Hà Nội định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới

Hà Nội triển khai quy hoạch du lịch đến năm 2045, tập trung phát triển hạ tầng, sản phẩm đặc sắc, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.
Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khảo sát các sản phẩm du lịch của đồng bào dân tộc tại Hà Giang Du lịch Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng tích cực

Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Ngày 6/5, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 1779/UBND-KT về việc thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là bước triển khai quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng và phát triển sản phẩm du lịch, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ, tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ. Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, xây dựng hệ thống hạ tầng du lịch hiện đại, đồng bộ, từng bước khẳng định vị thế điểm đến hàng đầu trong khu vực.

Trong đó, Sở Du lịch Hà Nội là đơn vị chủ trì thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 và Nghị quyết 82/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2023-2025. Đồng thời, đơn vị này có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về quy hoạch, kế hoạch triển khai tới các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp và tổ chức liên quan.

Hà Nội định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới
Hà Nội quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ảnh: Nam Trần

UBND Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Sở Du lịch Hà Nội tăng cường quản lý nhà nước, chú trọng đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ và người lao động trong ngành; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, số hóa dữ liệu về khu du lịch, điểm đến, cơ sở dịch vụ, xây dựng bản đồ số và hệ thống dữ liệu ngành du lịch.

Ngoài ra, Hà Nội sẽ tổ chức các sự kiện, lễ hội, hoạt động du lịch theo hướng chuyên nghiệp, đặc sắc; triển khai các chương trình quảng bá quy mô lớn tại hội chợ quốc tế và trên các kênh truyền hình, truyền thông trong nước và quốc tế.

Đồng bộ phát triển hạ tầng, bảo tồn văn hóa

Sở Tài chính phối hợp xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025 và giai đoạn 2026-2030; xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư để thu hút doanh nghiệp lớn tham gia.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tập trung đẩy nhanh quy hoạch các khu vực như Khu du lịch Ba Vì, hồ Hoàn Kiếm - phụ cận, khu phố cổ và quần thể Hương Sơn tại huyện Mỹ Đức. Bên cạnh đó, đơn vị này sẽ phối hợp bổ sung quy hoạch các tổ hợp lưu trú cao cấp tại vị trí trung tâm, thuận tiện giao thông và hấp dẫn du khách.

Sở Xây dựng Hà Nội tiếp tục phối hợp triển khai cải tạo các công viên lớn như: Thống Nhất, Bách Thảo, Thủ Lệ... theo định hướng không gian mở, phát triển theo chủ đề chuyên biệt. Đơn vị này cũng được giao nhiệm vụ thu hút đầu tư phát triển hệ thống bến cảng thủy du lịch hiện đại và triển khai 9 tuyến phố đi bộ, phố ẩm thực mới mang tính đặc sắc.

Hà Nội định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới
Giới thiệu sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống tại phố đi bộ Hà Nội. Ảnh: Hương Trà

Về phía Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, nhiệm vụ trọng tâm là rà soát, cập nhật các dự án du lịch vào quy hoạch sử dụng đất hằng năm; điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng, tạo điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp, gắn với bảo tồn rừng. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai các đề án bảo vệ môi trường tại các điểm đến.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phấn đấu triển khai thí điểm các mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa tại các khu vực đủ điều kiện; đẩy nhanh tiến độ tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, kết hợp phát triển du lịch di sản.

Sở Công Thương chủ trì xây dựng trung tâm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, làng nghề; đồng thời xây dựng khu Outlet tại phía Bắc thành phố trong năm 2025.

UBND các quận, huyện, thị xã được giao nhiệm vụ ưu tiên bố trí ngân sách cho các dự án hạ tầng du lịch, tu bổ, nâng cấp di tích và đẩy nhanh quy hoạch, đề án phát triển du lịch địa phương. Một số đề án nổi bật gồm: Bảo tồn và phát huy giá trị Hồ Tây và vùng phụ cận; bảo tồn làng cổ Đường Lâm giai đoạn 2025–2030; phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch tại Bát Tràng, Vạn Phúc...

Tổng công ty Du lịch Hà Nội cần tăng cường quản lý, bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa tại cơ sở do mình quản lý. Đồng thời, đẩy nhanh các dự án cải tạo, xây dựng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Việc triển khai quy hoạch du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2045 không chỉ góp phần đưa Hà Nội trở thành điểm đến hàng đầu mà còn thể hiện quyết tâm của thành phố trong xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững, có chiều sâu. Sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành và cộng đồng sẽ tạo nền tảng vững chắc để du lịch Thủ đô thực sự “cất cánh”.
Hải Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xứng danh Sư đoàn Anh hùng ra đời trùng ngày sinh nhật Bác Hồ

Xứng danh Sư đoàn Anh hùng ra đời trùng ngày sinh nhật Bác Hồ

Với Sư đoàn Phòng không 361, niềm vinh dự tự hào không chỉ là đơn vị Anh hùng mà còn có ngày truyền thống trùng với Ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phương án trụ sở làm việc của sở, ngành Đà Nẵng sau hợp nhất

Phương án trụ sở làm việc của sở, ngành Đà Nẵng sau hợp nhất

UBND thành phố Đà Nẵng vừa có phương án bố trí trụ sở và nhà ở công vụ sau khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Hà Tĩnh: Công nhân

Hà Tĩnh: Công nhân 'đội nắng', miệt mài sửa chữa cầu Rác

Giữa cái nắng gay gắt, công nhân vẫn miệt mài làm việc, quyết tâm đưa cầu Rác (tỉnh Hà Tĩnh), cây cầu huyết mạch trên Quốc lộ 1 sớm hoạt động trở lại.
Tỉnh Lâm Đồng: Động lực bứt phá mới sau sáp nhập

Tỉnh Lâm Đồng: Động lực bứt phá mới sau sáp nhập

Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng xác định văn hóa, du lịch, thương mại sẽ là ba trụ cột tạo nên sự bứt phá mới, mạnh mẽ cho địa phương.
Thái Nguyên: Kết nối doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư tại Lào

Thái Nguyên: Kết nối doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư tại Lào

Với sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp trên địa bàn, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên khẳng định sẵn sàng kết nối để các doanh nghiệp đến đầu tư tại Lào.

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập TP. Hồ Chí Minh: Bước đệm cho sự hình thành siêu đô thị mới

Sáp nhập TP. Hồ Chí Minh: Bước đệm cho sự hình thành siêu đô thị mới

TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương sắp hợp nhất. 3 địa phương này đang đẩy nhanh các công tác xây dựng cho sự hình thành siêu đô thị mới.
Bước tiến mạnh trong chuyển đổi số ngành Công Thương Yên Bái

Bước tiến mạnh trong chuyển đổi số ngành Công Thương Yên Bái

Chuyển đổi số ngành Công Thương Yên Bái đang từng bước tạo đột phá trong quản lý, điều hành, cải cách hành chính và thúc đẩy kinh tế số địa phương phát triển.
Thủ phủ khoáng sản Lâm Đồng xin quyền tự chủ 50% nguồn thu

Thủ phủ khoáng sản Lâm Đồng xin quyền tự chủ 50% nguồn thu

Ngoài phát triển nông nghiệp công nghệ cao, việc sáp nhập Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận mở ra triển vọng hình thành “thủ phủ khoáng sản” mới của khu vực.
Quảng Nam: Công bố hoàn thành nạo vét luồng hàng hải Kỳ Hà

Quảng Nam: Công bố hoàn thành nạo vét luồng hàng hải Kỳ Hà

Tỉnh Quảng Nam công bố hoàn thành nạo vét luồng hàng hải Kỳ Hà và mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai - Ấn Độ.
Đắk Lắk có tân Phó Giám đốc Sở Công Thương

Đắk Lắk có tân Phó Giám đốc Sở Công Thương

Ông Mai Mạnh Toàn, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Công Thương, thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.
Đà Nẵng: Giảm phát thải nhà kính hiệu quả, hướng đến NetZero

Đà Nẵng: Giảm phát thải nhà kính hiệu quả, hướng đến NetZero

Với mục tiêu hướng đến trung hòa carbon vào năm 2050, thành phố Đà Nẵng đang tăng tốc triển khai các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính.
Biên Hòa 1: Từ khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam đến khu đô thị hiện đại

Biên Hòa 1: Từ khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam đến khu đô thị hiện đại

Biên Hòa 1 (tỉnh Đồng Nai) là khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam, nay sắp kết thúc sứ mệnh và được gấp rút di dời, nhường chỗ cho khu đô thị hiện đại hơn.
Hà Nội vận động hộ kinh doanh nhà cao tầng mở lối thoát nạn thứ 2

Hà Nội vận động hộ kinh doanh nhà cao tầng mở lối thoát nạn thứ 2

UBND TP. Hà Nội vừa có Công văn về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt, vận động hộ kinh doanh nhà cao tầng mở lối thoát nạn thứ 2.
PC Thanh Hóa: Mỗi học sinh là một hạt giống tuyên truyền về công tác an toàn điện

PC Thanh Hóa: Mỗi học sinh là một hạt giống tuyên truyền về công tác an toàn điện

PC Thanh Hóa vừa tổ chức chương trình “Tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, an toàn phòng chống cháy nổ, phòng ngừa tai nạn điện trong dân”.
Phú Thọ bố trí chỗ ở cho hơn 4.000 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Phú Thọ bố trí chỗ ở cho hơn 4.000 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Tỉnh Phú Thọ đã có phương án bố trí chỗ ở cho hơn 4.000 cán bộ đến từ các tỉnh Vĩnh Phúc và Hòa Bình sau khi sáp nhập.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên kết ‘3 nhà’ trong tiêu thụ hàng hóa

Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên kết ‘3 nhà’ trong tiêu thụ hàng hóa

Việc liên kết chặt chẽ giữa "3 nhà" bao gồm nhà quản lý, nhà sản xuất và nhà phân phối giúp thúc đẩy mạnh mẽ mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Sóc Trăng: Ông Nguyễn Ngọc Hiền làm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường

Sóc Trăng: Ông Nguyễn Ngọc Hiền làm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường

Ông Nguyễn Ngọc Hiền được bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng, trực thuộc Sở Công Thương.
Cần Thơ hướng dẫn bố trí nhân sự sau sáp nhập xã, phường

Cần Thơ hướng dẫn bố trí nhân sự sau sáp nhập xã, phường

Sau sáp nhập, Cần Thơ ban hành phương án bố trí nhân sự xã, phường, đảm bảo tiêu chuẩn, ưu tiên cán bộ xuất sắc và khuyến khích nghỉ hưu trước tuổi.
Lào Cai ban hành công điện hoả tốc ứng phó với mưa lũ

Lào Cai ban hành công điện hoả tốc ứng phó với mưa lũ

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, gây thiệt hại tại một số địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công điện hoả tốc đề ra biện pháp ứng phó.
Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Trong năm 2025, tỉnh Đắk Lắk dự kiến có 1.086 người nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, Nghị định 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội

Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế

Việc sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận mở ra 'cơ hội vàng' để bứt phá kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, đưa khu vực này vươn lên mạnh mẽ hơn.
Kiểm toán các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên

Kiểm toán các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên

Kiểm toán nhà nước tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai kiểm toán tại 4 tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Phú Thọ, Lào Cai.
Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa có quyết định chuẩn y ông Thái Bảo - Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Sáng 15/5, tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm tổ chức lễ khởi công phân khu 35ha - The Grand Hồ Tràm.
Lào Cai: Sạt lở đất trong đêm vùi lấp nhà dân tại Sa Pa

Lào Cai: Sạt lở đất trong đêm vùi lấp nhà dân tại Sa Pa

Mưa lớn trong đêm và xảy ra sạt lở đất vùi lấp nhà khiến 1 người dân tại phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai bị nạn.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »