Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cuộc tranh luận giữa Shopee và người bán đang nóng chưa từng có. Phí PiShip có thực sự “bảo vệ” hay đang làm “ngạt thở” các shop nhỏ?
‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột? Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Từ ngày 1/4/2025, sàn thương mại điện tử Shopee chính thức áp dụng loạt thay đổi trong chính sách phí vận hành, nổi bật là việc ban hành biểu phí cố định mới và triển khai gói dịch vụ PiShip - được quảng bá như công cụ hỗ trợ người bán tiết kiệm chi phí hoàn đơn. Động thái này nhanh chóng thổi bùng một làn sóng phản ứng trái chiều trong cộng đồng nhà bán hàng - từ các shop nhỏ đến thương hiệu lớn - tạo nên cuộc tranh luận hai chiều chưa từng có giữa nền tảng thương mại điện tử dẫn đầu thị trường và chính lực lượng tạo ra doanh thu cho nó.

Theo Shopee, đây là bước đi cần thiết để bảo đảm sự phát triển bền vững của toàn bộ hệ sinh thái.

Đại diện Shopee chia sẻ với phóng viên của Báo Công Thương: “Shopee luôn đặt mục tiêu mang đến trải nghiệm tốt nhất cho cả người mua và người bán, đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái, đồng thời chung tay xây dựng môi trường thương mại điện tử chuyên nghiệp và phát triển toàn diện. Các khoản phí điều chỉnh sẽ được tái đầu tư vào việc nâng cấp nền tảng và triển khai các giải pháp hỗ trợ sự phát triển bền vững cho nhà bán hàng. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ người bán thông qua các chương trình ưu đãi phí vận chuyển, công cụ marketing, logistics, khuyến mại và đào tạo... để hỗ trợ người bán cạnh tranh tốt hơn”. Tuy nhiên, phía người bán lại đặt dấu hỏi về sự công bằng trong cách chia sẻ rủi ro và phân bổ chi phí giữa các bên.

Phí PiShip có thực sự “bảo vệ” hay đang làm “ngạt thở” các shop nhỏ?
Gói phí dịch vụ PiShip của Shopee chính thức được áp dụng từ ngày 1/4/2025

Luồng quan điểm 1 - Shopee: Tối ưu vận hành, tạo cơ hội bền vững

Theo Shopee, trong trường hợp người bán phải chi trả chi phí vận chuyển cho các đơn hàng bị trả lại hoặc giao không thành công, nền tảng đã giới hạn mức phí tối đa người bán phải chịu là 40.000 đồng/đơn (hoặc 20.000 đồng/đơn đối với đơn giao hỏa tốc). Nếu phí vận chuyển thực tế vượt quá mức này, phần chênh lệch sẽ được Shopee chi trả. Đại diện sàn cho biết đây là một trong những chính sách hỗ trợ nhằm giảm áp lực chi phí cho những người bán mặt hàng cồng kềnh, hoặc tham gia hình thức giao nhanh có chi phí cao hơn trung bình.

Ngoài ra, người bán có thể chủ động lựa chọn gói dịch vụ PiShip – một hình thức bảo hiểm phí hoàn hàng với chi phí cố định 1.650 đồng/đơn (áp dụng cho các đơn được vận chuyển thành công). Gói này đã được điều chỉnh để phù hợp với hầu hết người bán, giúp giảm thiểu rủi ro tài chính từ các đơn hoàn trả. Khi sử dụng PiShip, người bán không phải chi trả thêm bất kỳ khoản phí vận chuyển trả hàng nào, nếu đơn phát sinh hoàn hoặc giao không thành công, miễn là đáp ứng đúng điều kiện sử dụng của gói dịch vụ.

Ở góc độ nền tảng, Shopee khẳng định các khoản phí mới là hệ quả tất yếu của việc tối ưu vận hành trong bối cảnh chi phí logistics, công nghệ và chăm sóc khách hàng tăng mạnh. Gói PiShip, với mức giá đồng nhất 1.650 đồng/đơn, được thiết kế như một “gói bảo hiểm mềm” giúp người bán kiểm soát rủi ro hoàn hàng – vốn là yếu tố dai dẳng gây mất doanh thu và uy tín.

Shopee cũng khẳng định nền tảng liên tục cải tiến các chương trình marketing để tối ưu hóa mức độ hiển thị của gian hàng và sản phẩm. Nổi bật trong số đó có livestream cùng người nổi tiếng và KOL, quảng cáo mục tiêu và chương trình tiếp thị liên kết Shopee Affiliate Program, giúp nhà bán thu hút nhiều khách hàng hơn và gia tăng đơn hàng. Ngoài ra, các chương trình đào tạo của Shopee và chương trình Bán hàng toàn cầu cùng Shopee (SIP) tiếp tục được triển khai để nâng cao năng lực cạnh tranh của người bán trong và ngoài nước.

Luồng quan điểm 2 - Người bán: Gói phí triệt tiêu công bằng và niềm tin

Trái với quan điểm từ Shopee, nhiều người bán bày tỏ lo ngại rằng chính sách phí mới – đặc biệt là gói PiShip - đang tạo ra rào cản lớn cho những shop quy mô nhỏ, vốn hoạt động với biên lợi nhuận rất mỏng. Một mức phí đồng nhất 1.650 đồng/đơn áp dụng bất kể giá trị đơn hàng đang vô tình gây bất công, bởi mức phí này có thể gần bằng toàn bộ lợi nhuận từ những sản phẩm giá rẻ.

Chia sẻ của người bán trên hội nhóm Shopee
Chia sẻ của người bán trên hội nhóm Shopee

Anh Thanh Tuấn, người đã bán hàng trên Shopee hơn 5 năm, chia sẻ: “Với món hàng 500.000 đồng, lãi 100.000 đồng thì 1.650 đồng chỉ là con số rất nhỏ. Nhưng nếu bán món chỉ 10.000 đồng, lãi 2.000 đồng mà cũng phải chịu phí như vậy thì coi như không thể tiếp tục. Nói là công bằng, nhưng cách tính phí này đang triệt tiêu sự đa dạng của thị trường”.

Một chủ shop tại Cần Thơ – chuyên bán phụ kiện điện thoại giá rẻ cũng thừa nhận đã phải xoá hàng chục sản phẩm dưới 15.000 đồng khỏi gian hàng. “Mỗi đơn trước đây lời 1.000 – 2.000 đồng là quý lắm rồi. Nay thêm phí PiShip thì lỗ chắc. Tôi chỉ giữ lại vài mặt hàng giá cao hơn, coi như hy sinh phân khúc cũ”.

Không dừng lại ở chi phí, điều khiến nhiều người bán bức xúc hơn là quy trình khiếu nại – vốn được Shopee mô tả là minh bạch và hỗ trợ. Trên thực tế, để chứng minh đơn hàng bị hoàn trả không phải lỗi của mình, người bán phải cung cấp đầy đủ video quá trình đóng gói, hình ảnh đối chiếu trước và sau hoàn trả, cùng toàn bộ lịch sử tương tác với khách. Quá trình này có thể kéo dài nhiều ngày, thậm chí bị yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần.

Chị Hoa Quỳnh, bán mỹ phẩm online tại Hà Nội, chia sẻ: “Mỗi ngày tôi xử lý hơn 100 đơn. Có hôm 7 đơn hoàn về mà không rõ lý do. Để khiếu nại, tôi phải ngồi xem lại từng video đóng hàng, chụp ảnh đối chiếu, gửi mail cho Shopee. Làm hết thì cũng xong cả ngày, không còn thời gian để kinh doanh”.

Chia sẻ của cộng đồng người bán trên hội nhóm Shopee
Chia sẻ của cộng đồng người bán trên hội nhóm Shopee

Không ít người bán thừa nhận Shopee đã quy định rõ các trường hợp được miễn phí hoàn hàng, trong đó có lỗi từ phía đơn vị vận chuyển. Tuy nhiên, họ cho rằng trên thực tế, rất khó để có được bằng chứng chứng minh lỗi thuộc về shipper. “Shop không thể nào giám sát shipper suốt cả tuyến đường. Nếu khách không phản ánh, shop cũng không biết mà khi biết rồi cũng không có cách gì chứng minh được”, một người bán tại TP. Hồ Chí Minh phản ánh.

Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì yêu cầu người bán cung cấp bằng chứng , Shopee nên làm việc trực tiếp với đơn vị vận chuyển, thiết lập cơ chế xác minh nội bộ và xử lý shipper cố tình vi phạm. “Nếu thật sự muốn công bằng, cần có hệ thống hai chiều: sàn kiểm tra shipper, còn shop chỉ cần cung cấp phản ánh sơ bộ. Đừng đẩy hết trách nhiệm điều tra cho người không có quyền lực”, một chủ shop lâu năm đề nghị.

Một trong những điểm gây tranh cãi nhất là việc Shopee thu phí hoàn hàng đối với cả các đơn giao không thành công. Người bán cho rằng đây là loại rủi ro nằm ngoài khả năng kiểm soát: khách có thể từ chối nhận, shipper có thể không gọi, không giao đúng địa chỉ – tất cả đều không phải lỗi của shop. “Shopee không cần đưa ra lời giải thích phức tạp. Nếu là đối tác, hãy chia sẻ rủi ro. Giao không thành công thì chia đôi phí: Shopee 50%, shop 50%. Vậy mới thật sự là hợp tác”, một người bán đề xuất thẳng thắn.

Mất niềm tin từ chi tiết nhỏ: Khi hệ thống hỗ trợ không thực sự hiệu quả

Không ít người bán cho biết hệ thống hỗ trợ khách hàng của Shopee – đặc biệt là qua chatbot – chưa đủ sâu sát. Các phản hồi thường rập khuôn, không xử lý được vấn đề cụ thể, hoặc chuyển lòng vòng qua nhiều bộ phận. Tình trạng shipper không đến lấy hàng – dù đã được người bán phản hồi nhiều lần – vẫn diễn ra phổ biến. Đơn không được lấy sẽ bị hủy, người bán mất điểm uy tín và niềm tin vào cơ chế bảo vệ.

Một chủ cửa hàng quần áo ở Bình Dương cho biết: “Mỗi lần gọi tổng đài là một lần mệt mỏi. Nhân viên không nắm được tình huống cụ thể, gửi email thì chờ vài ngày mới trả lời. Lắm lúc shipper không đến lấy hàng, mình báo liên tục vẫn không có ai xử lý. Đơn hàng bị hủy, khách thì bỏ, shop thì thiệt mà chẳng ai chịu trách nhiệm”.

Đơn hàng của người bán bị hủy tự động do không có Shiper qua lấy hàng dù đã phản ánh với Shopee
Đơn hàng của người bán bị hủy tự động do không có Shiper qua lấy hàng dù đã phản ánh với Shopee

“Trước đây, dù bức xúc nhưng vẫn tin Shopee sẽ nghe. Giờ thì niềm tin không còn. Sự hỗ trợ không thực chất khiến người bán thấy mình chỉ là mắt xích bị bóp chi phí chứ không phải đối tác”. – một chủ shop ở Hà Nội nhận định.

Tranh luận hai chiều: Cùng hệ sinh thái, hai cách nhìn
Tranh luận hai chiều: Cùng hệ sinh thái, hai cách nhìn

Cánh cửa mở, nhưng ai sẽ còn lại bên trong?

Shopee đang chọn con đường chuyên nghiệp hóa và tối ưu hóa chi phí vận hành. Tuy nhiên, như bất kỳ hệ sinh thái nào, sự bền vững không đến từ chính sách một chiều, mà phải từ sự đồng thuận. Khi người bán – nhất là nhóm nhỏ lẻ – cảm thấy mình không còn được bảo vệ, họ sẽ rời đi. Và khi đó, một sàn “mở cửa” sẽ trở nên vắng lặng.

Vấn đề không chỉ là giảm phí hay miễn phí, mà là: Ai đang chịu rủi ro nhiều nhất trong một hệ thống “chung vai phát triển”? Liệu Shopee có sẵn sàng điều chỉnh để giữ lại những người đã làm nên sự thành công của chính mình?
Thanh Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Shopee

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Phòng nỗ lực xúc tiến các sản phẩm thương mại chủ lực

Hải Phòng nỗ lực xúc tiến các sản phẩm thương mại chủ lực

Thay vì chờ thị trường tìm đến, Hải Phòng đang chủ động “mở đường” bằng loạt hoạt động xúc tiến thương mại bài bản, giúp sản phẩm chủ lực vươn xa hơn...
Thái Bình: Chiếu làng nghề ‘lên đời’ nhờ chuyển đổi số

Thái Bình: Chiếu làng nghề ‘lên đời’ nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã làm thay đổi bộ mặt của làng nghề dệt chiếu cói ở Thái Bình, từ chỗ có nguy cơ mai một trở thành "ngôi sao" trên sàn thương mại điện tử.
Triển lãm Vilog 2025: Chuyển đổi số và phát triển xanh ngành logistics

Triển lãm Vilog 2025: Chuyển đổi số và phát triển xanh ngành logistics

Triển lãm quốc tế logistics Việt Nam lần thứ 3 (Vilog 2025) sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics.
Mùa quýt Jeju và giấc mơ chữa lành thương mại còn khắc khoải

Mùa quýt Jeju và giấc mơ chữa lành thương mại còn khắc khoải

Cuối mùa quýt tại Jeju, Hàn Quốc, 21 nhà lãnh đạo thương mại từ các nền kinh tế APEC tề tựu mang theo lo âu, hy vọng về hệ thống thương mại cần được chữa lành.
Cao Bằng xúc tiến tiêu thụ nông sản tại TP. Hồ Chí Minh

Cao Bằng xúc tiến tiêu thụ nông sản tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện xúc tiến nông sản Cao Bằng tại TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng mở rộng thị trường phía Nam, nâng cao giá trị và tạo nền tảng tiêu thụ bền vững cho sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn liền với phát triển du lịch

Cần Thơ: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn liền với phát triển du lịch

TP. Cần Thơ đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP, kết hợp quảng bá tại các điểm du lịch, góp phần nâng tầm đặc sản địa phương và thu hút du khách.
Lào Cai: Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025

Lào Cai: Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025

Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai ban hành văn bản thông báo phân luồng phương tiện chở hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025.
Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương đã và đang tiến hành soạn thảo, xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo.
Đồng Tháp: Sản phẩm OCOP Tân Hồng bứt tốc nhờ kinh tế số

Đồng Tháp: Sản phẩm OCOP Tân Hồng bứt tốc nhờ kinh tế số

Các sản phẩm OCOP của huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đang được đẩy mạnh xúc tiến thương mại thông qua nền tảng số.
Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu nông nghiệp hữu cơ mới đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản, một con số khá khiêm tốn.
Tuần lễ kết nối giao thương: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt

Tuần lễ kết nối giao thương: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt

Hàng loạt sản phẩm OCOP, Halal, VietGAP… được giới thiệu tại Tuần lễ kết nối giao thương, tạo cơ hội đưa hàng Việt vào kênh bán lẻ lớn, nâng cao sức cạnh tranh.
Thái Bình đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Bình đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Bình đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, mở rộng kênh tiêu thụ, lan tỏa đặc sản địa phương và tạo đà phát triển kinh tế nông thôn.
Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan (Bộ Tài chính) có thông báo số 4976/CHQ-GSQL ngày 14/5 về việc tăng cường kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa.
Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Chiều 14/5, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal phối hợp tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam - Senegal.
Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025 nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, công nghiệp, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số giữa Việt Nam - Hàn Quốc.
Cà Mau mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Singapore

Cà Mau mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Singapore

Đại sứ Trần Phước Anh cam kết sẽ tích cực hỗ trợ tỉnh Cà Mau trong việc kết nối, thúc đẩy hợp tác, xuất khẩu sang thị trường Singapore trong thời gian tới.
Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu các thông tin trên để xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal.
Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Chiến lược “Ba kết nối” trong đó có việc tăng đầu tư, du lịch sẽ là động lực, tác động hiệu quả trong việc nâng thương mại Việt Nam - Thái Lan đạt 25 tỷ USD.
Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Diễn ra từ ngày 14-16/5 tại TP. Hồ Chí Minh, triển lãm quốc tế trang thiết bị, dụng cụ, công nghệ, dịch vụ Trung Quốc mở nhiều cơ hội giao thương doanh nghiệp.
Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Ngày 14/5/2025, triển lãm Top Thai Brands đã diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025 diễn ra từ 14 - 18/5 có quy mô gần 900 gian hàng sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng.
Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Xuất nhập khẩu là minh chứng của việc tăng trưởng thần kỳ khi trong giai đoạn 2001-2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tăng hơn 25 lần, đạt 786,29 tỷ USD.
Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Các chương trình hợp tác giữa TikTok và các cơ quan Chính phủ sẽ góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử.
Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới

Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới

Theo Chi cục Hải quan khu vực II, nhiều đối tượng đã lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách để gia tăng các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại.
Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Ưu tiên hàng đầu của Thụy Điển là đưa thêm nhiều doanh nghiệp nước này đến Việt Nam đầu tư. Từ 70 doanh nghiệp hiện có lên 100 đến 150 doanh nghiệp.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »