Mốc son mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thành công tốt đẹp trên mọi phương diện.
Thương mại Việt - Trung: Động lực đến từ các FTA Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 31 tỷ USD Việt Nam đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, từ ngày 14 đến 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí.

Mốc son mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Nguyễn Hồng

Động lực tạo "điểm sáng" trong quan hệ Việt - Trung

Xin Phó Thủ tướng cho biết ý nghĩa và kỳ vọng của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc biệt năm nay là dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025)?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Diễn ra chưa đầy một năm sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là sự kiện chính trị đối ngoại quan trọng của hai Đảng, hai nước, có ý nghĩa chiến lược, tác động lâu dài đến sự phát triển của quan hệ Việt - Trung trong bối cảnh hai nước đều đang bước vào kỷ nguyên mới, thời đại phát triển mới.

Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ tư của đồng chí Tập Cận Bình trên cương Lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Trung Quốc và là chuyến thăm lần thứ hai trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc; đặc biệt là diễn ra trong “Năm giao lưu nhân văn”, kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 - 2025).

Dự kiến trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có các cuộc hội đàm cấp cao với Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường, lần lượt có các cuộc hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn để trao đổi về các biện pháp, phương hướng, định hướng lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước trên các lĩnh vực; ngoài ra đồng chí Tập Cận Bình cũng sẽ tham gia một số hoạt động đối ngoại quan trọng khác.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam rất mong đợi và kỳ vọng chuyến thăm sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp trên một số phương diện sau:

Thứ nhất, tăng cường trao đổi chiến lược cấp cao, đặc biệt là tiếp xúc thường xuyên giữa Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, qua đó làm vững chắc hơn nữa nền tảng tin cậy chính trị, chia sẻ kinh nghiệm về quản trị và phát triển đất nước, định hướng cho sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ song phương trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp.

Mốc son mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Dự kiến trong chuyến thăm, các bộ ngành, cơ quan, địa phương hai bên sẽ ký kết khoảng 40 văn kiện hợp tác trên hàng loạt lĩnh vực. Ảnh: Nguyên Dương

Thứ hai, xác định những phương hướng lớn, trọng tâm triển khai hợp tác trên các lĩnh vực; nâng tầm hợp tác thực chất giữa hai nước theo hướng ngày càng chất lượng, hiệu quả, bền vững; thúc đẩy tạo “điểm sáng” về hợp tác trình độ cao, nhất là trong các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu, Trung Quốc có thế mạnh như đường sắt khổ tiêu chuẩn, thương mại nông sản, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, kinh tế số, kinh tế xanh... đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.

Dự kiến trong chuyến thăm, các bộ ngành, cơ quan, địa phương hai bên sẽ ký kết khoảng 40 văn kiện hợp tác trên hàng loạt lĩnh vực, tạo cơ sở quan trọng để triển khai hợp tác hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Thứ ba, lan tỏa hiệu ứng tích cực của chuyến thăm đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hai bên; thúc đẩy triển khai tốt Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị - xã hội, mở rộng hợp tác giữa các địa phương hai nước, qua đó tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, phát huy tình hữu nghị truyền thống, củng cố nền tảng dân ý tốt đẹp cho quan hệ song phương.

Thứ tư, thông qua trao đổi trên tinh thần thẳng thắn, chân thành, thực chất, hiểu biết lẫn nhau, đặt mình vào vị trí của nhau để cùng xử lý thỏa đáng những vấn đề tồn tại về biên giới lãnh thổ, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển theo nhận thức chung cấp cao, không để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến đà phát triển lành mạnh của quan hệ hai Đảng, hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

Chỉ còn ít ngày nữa chuyến thăm sẽ diễn ra. Tôi tin tưởng rằng, với sự coi trọng cao độ và phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng của hai bên, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam lần thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thành công tốt đẹp trên mọi phương diện, trở thành mốc son mới trong quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Chú trọng hợp tác khoa học, công nghệ Việt Nam

- Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về tiềm năng, ý nghĩa của hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam - Trung Quốc trong thực hiện mục tiêu của mỗi nước. Đặc biệt là với Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Sau hơn 45 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, từ chỗ là một nước đi sau, đến nay đã trở thành một cường quốc khoa học công nghệ, với vị trí thứ 3 thế giới về đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) và dẫn đầu thế giới về số lượng bằng phát minh sáng chế.

Đặc biệt gần đây, Trung Quốc đã liên tiếp công bố nhiều thành tựu công nghệ nổi bật trong các lĩnh vực then chốt như trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G, robot tự động, chip bán dẫn, công nghệ vũ trụ... khiến thế giới phải thán phục. Có thể nói, chỉ trong hơn 40 năm, Trung Quốc đã đi được chặng đường nhiều quốc gia khác phải mất hơn 2 thế kỷ.

Với Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn đề cao và đặc biệt coi trọng vai trò mang tính quyết định của khoa học công nghệ đối với sự phát triển bền vững của đất nước, những năm gần đây đã ban hành nhiều văn kiện chính trị quan trọng thể hiện tinh thần này, đặc biệt gần đây là Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, trong đó nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới”.

Để góp phần thực hiện các mục tiêu, tầm nhìn phát triển chiến lược đã đề ra, Việt Nam mong muốn phát huy những lợi thế hiện có về nguồn lao động dồi dào với chất lượng ngày càng nâng cao, cơ chế chính sách thu hút đầu tư ngày càng hoàn thiện, thị trường giàu tiềm năng về đầu tư nghiên cứu phát triển (R&D) để tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghệ cao, công nghệ then chốt.

Thành công của Trung Quốc đã tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho các lực lượng tiến bộ thế giới, mang lại cơ hội phát triển mới cho quá trình hiện đại hóa của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tiềm năng, không gian hợp tác khoa học công nghệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là hết sức to lớn.Việt Nam sẵn sàng làm sâu sắc hơn nữa hợp tác khoa học công nghệ với Trung Quốc, trong đó mong muốn Trung Quốc tăng cường hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ về vốn trong lĩnh vực này để tạo nền tảng vững chắc khi Việt Nam và Trung Quốc đều bước vào kỷ nguyên mới, thời đại mới phát triển phồn vinh, thịnh vượng của hai dân tộc.

- Xin cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn!.

Dự kiến trong chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, các bộ ngành, cơ quan, địa phương hai bên sẽ ký kết khoảng 40 văn kiện hợp tác trên hàng loạt lĩnh vực, tạo cơ sở quan trọng để triển khai hợp tác hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Hoàng Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng chỉ đạo ứng phó nguy cơ sạt lở, ngập lụt

Thủ tướng chỉ đạo ứng phó nguy cơ sạt lở, ngập lụt

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chính quyền các cấp phải đảm bảo không để xảy ra gián đoạn trong công tác chỉ huy, điều hành ứng phó thiên tai.
Điều động, chỉ định nhân sự Đảng uỷ Mặt trận Tổ Quốc

Điều động, chỉ định nhân sự Đảng uỷ Mặt trận Tổ Quốc

Ban Bí thư điều động, chỉ định ông Ngô Văn Cương giữ chức Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương.
Thủ tướng: Chính quyền hai cấp quan trọng nhất là chủ động, tích cực phục vụ người dân

Thủ tướng: Chính quyền hai cấp quan trọng nhất là chủ động, tích cực phục vụ người dân

Thủ tướng nhấn mạnh điều quan trọng và cơ bản nhất trong bản chất của chính quyền hai cấp là chủ động, tích cực phục vụ người dân, doanh nghiệp...
Chủ tịch Quốc hội: Ngày 24/6 sẽ nhấn nút thông qua sáp nhập cấp tỉnh

Chủ tịch Quốc hội: Ngày 24/6 sẽ nhấn nút thông qua sáp nhập cấp tỉnh

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, hoàn thành toàn bộ sắp xếp bộ máy cấp tỉnh, huyện, xã theo đúng lộ trình đã đề ra.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

88 năm tuổi đời, hơn 50 năm hoạt động cách mạng, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn đậm nét của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Dấu ấn đậm nét của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Trên cương vị Chủ tịch nước từ năm 1997-2006, giai đoạn chuyển mình của đất nước, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp đưa đất nước phát triển.
Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt và minh bạch.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Thượng Nghị sĩ Đảng Cộng hoà

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Thượng Nghị sĩ Đảng Cộng hoà

Tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với hai Thượng Nghị sĩ của Đảng Cộng hòa là Steven Daines của bang Montana và Ted Cruz của bang Texas.
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước

Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước

Cơ bản nhất trí với các nhiệm vụ công tác thời gian tới mà Ban Nội chính đã đề ra, Tổng Bí thư nhấn mạnh thêm 3 định hướng lớn và 6 nhiệm vụ cần tập trung...
Danh sách Ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Danh sách Ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ban Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 34 đồng chí.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư đánh giá cao sự thẳng thắn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kiểm điểm, đánh giá rất kỹ những tồn tại, hạn chế trên từng mặt công tác.
Thủ tướng: Phát triển trung tâm tài chính là

Thủ tướng: Phát triển trung tâm tài chính là 'bệ phóng' cho hai mục tiêu 100 năm

Thủ tướng nhấn mạnh phải xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế để bổ sung nguồn lực tài chính cho 2 mục tiêu 100 năm.
Thông cáo đặc biệt về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thông cáo đặc biệt về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tang lễ đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang.
Chính phủ họp về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại

Chính phủ họp về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại

Chiều 23/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn sẽ chủ trì cuộc họp về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước lĩnh vực công nghiệp, thương mại.
Miễn học phí giúp dân yên tâm sinh và nuôi con

Miễn học phí giúp dân yên tâm sinh và nuôi con

Miễn học phí giúp giảm gánh nặng tài chính, thúc đẩy sinh sản và đảm bảo công bằng giáo dục trong bối cảnh dân số già hóa và chi phí sinh hoạt tăng cao.
Thủ tướng chốt tháng 8 hoàn thành Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia

Thủ tướng chốt tháng 8 hoàn thành Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia

Thủ tướng yêu cầu đến hết tháng 7 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng, tổ chức khánh thành Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia vào ngày 19/8.
Thủ tướng: Nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật vì

Thủ tướng: Nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật vì 'ôm việc', không phân quyền cho cấp dưới

Thủ tướng cho rằng, nhiều cán bộ bị xử lý, kỷ luật có cả nguyên nhân từ việc cấp trên "ôm" cả những việc cụ thể mà không phân cấp, phân quyền cho cấp dưới.
Chuyển đổi số phải là nguyên tắc xuyên suốt trong hoạt động thanh tra

Chuyển đổi số phải là nguyên tắc xuyên suốt trong hoạt động thanh tra

Thanh tra cần chuyển đổi số toàn diện để nâng cao hiệu lực, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và chủ động phòng ngừa vi phạm trong quản lý nhà nước.
Sửa đổi Luật Thanh tra: Không để chồng chéo giữa kiểm tra và thanh tra

Sửa đổi Luật Thanh tra: Không để chồng chéo giữa kiểm tra và thanh tra

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 22/5/2025, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).
Cải cách thể chế: ‘Chìa khoá’ hiện thực hóa mục tiêu thu nhập cao

Cải cách thể chế: ‘Chìa khoá’ hiện thực hóa mục tiêu thu nhập cao

Theo các chuyên gia, cải cách thể chế chính là “chìa khoá” để Việt Nam hiện thực hoá mục tiêu trở thành quốc gia có mức thu nhập cao vào năm 2045.
Đại biểu Quốc hội đề xuất tạm dừng thanh tra nếu phát hiện chồng chéo

Đại biểu Quốc hội đề xuất tạm dừng thanh tra nếu phát hiện chồng chéo

Góp ý vào dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị bổ sung cơ chế tạm dừng thanh tra nếu phát hiện chồng chéo để không gây phiền hà.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam

Ngày 22/5, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi tiếp và làm việc với Ngài Sandeep Arya - Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu tiêu chí

Thủ tướng yêu cầu tiêu chí '7 rõ' trong xây dựng luật mới

Thủ tướng yêu cầu xây dựng luật mới theo tinh thần "7 rõ", bảo đảm cụ thể, minh bạch, xuất phát từ thực tiễn, phù hợp đường lối và yêu cầu phát triển.
Đề xuất chi 31.400 tỷ đồng miễn, hỗ trợ học phí từ năm 2025

Đề xuất chi 31.400 tỷ đồng miễn, hỗ trợ học phí từ năm 2025

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Chính phủ nghiên cứu, quy định chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp cho người học.
Đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ vòng 2 tiến bộ tích cực, tiếp tục đẩy nhanh để đạt kết quả sớm nhất

Đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ vòng 2 tiến bộ tích cực, tiếp tục đẩy nhanh để đạt kết quả sớm nhất

Vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22/5/2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »