Làng nghề Phùng Xá: Tìm hướng đi cho lụa tơ sen

Là sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, tuy nhiên, vấn đề nguyên liệu, đầu ra của lụa dệt từ tơ sen của làng Phùng Xá vẫn đang là bài toán không dễ có lời giải .
Định vị thương hiệu lụa tơ tằm Nha Xá Nét tinh hoa của lụa Vạn Phúc Nghệ nhân Phan Thị Thuận: Biến ý tưởng độc đáo thành hiện thực

Thông tin được đưa ra tại buổi Tọa đàm “Nghệ nhân Phan Thị Thuận - Tơ sen – Thực trạng và giải pháp vươn mình ra thế giới” do Câu lạc bộ doanh nhân họ Phan miền Bắc phối hợp với một số đơn vị tổ chức ngày 19/1, tại Hà Nội.

4.800 cuống sen mới làm ra được một tấm lụa

Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) được coi là cái nôi của nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Trải qua rất nhiều thăng trầm, nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa của Phùng Xá dần mai một, đến nay làng nghề Phùng Xá chỉ còn có một doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả, đó là Công ty TNHH dâu tằm tơ Mỹ Đức của bà Phan Thị Thuận.

Theo nghệ nhân Phan Thị Thuận - Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức , sau sản phẩm đặt biệt đó là chăn bông tơ tằm do con tằm tự dệt thì sản phẩm tiếp theo, là lụa tơ sen – một sản phẩm độc đáo, mang giá trị văn hóa và kinh tế cao. Đây không chỉ là sự khẳng định tài năng và sự sáng tạo của bà, mà còn mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng cho nghề dệt thủ công Việt Nam.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận người “tiên phong” việc sản xuất lụa tơ sen. Ảnh Nguyễn Hạnh
Nghệ nhân Phan Thị Thuận giới thiệu các sản phẩm từ tằm tự dệt và tơ sen đến du khách. Ảnh: Nguyễn Hạnh

Để tạo ra được lụa tơ sen, đòi hỏi người thợ cần trải qua nhiều quy trình tỉ mỉ. Những cuống sen được thu hoạch và cắt cuống, làm sạch gai. Sau khi đã phân loại, người thợ cần dùng dao khứa nhẹ và làm đứt vỏ thân cây sen. Tơ rút xong được cho vào ống và đưa vào guồng se cho sợi tơ săn chắc lại. Những sợi tơ sen đạt chuẩn được đưa vào khung cửi để dệt thành những tấm lụa hoàn chỉnh.

Một tấm lụa cần khoảng 4.800 cuống sen, nhưng ngay cả những người thợ lành nghề nhất một ngày chỉ làm khoảng 200-250 cuống sen. Lụa tơ sen được làm ra mang hương thơm thảo mộc, dễ chịu. Mỗi sợi tơ sen như “mạch máu” nuôi dưỡng cây sen. Nhờ sự độc đáo, giá trị văn hóa, mà các sản phẩm dệt từ tơ sen thu hút được rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Tơ sen đã được Nhà nước đầu tư phát triển. Năm 2023, các sản phẩm: khăn lụa tơ sen, tranh lụa thêu tơ sen,... của làng nghề đã được thành phố đánh giá, phân hạng trong chương trình OCOP.

“Phải mất 1 tháng 7 ngày, chúng tôi mới sản xuất ra được 1 sản phẩm khăn dệt từ tơ sen, giá bán khăn không thêu vào khoảng 10 triệu đồng/chiếc, còn với những sản phẩm khăn có thêu tay thì vào khoảng 12 triệu đồng/chiếc”, nghệ nhân Phan Thị Thuận nói.

Mong muốn kết nối, mở rộng thị trường

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam hiện đứng thứ ba trên thế giới về sản lượng tơ, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Giá trị xuất khẩu tơ lụa năm 2022 đạt 70 triệu USD. Phần lớn tơ thô của Việt Nam được xuất khẩu sang Ấn Độ, chiếm tỷ trọng hơn 90%.

Tuy nhiên, với các sản phẩm làm từ tơ sen hội tụ nhiều yếu tố để mở rộng ra những thị trường lớn trên thế giới. Ví dụ như, các sản phẩm làm từ tơ sen đã được công nhận là OCOP 5 sao. Tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận cũng có những câu chuyện hấp dẫn, độc đáo. Sản phẩm tơ sen đã và đang được thị trường quốc tế yêu thích, đánh giá cao nhờ sự độc đáo, giá trị nhân văn, nhân đạo tốt đẹp.

Sẵn sàng truyền nghề miễn phí cho những ai muốn học, điều mà bà Phan Thị Thuận mong muốn đó là được kết nối, hỗ trợ để tạo đầu ra rộng hơn không chỉ thị trường trong nước mà cả thế giới.

Chia sẻ tại buổi Tọa đàm, TS. Đào Trọng Chương - Nguyên trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng - nhận định, sản phẩm lụa tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận có tiềm năng rất lớn để vươn tầm quốc tế. Hiện tại, các nghệ nhân, doanh nghiệp, làng nghề đã được địa phương, Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Tuy nhiên, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung, sản phẩm tơ sen, tơ tằm vươn mình ra “biển lớn” quốc tế, thì bên cạnh yếu tố độc đáo, việc sản xuất tơ cần phải nâng tầm công nghệ, bắt kịp thời đại. Bên cạnh đó, thị trường nguyên liệu cần mở rộng, để đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, công ty cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ, máy móc rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm để tăng tính cạnh tranh. Cuối cùng, cần đảm bảo chế độ an sinh, xã hội cho những người thợ làm các sản phẩm tơ sen, tơ lụa an tâm làm nghề.

Trong năm 2024, nhà thiết kế Bùi Công Thiên Bảo đã sử dụng tơ sen để làm mẫu thiết kế “Lụa nàng Sen”, được Hoa hậu Huỳnh Thanh Thủy trình diễn trong cuộc thi Miss International 2024 tại Nhật Bản. Điểm nhấn bộ trang phục là phần mô phỏng khung cửi dệt vải thủ công gắn sau lưng. Trang phục đã được các giới chuyên môn quốc tế đánh giá rất cao.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ công mỹ nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Việt bắt tay với đối tác Đức sản xuất ray tàu cao tốc

Doanh nghiệp Việt bắt tay với đối tác Đức sản xuất ray tàu cao tốc

Hòa Phát đã trở thành doanh nghiệp duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất ray tàu cao tốc sau khi ký kết hợp tác với Tập đoàn SMS của Đức.
Tăng tỷ lệ nội địa hóa - lời giải cho tự chủ công nghiệp

Tăng tỷ lệ nội địa hóa - lời giải cho tự chủ công nghiệp

Chỉ khi đạt mức nội địa hoá cao hơn, ngành công nghiệp mới có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia.
Ưu tiên sản phẩm Việt cho phát triển công nghiệp đường sắt

Ưu tiên sản phẩm Việt cho phát triển công nghiệp đường sắt

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) quy định ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong nước để phát triển công nghiệp đường sắt, thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ.
Kết nối FDI và doanh nghiệp tư nhân:

Kết nối FDI và doanh nghiệp tư nhân: 'Đòn bẩy' phát triển công nghiệp hỗ trợ

Các tập đoàn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có nhu cầu rất lớn về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đây là cơ hội để doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực này.
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện triển lãm công nghiệp Việt Nam

Sắp diễn ra chuỗi sự kiện triển lãm công nghiệp Việt Nam

Với hơn 500 gian hàng trên tổng diện tích 10.000 m2, chuỗi sự kiện triển lãm quốc tế 2025 về công nghiệp Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11-13/9.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển nhà máy thông minh: Cú hích nâng tầm công nghiệp hỗ trợ

Phát triển nhà máy thông minh: Cú hích nâng tầm công nghiệp hỗ trợ

Nhà máy thông minh đang trở thành hướng đi tất yếu giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng năng suất và đáp ứng yêu cầu chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ninh Bình tăng tốc hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Ninh Bình tăng tốc hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Chính quyền Ninh Bình quyết liệt đồng hành cùng doanh nghiệp, mở rộng xuất khẩu, ổn định sản xuất, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế địa phương trong năm 2025.
Doanh nghiệp công nghiệp: Lời giải nào cho bài toán nguyên liệu?

Doanh nghiệp công nghiệp: Lời giải nào cho bài toán nguyên liệu?

Dù nguồn nguyên liệu trong nước ngày càng đa dạng, nhiều doanh nghiệp công nghiệp vẫn nhập khẩu. Theo đó, tự chủ nguyên liệu vẫn là bài toán đầy thách thức.
Công nghệ là chìa khóa cho ngành dệt may chuyển mình xanh hoá

Công nghệ là chìa khóa cho ngành dệt may chuyển mình xanh hoá

Áp lực phải chuyển đổi xanh và số hóa đang buộc các doanh nghiệp trong ngành dệt may phải thay đổi tư duy và cách vận hành để phát triển bền vững.
Bộ Công Thương tăng cường quản lý kinh doanh thuốc lá

Bộ Công Thương tăng cường quản lý kinh doanh thuốc lá

Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 3581/BCT-VP thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng về việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh thuốc lá.
Để cơ khí chế tạo bứt phá cần

Để cơ khí chế tạo bứt phá cần 'đòn bẩy' chính sách

Cơ khí chế tạo Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển và chiếm lĩnh thêm thị phần, vì vậy, cần thiết phải có sự nâng đỡ về chính sách.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Cơ hội bứt phá cho công nghiệp thép ray Việt

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Cơ hội bứt phá cho công nghiệp thép ray Việt

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế, trong đó, tạo cơ hội cho ngành công nghiệp thép ray nội địa.
Tạo ‘lực đẩy’ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa

Tạo ‘lực đẩy’ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa

Bộ Công Thương và Samsung Việt Nam tiếp tục "bắt tay" tìm kiếm, nâng tầm doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hướng tới công nghiệp hỗ trợ bền vững.
Hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa

Hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa là kim chỉ nam phát triển đất nước tự lực, tự cường, hiện thực hóa qua các giai đoạn đổi mới, chuyển đổi số...
Ứng phó sự cố hoá chất: Cần kế hoạch toàn diện từ địa phương đến doanh nghiệp

Ứng phó sự cố hoá chất: Cần kế hoạch toàn diện từ địa phương đến doanh nghiệp

Trước nguy cơ sự cố hóa chất ngày càng phức tạp, các địa phương và doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó toàn diện, sẵn sàng trong mọi tình huống.
Tự chủ nguyên liệu, linh kiện: Nền tảng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tự chủ nguyên liệu, linh kiện: Nền tảng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tự chủ nguyên liệu, linh kiện trong nước là vấn đề cốt lõi, tạo nền tảng để công nghiệp hỗ trợ phát triển bền vững và nâng sức cạnh tranh quốc gia.
Vinamac Expo 2025: Kết nối thị trường cho sản phẩm công nghiệp

Vinamac Expo 2025: Kết nối thị trường cho sản phẩm công nghiệp

250 doanh nghiệp công nghiệp trong và ngoài nước tham gia xúc tiến thị trường tại Triển lãm Vinamac Expo 2025 diễn ra từ 14 - 16/5 tại Hà Nội.
Ngành công nghiệp: Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch tích cực

Ngành công nghiệp: Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch tích cực

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp dịch chuyển tích cực, tỷ trọng hàng công nghệ cao tăng, tạo nền tảng cho các tập đoàn công nghiệp tư nhân vươn ra thị trường quốc tế
Lào Cai: Tập trung công tác an toàn và tháo gỡ khó khăn lĩnh vực khoáng sản

Lào Cai: Tập trung công tác an toàn và tháo gỡ khó khăn lĩnh vực khoáng sản

Theo Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, từ đầu năm 2025 đến nay, giá trị sản xuất, khai thác, chế biến khoáng sản của địa phương đạt trên 9.527 tỷ đồng.
Ninh Bình: Từ nông thôn mới đến trung tâm công nghiệp hỗ trợ -Bước chuyển mình chiến lược của một vùng đất di sản

Ninh Bình: Từ nông thôn mới đến trung tâm công nghiệp hỗ trợ -Bước chuyển mình chiến lược của một vùng đất di sản

Ninh Bình đang chuyển mình mạnh mẽ: Từ một địa phương Nông nghiệp thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ, kết hợp di sản, công nghiệp xanh, nông nghiệp hiện đại.
Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đồng hành doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số, tận dụng cơ hội từ CMCN 4.0, hướng tới sản xuất thông minh, bền vững.
Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Phát triển khu công nghiệp xanh sẽ tăng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu nhưng quá trình chuyển đổi còn nhiều rào cản thể chế, hạ tầng và tín dụng.
Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Từ biến động chuỗi cung ứng, cuộc cách mạng do trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, ngành công nghiệp đang phải xoay chuyển để giữ vững vị thế.
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành hoá chất phát động chương trình xanh hóa và chuyển đổi số, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại.
Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Phát triển công nghiệp công nghệ số bền vững cần gắn với kinh tế tuần hoàn, tái chế thiết bị điện tử và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thời đại số.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »