Hướng đi nào cho nấm hữu cơ Việt?

Cạnh tranh khốc liệt với hàng ngoại nhập về giá và thời gian sử dụng, nấm hữu cơ Việt Nam buộc phải tìm những hướng rẽ riêng để có thể đứng được trên sân nhà.
Thị phần dưới 0,1%, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tìm cách gia tăng xuất khẩu Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ gặp khó vì thiếu tiêu chuẩn Phát động cuộc thi viết về nông nghiệp hữu cơ Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Cạnh tranh gay gắt với nấm nhập ngoại

Là đơn vị làm nấm hữu cơ, chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Mai Văn Hưng - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nấm Tốt Nameco (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) - cho hay, với việc ứng dụng công nghệ nuôi trồng của các cường quốc nấm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã giúp đơn vị khắc phục được yếu điểm về thời tiết nhiệt đới vốn không thuận lợi cho việc trồng nấm tại Việt Nam.

Mô hình trồng nấm hữu cơ tại Công ty Cổ phần Nấm Tốt Nameco (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ). Ảnh: N. H
Mô hình trồng nấm hữu cơ tại Công ty Cổ phần Nấm Tốt Nameco (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ). Ảnh: N.H

Năm 2020, sản phẩm của Nameco đã đạt chứng nhận hữu cơ Việt Nam, với hơn 15 dòng sản phẩm nấm tươi, khô, chế biến sâu, sản phẩm đã có mặt tại 30 tỉnh, thành và được phân phối tại hệ thống siêu thị mini và các nhà hàng chay.

Theo ông Hưng, Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào với giá thành rẻ, nhân sự sẵn có với số lượng lớn, nhu cầu sử dụng trong nước và quốc tế còn dư địa rất lớn. Tuy nhiên, khó khăn đối với các đơn vị trồng nấm hữu cơ hiện nay đó là cơ sở vật chất chưa hiện đại, chưa tiếp cận được các nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn ưu đãi cho nông nghiệp. Giá thành sản xuất nấm hữu cơ còn cao và thời gian bảo quản ngắn so với các sản phẩm nấm nhập khẩu.

Bên cạnh đó, kiến thức về nấm sạch của người dân và các nhà tiêu thụ sản phẩm còn yếu và thiếu dẫn tới khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Cạnh tranh với các đối thủ là các sản phẩm nấm nhập khẩu đội lốt hàng Việt Nam có thời gian bảo quản dài gấp đôi thậm chí gấp 3 lần.

“Thời gian bảo quản nấm sạch chỉ trong 7-10 ngày, trong điều kiện nhiệt độ từ 3-8 độ C. Do đó, sản phẩm của đơn vị không thể cạnh tranh được với nấm nhập khẩu với thời gian bảo quản từ 30-40 ngày”, ông Mai Văn Hưng chia sẻ.

Chọn chế biến sâu để đi đường dài

Theo ông Mai Văn Hưng, dùng nấm tươi không có chất bảo quản, chúng ta phải đạt được 3 tiêu chí: Thơm, giòn, ngọt..., những tiêu chí này, người tiêu dùng bắt buộc phải ăn mới cảm nhận được. Còn nếu chỉ có ngửi và nhìn thì sẽ khó phân biệt. Nếu chỉ nhìn, người tiêu dùng sẽ chỉ chọn nấm có chất bảo quản. Do đó, vấn đề giáo dục thị trường đang là vấn đề lớn nhất.

sản phẩm của Nameco đã đạt chứng nhận hữu cơ Việt Nam (năm 2020) với hơn 15 dòng sản phẩm nấm tươi, khô, chế biến sâu
Sản phẩm của Nameco đã đạt chứng nhận hữu cơ Việt Nam với hơn 15 dòng sản phẩm nấm tươi, khô, chế biến sâu. Ảnh: N.H

“Mỗi loại nấm có một hương vị đặc trưng riêng. Với nấm có chất bảo quản, người bán đang đánh đúng sở thích của khách hàng đó là giòn, người tiêu dùng ăn vào có cảm giác ngon. Còn việc có tốt cho cơ thể thì phải có các chuyên gia dinh dưỡng phân tích mới biết được”, ông Mai Văn Hưng nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, PGS.TS.BS Trần Đình Toán, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, Uỷ viên Hội đồng Dinh dưỡng và Thuốc - Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương - cho biết, bên cạnh việc chứa các hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm… trong nấm có còn chứa một thành phần rất quý đó là beta-glucans.

Việc sử dụng nấm không chỉ giúp cơ thể nạp chất đạm, vitamin hay vi chất mà còn là một cách để đưa beta-glucans vào cơ thể. Nấm có giá trị dinh dưỡng tốt nhất khi còn sống (có nghĩa là không có chất bảo quản). Tuy nhiên, trong quá trình từ khi thu hái và khi đến tay người tiêu dùng sẽ mất một khoảng thời gian. Nếu thời gian đến tay người tiêu dùng càng kéo dài thì chất lượng sẽ giảm đi.

Trong khi khó có thể cạnh tranh về giá cả và thời gian tiêu thụ với nấm nhập ngoại hiện đang chiếm 98% trên thị trường, PGS.TS.BS Trần Đình Toán cho rằng, các doanh nghiệp cần đi theo hướng chế biến sâu và biến nấm này thành nấm dược liệu.

“Beta-glucans là thành phần tăng cường hệ miễn dịch rất tốt. Ăn nấm lợi nhất là đưa beta-glucans vào cơ thể nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Việc này thế giới đã chứng minh. Ở Việt Nam, cũng đã có doanh nghiệp khoa học công nghệ sản xuất beta-glucans từ 7 loại nấm khác nhau”, PGS.TS.BS Trần Đình Toán cho biết.

Về vấn đề này, theo ông Mai Văn Hưng, trong khi khó có thể cạnh tranh về giá cả và thời gian tiêu thụ với nấm nhập ngoại, đa dạng hóa sản phẩm từ nấm là giải pháp đang được doanh nghiệp lựa chọn. Hiện, doanh nghiệp đang đầu tư dây chuyền công nghệ sấy lạnh, đồng thời, hợp tác với viện nghiên cứu, các chuyên gia để nâng cao hiệu suất trong sản xuất cũng như cung cấp các giải pháp chế biến sâu, phát triển sản phẩm dược liệu từ nấm.

“Đơn vị đang xúc tiến sản phẩm tạo ra nước uống beta-glucans được tách chiết từ nấm. Theo kế hoạch từ năm 2025 - 2030, doanh nghiệp sẽ mở rộng nhà máy chế biến đạt chuẩn xuất khẩu châu Âu", ông Hưng cho hay.

Phát triển du lịch nông thôn tăng trải nghiệm của người tiêu dùng

Trên thực tế, người tiêu dùng đang rất băn khoăn về vấn đề chất lượng. Để người tiêu dùng không bị lúng túng trong câu chuyện lựa chọn sản phẩm nấm, để sản phẩm nấm tốt đến được với người tiêu dùng thông minh, bên cạnh câu chuyện truy xuất nguồn gốc, nhận diện thương hiệu sản phẩm là hết sức quan trọng. Đồng thời với đó, việc nâng cao kiến thức về nấm sạch của người dân và các nhà tiêu thụ là hết sức quan trọng.

Chị Phạm Minh Hoa (bên phải) hướng dẫn công nhân thu hoạch nấm hoàng kim tại trang trại
Chị Phạm Minh Hoa (bên phải) hướng dẫn công nhân thu hoạch nấm hoàng kim tại trang trại

Công ty TNHH Nấm Đà Lạt là một trong số rất ít doanh nghiệp trồng nấm đạt chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Phạm Minh Hoa - nhà sáng lập kiêm Giám đốc Công ty TNHH Nấm Đà Lạt cho biết, ban đầu nấm làm ra được chế biến để xuất khẩu sang Nhật.

Tuy nhiên, mong muốn giới thiệu đến người tiêu dùng trong nước sản phẩm chất lượng cao, tốt cho sức khỏe, từ đầu năm 2020, Làng Nấm Đà Lạt mở cửa cho khách tham quan, trải nghiệm hái nấm, thưởng thức một số món được chế biến từ nấm tươi và rau hữu cơ hái trong vườn.

Với mục tiêu phổ cập loại thực phẩm dinh dưỡng này đến đông đảo người tiêu dùng trong nước nhanh nhất có thể, Nấm Đà Lạt còn mở thêm dịch vụ hướng dẫn sử dụng nấm và bán nấm online trực tiếp tới người tiêu dùng. Đồng thời, ký kết hợp đồng tiêu thụ với các siêu thị lớn.

"Tại một số siêu thị, công ty trực tiếp giới thiệu công dụng của từng loại nấm, cách chế biến và mời khách nếm thử. Kết quả là rất nhiều khách hàng sau khi ăn thử đã quyết định mua, sau vài lần đã trở thành khách "ruột" của công ty" - bà Hoa kể.

Tính đến nay, giá trị xuất khẩu nông sản hữu cơ chỉ đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản - một con số khiêm tốn so với lợi thế sẵn có.

Ông Trương Xuân Sinh, đại diện Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Dịch vụ chất lượng (RETAQ) thuộc Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cho biết, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu đa dạng, đất đai cùng hệ sinh thái sản phẩm phong phú, Việt Nam hoàn toàn có thể định vị thương hiệu quốc gia về nông nghiệp hữu cơ trên bản đồ thế giới.

Để nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam phát triển đúng hướng và xứng tầm, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có chiến lược tổng thể cấp quốc gia với trọng tâm là quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ phù hợp từng vùng sinh thái; hoàn thiện khung pháp lý, bộ tiêu chí thống nhất và minh bạch và quan trọng nhất là phát triển chuỗi liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp - thị trường.

Việc gắn sản xuất hữu cơ với xây dựng thương hiệu quốc gia, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn và du lịch sinh thái… sẽ giúp tăng giá trị sản phẩm và tạo động lực lan tỏa trong cộng đồng sản xuất. Đồng thời, cần đẩy mạnh số hóa thông tin sản xuất, truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng hệ thống chứng nhận và kiểm tra, tối ưu hóa chi phí để doanh nghiệp và người dân dễ tiếp cận hơn.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: xuất khẩu nông lâm thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá bạc đảo chiều giảm 1,27% xuống còn 33,22 USD/ounce

Giá bạc đảo chiều giảm 1,27% xuống còn 33,22 USD/ounce

Kết phiên giao dịch, giá bạc đảo chiều giảm 1,27% xuống còn 33,22 USD/ounce trong khi giá bạch kim cũng rớt 0,34%, lùi về mức 1.080 USD/ounce.
Mận hậu chính vụ hút khách, tiểu thương đua nhau

Mận hậu chính vụ hút khách, tiểu thương đua nhau 'hốt bạc'

Mận hậu Sơn La đang vào mùa chính vụ, giá bán siêu hấp dẫn, tạo sức hút lớn trên thị trường, giúp tiểu thương tăng doanh số, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa.
Giá đậu tương nối dài đà tăng lên mức 390 USD/tấn

Giá đậu tương nối dài đà tăng lên mức 390 USD/tấn

Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/5, giá đậu tương nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp khi tăng đến 0,93% lên mức 390 USD/tấn.

Tin cùng chuyên mục

Giá ngô tăng mạnh hơn 1,5% lên 178 USD/tấn

Giá ngô tăng mạnh hơn 1,5% lên 178 USD/tấn

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/5, giá ngô tăng mạnh hơn 1,5%, lên 178 USD/tấn, đánh dấu phiên phục hồi thứ hai liên tiếp.
Giá cà phê Arabica vượt 8.000 USD/tấn, Robusta sát mốc 5.000 USD/tấn

Giá cà phê Arabica vượt 8.000 USD/tấn, Robusta sát mốc 5.000 USD/tấn

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/5, giá cà phê Arabica tăng mạnh 2,48%, lên 8.260 USD/tấn, trong khi Robusta cũng tăng 2,22%, đạt 4.973 USD/tấn.
Bác thông tin trứng gà giả trên mạng xã hội

Bác thông tin trứng gà giả trên mạng xã hội

Thông tin thất thiệt về trứng gà giả lan truyền trên mạng xã hội gây hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi trong nước.
Giá cà phê Robusta giảm về dưới mốc 4.900 USD/tấn

Giá cà phê Robusta giảm về dưới mốc 4.900 USD/tấn

Giá cà phê Robusta tiếp tục lao dốc 6,9% về 4.865 USD/tấn, đánh dấu tuần giảm thứ ba liên tiếp, giá cà phê Arabica cũng giảm sâu 5,7%, xuống còn 8.061 USD/tấn.
Giao dịch hàng hóa qua Sở: Công cụ thị trường phù hợp tinh thần Nghị quyết 68

Giao dịch hàng hóa qua Sở: Công cụ thị trường phù hợp tinh thần Nghị quyết 68

Nghị quyết 68-NQ/TW nhấn mạnh xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và để thị trường tự điều tiết.
Giá dầu đồng loạt suy yếu trước lo ngại từ nguồn cung

Giá dầu đồng loạt suy yếu trước lo ngại từ nguồn cung

Khép lại phiên giao dịch, giá hai mặt hàng dầu thô đồng loạt suy yếu hơn 2% về mức 61,6 USD/thùng đối với dầu WTI và 64,5 USD/thùng đối với dầu Brent.
Giá cà phê Robusta giảm 2,32% về 5.010 USD/tấn

Giá cà phê Robusta giảm 2,32% về 5.010 USD/tấn

Giá cà phê Arabica hợp đồng tháng 7 trên sàn ICE US giảm 3,07% xuống 8.042 USD/tấn; giá cà phê Robusta cùng kỳ hạn trên sàn ICE EU giảm 2,32% về 5.010 USD/tấn.
Giá cà phê Robusta tăng 1,52% lên 5.129 USD/tấn

Giá cà phê Robusta tăng 1,52% lên 5.129 USD/tấn

Khép lại phiên giao dịch, giá cà phê Arabica tăng 0,91% lên 8.297 USD/tấn, trong khi giá cà phê Robusta tăng 1,52% lên 5.129 USD/tấn.
Giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh gần 4%

Giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh gần 4%

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cà phê Arabica đánh mất gần 4% về mức 8.222 USD/tấn, giá cà phê Robusta cũng giảm hơn 3% xuống còn 5.052 USD/tấn.
Giá xe máy Air Blade: Giá cao nhất 58.390.000 triệu đồng

Giá xe máy Air Blade: Giá cao nhất 58.390.000 triệu đồng

Giá xe máy Air Blade 2025 hôm nay ngày 12/5/2025, Air Blade 125, Air Blade 160, giá lăn bánh Air Blade 2025, giá xe Air Blade cũ, bảng giá xe Air Blade.
Thị trường hàng hoá hôm nay: Giá dầu bật tăng hơn 4%

Thị trường hàng hoá hôm nay: Giá dầu bật tăng hơn 4%

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent đã tăng 4,27%, leo lên mốc 63,91 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI dừng ở mốc 61,02 USD/thùng, tăng 4,68%.
Trứng gà non bán tràn lan, người tiêu dùng hoang mang

Trứng gà non bán tràn lan, người tiêu dùng hoang mang

Trứng gà non đang được bán tràn lan trên thị trường nhưng không rõ nguồn gốc, khiến người tiêu dùng lo ngại về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Hải Phòng: Trái cây gắn tem nhập khẩu bày bán tràn lan

Hải Phòng: Trái cây gắn tem nhập khẩu bày bán tràn lan

Tại Hải Phòng, nhiều người dân bày tỏ lo lắng về chất lượng và nguồn gốc, xuất xứ của các loại trái cây gắn tem nhập khẩu đang được bày bán tràn lan.
Giá đậu tương phục hồi chấm dứt chuỗi liên tiếp giảm

Giá đậu tương phục hồi chấm dứt chuỗi liên tiếp giảm

Giá đậu tương khép lại phiên giao dịch hôm qua với mức tăng 0,55% lên mức 383.9 USD/tấn, chấm dứt chuỗi ba phiên giảm liên tiếp nhờ loạt yếu tố hỗ trợ tích cực.
Giá đồng sẽ ra sao trong thời đại carbon thấp?

Giá đồng sẽ ra sao trong thời đại carbon thấp?

Thị trường đồng khởi sắc nhờ nhu cầu tăng mạnh từ xu hướng chuyển đổi năng lượng toàn cầu và mục tiêu xây dựng nền kinh tế phát thải carbon thấp.
Giá cà phê Robusta giảm về dưới mốc 5.300 USD/tấn

Giá cà phê Robusta giảm về dưới mốc 5.300 USD/tấn

Giá cà phê Arabica hợp đồng giảm 1,47% xuống 8.467 USD/tấn, trong khi giá cà phê Robusta tiếp tục điều chỉnh giảm 0,32%, về mức 5.239 USD/tấn.
Mới đầu hè, sản phẩm làm mát đã ‘chiếm sóng’ thị trường

Mới đầu hè, sản phẩm làm mát đã ‘chiếm sóng’ thị trường

Thị trường thiết bị làm mát dần sôi động với chương trình giảm giá mạnh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng được ưa chuộng, thương mại điện tử ghi nhận tăng trưởng.
Giá cà phê Arabica tiến sát mốc 8.600 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tiến sát mốc 8.600 USD/tấn

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Arabica hợp đồng tháng 7 tăng 0,41% lên 8.595 USD/tấn, trong khi cà phê Robusta giảm 0,66% xuống còn 5.256 USD/tấn.
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 tăng 11,1%

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 tăng 11,1%

Theo con số Cục Thống kê công bố sáng 6/5, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2025 ước tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.
Lo ngại nguồn cung dư thừa, giá dầu tiếp đà suy yếu

Lo ngại nguồn cung dư thừa, giá dầu tiếp đà suy yếu

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent dừng lại ở mốc 60,23 USD/thùng, giảm 1,73%. Giá dầu WTI giảm tiếp 1,99%, xuống mốc 57,13 USD/thùng.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »