Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7: Lạm phát được kiểm soát, xuất siêu hơn 14 tỷ USD

Sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, chiều nay (5/8) Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Công chức, viên chức sẽ được nhận mức lương mới ngay trong tháng 7 Họp báo Chính phủ thường kỳ: 6 tháng, xuất siêu 11,63 tỷ USD

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn - Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan và đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông.

Thứ trưởng Phan Thị Thắng - đại diện Bộ Công Thương tham dự buổi họp báo.

Kinh tế tăng trưởng ở cả 3 khu vực

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn - Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, trong tháng 7 kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng tích cực trong cả 3 khu vực.

Khu vực nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định. Khu vực công nghiệp phục hồi tốt, tháng 7 tăng 0,7% so với tháng 6 và tăng 11,2% so với cùng kỳ; tính chung 7 tháng tăng 8,5%. Có 60/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng so với cùng kỳ, trong khi có 3 địa phương giảm.

Đặc biệt, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 7/2024 đạt 54,7 điểm - cao nhất kể từ tháng 11/2018 với sản lượng, đơn hàng mới tăng mạnh.

Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 tăng 9,4%, 7 tháng tăng 8,7%.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7: Lạm phát được kiểm soát, xuất siêu hơn 14 tỷ USD
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì họp báo. Ảnh: VGP/Dương Tuấn

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 7 tháng tăng 4,12%, tăng 0,04% so với tháng 6 (lạm phát cơ bản tăng 2,73%, tăng 0,02% so với tháng 6) trong bối cảnh tăng lương cơ bản.

An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo đạt 5,18 triệu tấn, kim ngạch gần 3,3 tỷ USD, tăng lần lượt 5,8% và 25,1% so với cùng kỳ); thị trường lao động phục hồi tốt, cơ bản bảo đảm cân đối cung cầu lao động.

Đáng lưu ý, xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn, góp phần bảo đảm cán cân thanh toán. Xuất khẩu tháng 7 tăng 6,7% so với tháng 6 và 19,1% so với cùng kỳ; tính chung 7 tháng tăng 15,7% (khu vực trong nước tăng 21,1%, cao hơn khu vực FDI tăng 13,8%); nhập khẩu tăng 18,5%; xuất siêu 14,08 tỷ USD.

Thu ngân sách Nhà nước tăng mạnh, tình hình tài chính - ngân sách Nhà nước tiếp tục được cải thiện. Tổng ngân sách Nhà nước 7 tháng ước đạt 69,8% dự toán năm, tăng 14,6% so với cùng kỳ (trong khi đã thực hiện miễn, giảm 87.200 tỷ đồng thuế, phí, lệ phí). Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách được kiểm soát thấp hơn giới hạn quy định.

Cùng đó, du lịch phục hồi mạnh, vượt cùng kỳ trước đại dịch. Khách quốc tế tháng 7 đạt 1,15 triệu lượt; tính chung 7 tháng đạt gần 10 triệu lượt, tăng 51% so với cùng kỳ 2023 và tăng 1,9% so với cùng kỳ 2019 trước khi có đại dịch Covid-19.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7: Lạm phát được kiểm soát, xuất siêu hơn 14 tỷ USD
Buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024 diễn ra chiều 5/8 tại Hà Nội. Ảnh: VGP/Dương Tuấn

Thu hút FDI đạt 18 tỷ USD

Trong 7 tháng đầu năm 2024, đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 34,68% kế hoạch. Thu hút FDI đạt 18 tỷ USD, tăng 10,9%; vốn FDI thực hiện đạt 12,55 tỷ USD, tăng 8,4%, cao nhất trong 5 năm qua.

Phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực. Có 14.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 7, tăng 7,3% so với cùng kỳ; tính chung 7 tháng có 139.500 doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường, tăng 5,9% so với cùng kỳ (cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường).

Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội theo tiền lương mới từ ngày 1/7. Tổng số kinh phí trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng thêm hơn 5.300 tỷ đồng. Trong tháng 7 có 95,8% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập ổn định hoặc cao hơn cùng kỳ.

Thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ tháng 7/2024, nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước.

Tập trung xây dựng và đã cơ bản hoàn thành việc ban các nghị định hướng dẫn các Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Đi liền đó, cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 và phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.

Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Việc đồng chí Tô Lâm được Trung ương bầu làm Tổng Bí thư với số phiếu tuyệt đối 100% đã khẳng định sự đoàn kết, thống nhất rất cao. Đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước được nâng lên; nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam.

Kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, nhất là hỗ trợ các gia đình có người thân bị thiệt mạng, nhà ở bị cuốn trôi, hư hỏng…

Kiên định ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng

Theo Người phát ngôn Chính phủ, bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được là cơ bản, các ý kiến phát biểu cũng cho rằng, nước ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức cần tập trung ứng phó, xử lý, khắc phục.

Cụ thể, sức ép lạm phát còn cao; tình hình thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản thế giới còn nhiều rủi ro; tình hình sản xuất kinh doanh trong một số lĩnh vực còn khó khăn; số doanh nghiệp rút khỏi thị trường còn cao.

Việc tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn; thị trường bất động sản bước đầu ổn định, nhưng khó khăn, vướng mắc còn chậm được giải quyết; việc triển khai gói tín dụng 140.000 tỷ cho nhà ở xã hội còn chậm.

Bên cạnh đó, đời sống một bộ phận người dân khó khăn; thiên tai, dịch bệnh, nắng nóng, hạn hán nghiêm trọng ở nhiều nơi…

Trên cở sở xác định các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và phân tích tình hình quốc tế, khu vực, trong nước, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ mục tiêu là phải kiên định ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia.

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo điều hành là tháng sau phải tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tốt hơn năm trước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu từng bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết của Đảng; kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt; các nghị quyết của Quốc hội; chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, tập trung thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; có cơ chế, chính sách hiệu quả thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia;

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống Nhân dân.

Tăng cường quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội và khí thế phấn khởi, nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn xã hội, của nhân dân.

Tích cực triển khai các nhiệm vụ của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội phục vụ Đại hội XIV của Đảng, bảo đảm tiến độ, chất lượng; chuẩn bị chu đáo phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến đến Đại hội lần thứ 14 của Đảng.

Chí Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Họp báo Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

'Rạng rỡ tên Người': Tôn vinh những giá trị của Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân tổ chức Triển lãm ảnh 'Rạng rỡ tên Người' và ra mắt số báo Nhân Dân cuối tuần đặc biệt.
Phó Thủ tướng: Khẩn trương xử lý các

Phó Thủ tướng: Khẩn trương xử lý các 'điểm đen' giao thông

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xử lý các "điểm đen" giao thông, nhất là các giao cắt đường bộ, đường sắt và các điểm đen do thiết kế hoặc công trình khác.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hợp tác kinh tế là trụ cột chiến lược trong hợp tác Việt Nam - Thái Lan

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hợp tác kinh tế là trụ cột chiến lược trong hợp tác Việt Nam - Thái Lan

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy triển khai Chiến lược “Ba kết nối” giữa Việt Nam và Thái Lan, mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số...
Chùm ảnh hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị RMT APEC 2025

Chùm ảnh hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị RMT APEC 2025

Trong 2,ngày tại Jeju, Hàn Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác có hàng chục hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc song phương, đa phương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Văn phòng Nội các Nhật Bản bên lề MRT 31

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Văn phòng Nội các Nhật Bản bên lề MRT 31

Ngày 16/5, tại Jeju Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Văn phòng Nội các Nhật Bản trao đổi về giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Phê duyệt dự án gần 39.800 tỷ đồng của Tập đoàn Trump

Phê duyệt dự án gần 39.800 tỷ đồng của Tập đoàn Trump

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án gần 39.800 tỷ đồng của Tập đoàn Trump (Trump Organization).
Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra: Chiến lược 3 kết nối góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra: Chiến lược 3 kết nối góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Thủ tướng Thái Lan đánh giá, nền kinh tế Thái Lan và Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng kinh tế của nước này là cơ hội của nước kia.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Thứ trưởng Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Thứ trưởng Trung Quốc

Tại Jeju, Hàn Quốc, bên lề Hội nghị MRT 31, ngày 16/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc song phương với Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc.
Cơ chế đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng, thực thi pháp luật

Cơ chế đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng, thực thi pháp luật

Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Việt Nam - Thái Lan: Chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam - Thái Lan: Chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Với việc nâng cấp lên Đối tác Chiến lược toàn diện, quan hệ Việt Nam - Thái Lan đã trở thành dòng chảy mạnh mẽ trong dòng sông lớn của khu vực ASEAN.
Bộ Công Thương và Tập đoàn Central thúc đẩy hợp tác tiêu thụ hàng Việt

Bộ Công Thương và Tập đoàn Central thúc đẩy hợp tác tiêu thụ hàng Việt

Bộ Công Thương và Tập đoàn Central (Thái Lan) đã ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2026 - 2028 nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa Việt Nam.
Giới thiệu 300 tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Giới thiệu 300 tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Triển lãm 'Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tinh hoa dân tộc, Tầm vóc thời đại' giới thiệu gần 300 hình ảnh, tư liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các Bộ trưởng thông qua Tuyên bố chung về thương mại APEC 2025

Các Bộ trưởng thông qua Tuyên bố chung về thương mại APEC 2025

Diễn ra từ 15 - 16/5 tại Jeju, Hàn Quốc, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC kết thúc tốt đẹp, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố chung về thương mại APEC 2025.
Việt Nam - Thái Lan phấn đấu đạt kim ngạch thương mại hai chiều 25 tỷ USD

Việt Nam - Thái Lan phấn đấu đạt kim ngạch thương mại hai chiều 25 tỷ USD

Việt Nam - Thái Lan thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, phấn đấu đến năm 2030 đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 25 tỷ USD.
Phát triển kinh tế tư nhân phải bằng cơ chế đủ mạnh, mang tính đột phá

Phát triển kinh tế tư nhân phải bằng cơ chế đủ mạnh, mang tính đột phá

Sáng 16/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ chiến lược, không chỉ là khẩu hiệu

Phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ chiến lược, không chỉ là khẩu hiệu

Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân nhằm thể chế hóa Nghị quyết 68, tháo gỡ vướng mắc và tạo động lực cho kinh tế tư nhân.
Quốc hội bàn cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội bàn cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân trước khi thông qua vào ngày 17/5.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 tại Nghệ An

Lễ hội Làng Sen 2025 là sự kiện chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, chào mừng Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Thái Lan

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Thái Lan

Chiều 15/5, Chủ tịch Quốc hội hội kiến Thủ tướng Thái Lan nhân dịp bà thăm Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan từ ngày 15-16/5.
Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn phát triển năng lượng tái tạo

Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn phát triển năng lượng tái tạo

Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn cho Việt Nam vào các lĩnh vực ưu tiên như cơ sở hạ tầng, chuyển dịch năng lượng, dự án đường cao tốc Bắc - Nam.
Chính phủ họp bàn gỡ vướng cho các dự án tồn đọng

Chính phủ họp bàn gỡ vướng cho các dự án tồn đọng

Ban Chỉ đạo 751 sẽ trình Chính phủ ban hành một Nghị quyết chung về các nguyên tắc và giải pháp tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Nghiên cứu chuyển đổi nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội

Nghiên cứu chuyển đổi nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu chuyển đổi các dự án nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại kém hiệu quả, bị bỏ hoang sang nhà ở xã hội.
Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Ngày 15/5, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cập nhật về tình hình đàm phán thương mại Việt Nam - Mỹ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của APEC trong hệ thống thương mại đa phương toàn cầu.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ hộ kinh doanh kê khai thuế minh bạch và thể chế hóa chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »