Kiểm toán nhà nước: Nhiều bộ ngành, địa phương lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương không sát thực

Kiểm toán nhà nước cho biết, nhiều bộ, ngành, địa phương lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương chưa đảm bảo tỷ lệ, không sát thực.
Kiểm toán nhà nước ký Quy chế phối hợp với Bộ Công an Kiểm toán Nhà nước: Gắn nhiệm vụ với tinh gọn bộ máy Kiểm toán các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên

Trích lập chưa đảm bảo tỷ lệ, chưa đúng quy định

Trong báo cáo Kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn trình bày trước Quốc hội chiều 16/5 nêu, nguồn thực hiện chính sách tiền lương năm 2023 chuyển sang năm 2024 là 536.394 tỷ đồng, bao gồm ngân sách địa phương là 387.186 tỷ đồng, ngân sách trung ương 149.207,9 tỷ đồng. Kết quả kiểm toán cho thấy, tại nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn chưa thực hiện đúng theo quy định.

Một số đơn vị sự nghiệp công lập của các bộ, cơ quan trung ương chưa trích lập, trích lập nguồn cải cách tiền lương chưa đảm bảo tỷ lệ, trong đó tại nhiều Bộ, con số thực hiện chưa đúng lên tới hàng chục tỷ đồng. Bất cập đáng chú ý nữa, một số bộ, cơ quan trung ương chưa quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn cải cách tiền lương.

Đơn cử tại 01 Bộ, các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên không quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định; còn tại 01 Bộ khác, một số đơn vị chưa quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập và chưa thực hiện trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP. Trong khi đó, tại ngành khác, có đơn vị không thuộc đối tượng nhưng vẫn trích lập nguồn cải cách tiền lương.

Kiểm toán nhà nước: Nhiều bộ ngành, địa phương lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương không sát thực
Trong kiểm toán ngân sách, Kiểm toán nhà nước chú trọng kiểm toán vấn đề nguồn cải cách tiền lương tại các địa phương. Ảnh: Hồng Thoan

Tại các địa phương, một số nơi chưa rà soát hết nguồn lực khi xác định nhu cầu, dẫn đến trong năm ngân sách trung ương bổ sung song cuối năm vẫn còn dư nguồn cải cách tiền lương.

Một số nơi chưa trích lập đủ hoặc xác định nguồn cải cách tiền lương chưa phù hợp 3.528,72 tỷ đồng, vì vậy, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị phải giảm dự toán năm sau hoặc nộp trả ngân sách nhà nước tại 17/56 địa phương 959 tỷ đồng, 18/56 địa phương trích bổ sung 1.361,635 tỷ đồng, 13/56 địa phương kiến nghị theo dõi nguồn 1.208,06 tỷ đồng). Cùng với đó, 11/56 địa phương theo dõi, quản lý nguồn cải cách tiền lương chưa phù hợp 3.715,52 tỷ đồng; 18/56 địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương chi đầu tư, chi thường xuyên hoặc các nhiệm vụ khác không đúng quy định 1.389,679 tỷ đồng...

Lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương không sát thực

Theo Điều 4 Thông tư số 88/2024/TT-BTC ngày 24/12/2024 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước 2025, việc tạo lập nguồn cải cách tiền lương từ: 70% tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán; 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm hiện hành so với dự toán năm trước liền kề; 40% thu sự nghiệp, 35% thu viện phí; 10% tiết kiệm tăng thêm chi thường xuyên…

Qua thực tiễn kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đánh giá, việc phải sử dụng 70% từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để tạo nguồn cải cách tiền lương song dự toán thu lại có xu hướng lập không sát khả năng thực tế, dẫn tới số tăng thu cao, nhưng chủ yếu lại sử dụng cho cải cách tiền lương, trong khi nhiều nhiệm vụ chi cần thiết, cấp bách khác, như: chi đầu tư phát triển, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo..., lại thiếu nguồn để chi.

Qua tổng hợp nguồn kinh phí cải cách tiền lương cho thấy, số dư lũy kế nguồn này tăng nhanh qua các năm (năm 2021 là 262.974 tỷ đồng, năm 2022 là 432.350 tỷ đồng, năm 2023 là 536.394 tỷ đồng) và tại Nghị quyết số 159/2024/QH15 ngày 13/11/2024 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đã mở rộng phạm vi sử dụng nguồn cải cách tiền lương, cụ thể, với nguồn cải cách tiền lương của địa phương “cho phép địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cho các dự án kết nối...”; với nguồn cải cách tiền lương của Trung ương “cho phép từ ngày 01/7/2024 được mở rộng phạm vi để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và tinh giản biên chế”.

Về sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương theo các Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, 2025 cho thấy, tổng kinh phí cải cách tiền lương đã sử dụng là 185.659 tỷ đồng.

Trong đó, năm 2024, các địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang là 19.040 tỷ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng; bổ sung 55.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương vào dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024...

Năm 2025 sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang để thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng với số tiền 111.619 tỷ đồng (gồm 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương). Như vậy, đến năm 2025 nguồn cải cách tiền lương năm 2023 chuyển sang 2024 vẫn còn dư 350.735 tỷ đồng (536.394 tỷ đồng - 185.659 tỷ đồng), trong khi số dư nguồn tích lũy cải cách tiền lương nêu trên chưa bao gồm khoản phải trích tạo nguồn cải cách tiền lương các năm 2024, 2025.

Qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước kiến nghị cần nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội xem xét quyết định điều chỉnh giảm tỷ lệ trích tạo nguồn cải cách tiền lương từ số tăng thu ngân sách nhà nước (hiện nay là 70% số tăng thu so với dự toán trừ các nguồn thu sử dụng đất, xổ số kiến thiết, thu bán nhà thuộc sở hữu nhà nước…) để tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, khoa học công nghệ, chuyển đổi số và các nhiệm vụ cần thiết khác.
Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân

Sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân 'thần tốc' mà DJ Ngân 98 quảng cáo

Sau loạt ồn ào liên quan đến sản phẩm giảm cân, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho biết sẽ vào cuộc kiểm tra sản phẩm X100 do DJ Ngân 98 quảng bá.
Bộ Y tế thu hồi giấy công bố loạt thực phẩm chức năng

Bộ Y tế thu hồi giấy công bố loạt thực phẩm chức năng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố 12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Cảnh báo sạt lở đất khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

Cảnh báo sạt lở đất khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

Dự báo, từ đêm 22/5 đến ngày 24/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, nguy cơ xảy ra sạt lở đất.
Ứng dụng công nghệ số nâng tầm sản phẩm nông thôn mới

Ứng dụng công nghệ số nâng tầm sản phẩm nông thôn mới

Ứng dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc là giải pháp then chốt giúp sản phẩm chủ lực tại các xã nông thôn mới nâng giá trị, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Chi tiết thời gian đăng ký xét tuyển các trường đại học

Chi tiết thời gian đăng ký xét tuyển các trường đại học

Mùa tuyển sinh 2025 bắt đầu sôi động, nhiều trường đại học công bố lịch nhận hồ sơ. Thí sinh cần chủ động nắm rõ mốc thời gian từng phương thức xét tuyển.

Tin cùng chuyên mục

Ngày 21/5:

Ngày 21/5: 'Chốt' ngày toàn dân bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI

Ngày 21/5, Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua ngày toàn dân bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2030.
Thời tiết hôm nay 21/5: Bắc Bộ đêm mưa, ngày nắng nóng

Thời tiết hôm nay 21/5: Bắc Bộ đêm mưa, ngày nắng nóng

Thời tiết hôm nay 21/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi vào ban đêm, riêng riêng khu vực đồng bằng có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết biển hôm nay 21/5/2025: Biển Đông chuyển hướng gió

Thời tiết biển hôm nay 21/5/2025: Biển Đông chuyển hướng gió

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/5/2025, khu vực Biển Đông gió hoạt động với cường độ yếu đến trung bình và chuyển hướng đông nam đến nam.
Gói vay 120.000 tỷ đồng:

Gói vay 120.000 tỷ đồng: 'Cú hích' còn dang dở với nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, sau 2 năm triển khai, tỷ lệ giải ngân của gói vay 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội vẫn rất thấp, chỉ khoảng 2%.
Hồ treo trữ nước trên vách núi: Cứu cánh của vùng cao

Hồ treo trữ nước trên vách núi: Cứu cánh của vùng cao

Các công trình hồ treo trữ nước trên vách núi đã giúp người dân vùng cao có nguồn nước thường xuyên phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày, không còn thiếu nước.
Không còn cấp huyện, người dân đăng ký đất đai ở đâu?

Không còn cấp huyện, người dân đăng ký đất đai ở đâu?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất đưa văn phòng đăng ký đất đai từ cấp huyện về cấp xã nhằm phù hợp mô hình chính quyền hai cấp, tạo thuận lợi cho người dân.
Bộ Công an sẵn sàng tham gia sâu rộng vào hoạt động gìn giữ hòa bình tại Liên hợp quốc

Bộ Công an sẵn sàng tham gia sâu rộng vào hoạt động gìn giữ hòa bình tại Liên hợp quốc

Bộ Công an từng bước chuyên nghiệp hóa, mở rộng lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Đặc sản quốc dân

Đặc sản quốc dân 'làm mưa, làm gió' chợ Việt

Sấu non đầu mùa Hà Nội dù giá cao vẫn hút khách, trở thành "đặc sản quốc dân", được săn lùng không chỉ trong nước mà còn "gây sốt" với du khách quốc tế.
Thông tin mới nhất về lịch nghỉ hè của học sinh cả nước

Thông tin mới nhất về lịch nghỉ hè của học sinh cả nước

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố thông tin mới nhất về lịch nghỉ hè cho học sinh cả nước năm học 2024-2025. Học sinh có thể được nghỉ hè sớm hơn dự kiến.
Bộ Tư pháp điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự chủ chốt

Bộ Tư pháp điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự chủ chốt

Chiều 20/5, tại Hội nghị giao ban lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo một số đơn vị.
Công đoàn Công Thương Việt Nam tiếp sức người lao động Hà Giang

Công đoàn Công Thương Việt Nam tiếp sức người lao động Hà Giang

Ngày 20/5, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã trao quà tới công nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang, thể hiện sự quan tâm thiết thực trong Tháng Công nhân.
Cho phép chuyển đổi linh hoạt giữa học phổ thông và nghề

Cho phép chuyển đổi linh hoạt giữa học phổ thông và nghề

Học sinh có thể chuyển đổi linh hoạt giữa học phổ thông và học nghề ngay trong quá trình học, mở ra cơ hội định hướng tương lai sớm và phù hợp năng lực.
Sau vụ thu hồi sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body, Bộ Y tế tổng rà soát kem chống nắng

Sau vụ thu hồi sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body, Bộ Y tế tổng rà soát kem chống nắng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu tăng cường kiểm tra việc ghi nhãn và quảng cáo các sản phẩm chống nắng trên thị trường.
Chuyên gia lý giải hiện tượng

Chuyên gia lý giải hiện tượng 'mì chính trộn với nước xáo gà tạo keo sợi'

Hiện tượng mì chính trộn với nước xáo gà tạo thành keo sợi gây xôn xao dư luận, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, đây là hiện tượng vật lý thông thường.
Khắc phục khoảng trống pháp lý trong khai thác khoáng sản

Khắc phục khoảng trống pháp lý trong khai thác khoáng sản

Luật Địa chất và Khoáng sản số 54/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 kỳ vọng sẽ khắc phục những khoảng trống pháp lý trong khai thác khoáng sản.
Cơ sở bán lẻ đạt chuẩn nông thôn mới kích cầu hàng Việt

Cơ sở bán lẻ đạt chuẩn nông thôn mới kích cầu hàng Việt

Tiêu chí cơ sở bán lẻ chuẩn nông thôn mới được nhiều tỉnh thành triển khai, từ cửa hàng tiện lợi đến kinh doanh tổng hợp hiện đại, đáp ứng nhu cầu người dân.
Chuyên gia Nhật

Chuyên gia Nhật 'hiến kế' phát triển giao thông thông minh tại Việt Nam

Chuyên gia Nhật Bản đề xuất Việt Nam cần tích hợp hệ thống vé tự động AFC, tăng tính liên thông, bảo mật và hỗ trợ tài chính để phát triển giao thông công cộng.
Vụ nghi gỗ sưa ở Quảng Bình: Xử lý như thế nào?

Vụ nghi gỗ sưa ở Quảng Bình: Xử lý như thế nào?

Gốc gỗ nghi là sưa đỏ quý hiếm vừa phát hiện dưới suối tại Quảng Bình đã được lực lượng chức năng thu giữ, đề xuất phương án xử lý theo quy định.
Metro Hà Nội sẽ thanh toán vé giao thông qua VNeID, thẻ ngân hàng

Metro Hà Nội sẽ thanh toán vé giao thông qua VNeID, thẻ ngân hàng

Metro Hà Nội sử dụng thẻ “made in Vietnam”, điều này khẳng định năng lực tự chủ về công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Chiến sĩ mới Vùng 2 Hải quân vượt mốc ‘3 tiếng nổ’

Chiến sĩ mới Vùng 2 Hải quân vượt mốc ‘3 tiếng nổ’

Sau 3 tháng huấn luyện, chiến sĩ mới Vùng 2 Hải quân tự tin bước vào kiểm tra ‘3 tiếng nổ’, dấu mốc đầu tiên ghi nhận bản lĩnh, sự trưởng thành của người lính.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »