Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Đổi mới sáng tạo: Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn Trách nhiệm người đứng đầu trong phát triển khoa học - công nghệ

Chuyển đổi số không còn là khái niệm xa lạ đối với phụ nữ nông thôn. Trong những năm gần đây, họ đã chủ động nắm bắt cơ hội từ công nghệ, không chỉ giúp nâng cao đời sống mà còn làm chủ các nền tảng thương mại điện tử, kết nối với thị trường rộng lớn hơn. Từ những bước đi nhỏ trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng số tại các làng quê.

Thay đổi tư duy, vượt qua giới hạn

Trong căn bếp nhỏ rộn ràng mùi gà ủ muối, chị Phạm Thị Nhuần (tổ 5, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) tỉ mẩn kiểm tra từng đơn hàng sắp gửi đi cho khách. Tay chị thoăn thoắt dán nhãn, gói hàng và vẫn không quên nhắn tin xác nhận với khách qua Zalo. Không ai nghĩ chỉ cách đây vài năm, người phụ nữ này còn đang loay hoay học nấu ăn cho con sau sinh. Giờ đây, chị là chủ một sản phẩm đặc sản được người tiêu dùng tin chọn từ mạng xã hội đến sàn thương mại điện tử.

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số
Nhiều phụ nữ ở nông thôn đang áp dụng chuyển đổi số để thúc đẩy thương mại

Chị Nhuần cho biết, sau khi sinh con đầu lòng, chị đăng ký học nghề nấu ăn với mong muốn mang lại bữa ăn dinh dưỡng cho gia đình. Từ nhu cầu đơn giản, chị dần yêu thích công việc bếp núc, rồi bén duyên với những món ăn vặt được rao bán trên mạng. Tết năm 2018, chị thử món gà ủ muối hoa tiêu mua online – món ăn đang “hot” lúc bấy giờ. Dù thấy ngon miệng, nhưng câu chuyện chia sẻ với bạn bè khiến chị ngạc nhiên: nhiều người ái ngại vì không rõ nguồn gốc, sợ gà đông lạnh, mất vệ sinh. Thế là ý tưởng lóe lên: Tại sao không làm gà ủ muối hoa tiêu từ nguồn nguyên liệu sạch, rõ ràng ngay tại địa phương?.

Với tư duy tỉ mỉ và tinh thần cầu thị, chị Nhuần mày mò từng công đoạn, từ lựa gà nuôi 5–6 tháng tuổi, ướp 11 loại gia vị, rang tiêu ủ trong bụng gà, đến việc sử dụng quả rành rành thay nghệ để tạo màu vàng đẹp mắt mà vẫn giữ hương vị tự nhiên. Mỗi mẻ gà là cả một quy trình cẩn trọng, kỹ lưỡng.

"Không dừng lại ở sản xuất, tôi đã mạnh dạn học cách bán hàng online, chụp ảnh sản phẩm đẹp mắt, viết nội dung hấp dẫn trên Facebook, Zalo. Sau này, nhờ sự hướng dẫn từ Hội Phụ nữ và các đơn vị hỗ trợ thương mại điện tử, sản phẩm của tôi hiện đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử và tiếp cận được khách hàng ở nhiều tỉnh thành" - chị Nhần chia sẻ.

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số
Chị H’Tó đã tạo nên dòng rượu cần mang thương hiệu Jrai đậm đà bản sắc

Câu chuyện của chị Nhuần không phải là cá biệt. Cách không xa thị xã Ayun Pa, ở buôn Phu Ma Miơng (xã Ia Rtô), chị Nay H’Tó – người phụ nữ Jrai – cũng từng ngày lặng lẽ đưa hương rượu cần truyền thống lên môi trường số.

Tận dụng nguồn lúa, men lá truyền thống và bí quyết gia truyền, chị H’Tó đã tạo nên dòng rượu cần mang thương hiệu Jrai đậm đà bản sắc. Nhận thấy rượu cần thường chỉ được tiêu thụ vào dịp lễ hội, chị nghĩ cách đóng chai, giới thiệu sản phẩm qua mạng xã hội, rồi đăng ký bán trên sàn thương mại điện tử. Nhờ vậy, sản phẩm của chị không chỉ có mặt ở Gia Lai mà còn theo chân du khách ra tận Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong nước.

Cơ hội, thách thức và khát vọng bền bỉ

Với mong muốn nâng cao giá trị của cây chuối mốc, chị Phạm Thị Bình (làng Ó, xã Ia Vê, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã cho ra đời dòng sản phẩm bột chuối xanh mang thương hiệu Nam Phúc.

Sau khi tìm hiểu kỹ thuật, đầu năm 2024, chị Bình bắt tay vào chế biến chuối mốc xanh thành dạng bột. Chị đến từng thôn, làng thu mua quả chuối mốc xanh với giá 3-6 ngàn đồng/kg. Chuối xanh sau khi vệ sinh làm sạch được tước nhẹ lớp vỏ ngoài giúp giữ tối đa chất xơ và dinh dưỡng rồi cắt lát, đem sấy khô, nghiền thành bột.

Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tháng 3/2024, chị Bình hoàn thiện sản phẩm cũng như nhãn mác, bao bì và đưa ra thị trường. Chị mạnh dạn ứng dụng hình thức thương mại điện tử để giới thiệu và chào bán sản phẩm bột chuối xanh trên các nền tảng mạng xã hội, kể cả livestream bán hàng...

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số
Chị Phạm Thị Bình chào bán sản phẩm bột chuối xanh trên các nền tảng mạng xã hội và livestream bán hàng

Ban đầu, khách hàng là những người thân quen. Thế nhưng, chỉ trong thời gian ngắn, sản phẩm tinh bột chuối xanh của chị dần được nhiều người biết đến và tin tưởng sử dụng. Các đơn đặt hàng ngày một tăng, không chỉ trong tỉnh mà còn mở rộng ra các thị trường khác như: TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng...

Chuyển đổi số không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh, mà còn là đòn bẩy giúp phụ nữ nông thôn tự chủ hơn về kinh tế, khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội. Từ người nội trợ truyền thống, họ từng bước trở thành người làm chủ sản phẩm, thương hiệu, và thị trường.

Tuy nhiên, hành trình ấy vẫn còn không ít trở ngại. Không ít phụ nữ lớn tuổi chưa quen sử dụng điện thoại thông minh, không biết cách cài app, livestream hay xử lý đơn hàng. Một số nơi, mạng internet vẫn chập chờn, thiếu ổn định; chi phí vận chuyển từ vùng sâu ra thành thị cao, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm.

Đó là lý do vì sao nhiều mô hình như “Tổ phụ nữ chuyển đổi số”, “Tổ truyền thông cộng đồng”, hay “Tổ phụ nữ khởi nghiệp” cần được nhân rộng. Những tổ nhóm này không chỉ hỗ trợ kỹ thuật, mà còn tạo ra không gian để chị em học hỏi, chia sẻ và động viên nhau cùng tiến bước.

Chị Nhuần hay chị Nay H’Tó là một trong hàng nghìn phụ nữ nông thôn đã và đang thay đổi tư duy, vượt khỏi giới hạn truyền thống nhờ vào chuyển đổi số. Dưới sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, hành trình từ làng quê đến sàn thương mại điện tử – tưởng như xa vời – đang trở thành hiện thực, từng bước mở ra một hướng đi mới cho kinh tế nông thôn.

Bà Phạm Thị Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Gia Lai - thông tin: Trong năm 2024, toàn tỉnh đã thành lập 65 mô hình “Tổ phụ nữ ứng dụng công nghệ 4.0”, “Phụ nữ chuyển đổi số” với 1.553 thành viên. Các cấp Hội thành lập và duy trì hơn 1.366 nhóm Zalo, 486 nhóm Facebook, hàng chục nhóm TikTok, trang YouTube giúp hội viên phụ nữ tiếp cận thông tin hoạt động và các phong trào Hội nhanh chóng, kịp thời. Nhiều hội viên ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong hoạt động khởi nghiệp, kinh doanh, quảng bá sản phẩm, từ đó góp phần phát triển kinh tế gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bà Nguyễn Thị Bích Thu - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Gia Lai) - chia sẻ: "Chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại đang được triển khai một cách thực chất, bài bản và có chiều sâu. Tại hầu hết các hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh, Trung tâm luôn dành một khu vực riêng để hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử "ocopgialai.vn. Đồng thời, kết nối với các sàn thương mại điện tử khác hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tạo gian hàng, hướng dẫn quy trình, kỹ năng kinh doanh trên sàn".
Bài và ảnh: Hiền Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phụ nữ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.

Tin cùng chuyên mục

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) nay đang đổi thay từng ngày nhờ một loại cây trồng - cây đào tiên.
Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Nhiều suất quà ý nghĩa đã được Đoàn Thanh niên NSMO, Chi đoàn Vụ Pháp chế, Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương, Bitexco trao tận tay người dân huyện Bá Thước.
Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

"Mai Tây Bắc" - cô gái 9X dùng mạng xã hội làm cầu nối, đưa nông sản vùng cao đến với thị trường rộng lớn, mở ra cơ hội đổi đời cho đồng bào dân tộc.
Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk của đồng bào Khmer thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vừa trở thành di sản văn hoá phi vật thể sắp diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Du lịch khởi sắc đang mở thêm cánh cửa tiêu thụ đối với hàng hoá, nông sản Mộc Châu, cũng như tạo động lực cho kinh tế địa phương phát triển.
Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Tiêu thụ sản phẩm cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những hoạt động trọng tâm được Bộ Công Thương và các doanh nghiệp thực hiện.
Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

Đồng bào Jrai ở tỉnh Gia Lai đã phát huy vốn văn hóa bản địa, xây dựng nơi mình sống thành điểm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị truyền thống.

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Thông qua Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Đắk Lắk tiếp tục quảng bá, thương mại hoá sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »