Nghị sĩ Ted Cruz.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »