Đổi mới công nghệ: ‘Chìa khóa’ giữ vững thị trường xuất khẩu

Thay vì cạnh tranh bằng giá, doanh nghiệp cần chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc đầu tư, đổi mới công nghệ.
Doanh nghiệp sản xuất, cơ khí chế tạo mở rộng thị trường nhờ đổi mới công nghệ Ngành cơ khí tăng tốc đổi mới công nghệ, thích ứng chuỗi cung ứng Tích cực đổi mới công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản

Đây chính là giải pháp căn cơ để giữ vững ổn định xuất khẩu trước hàng rào phòng vệ của thị trường.

Thép là môt trong những mặt hàng vào tầm ngắm điều tra phòng vệ thương mại. Ảnh: Hoà Phát

Ngành thép không ngừng cải thiện năng lực sản xuất, ứng phó hiệu quả từ các vụ điều tra phòng vệ thương mại. Ảnh: Hoà Phát

Tiêu chuẩn thị trường ngày càng khắt khe

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đứng trước cơ hội mở rộng thị trường mà còn phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật và chính sách bảo hộ từ các nước nhập khẩu. Một trong những thách thức lớn nhất là các vụ điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), đến nay, không chỉ các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như: Gỗ, thủy sản, dệt may, thép... mà nhiều sản phẩm xuất khẩu có kim ngạch nhỏ như: Mật ong, gạch men, giấy bọc thuốc lá cũng đã bị các quốc gia nhập khẩu điều tra phòng vệ thương mại. Điều này cho thấy, bất kỳ sản phẩm nào nếu không tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật quốc tế đều có nguy cơ trở thành mục tiêu của các biện pháp phòng vệ từ thị trường.

Ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại được xem là một phần quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia, bởi mục đích là bảo vệ hoặc hỗ trợ ngành sản xuất trong nước trong quá trình hội nhập, tự do hóa.

Ngoài ra, các nước phát triển càng ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu. Từ đó, dựng lên những tiêu chuẩn và quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu.

Vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cấp năng lực cạnh tranh xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam, giảm thiểu các nguy cơ từ các vụ điều tra của thị trường là nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi, thời gian qua, các vụ điều tra được khởi xướng là do doanh nghiệp thay vì đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã lại chỉ tập trung vào hạ giá thành để giành thị phần, dẫn đến nguy cơ bị cáo buộc bán phá giá, trợ cấp hoặc lẩn tránh thuế.

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law, các doanh nghiệp cần xác định rõ rằng, khi tham gia vào "sân chơi" kinh tế toàn cầu, yếu tố sống còn không phải là cạnh tranh bằng giá, mà là cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu. Đây chính là "chìa khóa" để tránh rơi vào danh sách bị điều tra phòng vệ thương mại, đồng thời giúp hàng hóa Việt Nam duy trì được lợi thế ổn định và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, trong bối cảnh xuất khẩu đối mặt ngày càng nhiều với nguy cơ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ nước ngoài, doanh nghiệp Việt cần chủ động xây dựng chiến lược đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa, cải thiện năng lực truy xuất nguồn gốc nguyên liệu và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường nhập khẩu.

Đến năm 2026 hoàn thành cơ sở dữ liệu của 5 ngành sản xuất trong nước có hàng hóa liên quan đến biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng

Hàng hoá xuất khẩu cần đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững. Ảnh: TTXVN

Đầu tư công nghệ sản xuất

Như vậy, việc thúc đẩy nâng cao chất lượng sản xuất thông qua nâng cấp công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng được một chuỗi giá trị khép kín, kiểm soát được đầu vào, đầu ra, nguồn gốc nguyên liệu, các công đoạn chế biến, đóng gói, bảo quản… sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi bị điều tra. Đồng thời sẽ vượt qua được hàng rào quy định ngày càng chặt chẽ từ các quốc gia, nhất là tại các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Bên cạnh đó, trong bối cảnh tiêu dùng toàn cầu ngày càng hướng đến các tiêu chí xanh - sạch - bền vững, các doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng thích ứng với xu hướng này. Từ sử dụng bao bì thân thiện môi trường, giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất đến minh bạch hóa toàn bộ quy trình vận hành... đều là những “điểm cộng” để hàng hóa Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường khó tính.

Thời gian qua, nhiều mặt hàng đã rất thành công trong ứng phó phòng vệ nhờ sự chủ động trong việc nâng cao chất lượng sản xuất hàng hoá. Đơn cử như thép, đây vốn là mặt hàng thường xuyên bị điều tra phòng vệ thương mại, chiếm khoảng 30% số lượng các vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, gần đây ngành thép đã liên tiếp có sự ứng phó rất hiệu quả đối với các vụ việc.

Một trong những yếu tố giúp cho thép đứng vững trước "bão" phòng vệ, theo ông Đinh Quốc Thái - Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam - là do ngành thép đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sản xuất, đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh, phát triển bền vững ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia. Ngoài ra, ngành này không ngừng cải tiến hệ thống quản trị, chuẩn hóa hệ thống thông tin của mình, nhằm giúp cho việc truy xuất thông tin phục vụ cho các vụ việc phòng vệ thương mại được nhanh chóng và chính xác, đảm bảo tuân thủ các quy định về thời hạn trả lời Cơ quan điều tra.

Như vậy, bên cạnh nỗ lực tăng chất cho sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp, theo các chuyên gia, vai trò hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý cũng vô cùng quan trọng. Theo đó, các cơ quan chức năng cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu về đào tạo nhân lực, cập nhật thông tin, cảnh báo sớm các nguy cơ từ thị trường. Đồng thời, ban hành các chính sách hỗ trợ về tài chính nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng và thực hiện chiến lược truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ số, ứng dụng mã QR, blockchain…

Việc cải thiện chất lượng hàng hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro và tác động tiêu cực từ thị trường nhập khẩu.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đổi mới sáng tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tổ yến thêm đối thủ cạnh tranh tại Trung Quốc

Xuất khẩu tổ yến thêm đối thủ cạnh tranh tại Trung Quốc

Bên cạnh Malaysia, Thái Lan, Indonesia, tới đây, tổ yến Việt Nam còn phải cạnh tranh với tổ yến Campuchia tại thị trường Trung Quốc.
Hải Phòng nỗ lực xúc tiến các sản phẩm thương mại chủ lực

Hải Phòng nỗ lực xúc tiến các sản phẩm thương mại chủ lực

Thay vì chờ thị trường tìm đến, Hải Phòng đang chủ động “mở đường” bằng loạt hoạt động xúc tiến thương mại bài bản, giúp sản phẩm chủ lực vươn xa hơn...
Thái Bình: Chiếu làng nghề ‘lên đời’ nhờ chuyển đổi số

Thái Bình: Chiếu làng nghề ‘lên đời’ nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã làm thay đổi bộ mặt của làng nghề dệt chiếu cói ở Thái Bình, từ chỗ có nguy cơ mai một trở thành "ngôi sao" trên sàn thương mại điện tử.
Triển lãm Vilog 2025: Chuyển đổi số và phát triển xanh ngành logistics

Triển lãm Vilog 2025: Chuyển đổi số và phát triển xanh ngành logistics

Triển lãm quốc tế logistics Việt Nam lần thứ 3 (Vilog 2025) sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics.
Mùa quýt Jeju và giấc mơ chữa lành thương mại còn khắc khoải

Mùa quýt Jeju và giấc mơ chữa lành thương mại còn khắc khoải

Cuối mùa quýt tại Jeju, Hàn Quốc, 21 nhà lãnh đạo thương mại từ các nền kinh tế APEC tề tựu mang theo lo âu, hy vọng về hệ thống thương mại cần được chữa lành.
Cao Bằng xúc tiến tiêu thụ nông sản tại TP. Hồ Chí Minh

Cao Bằng xúc tiến tiêu thụ nông sản tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện xúc tiến nông sản Cao Bằng tại TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng mở rộng thị trường phía Nam, nâng cao giá trị và tạo nền tảng tiêu thụ bền vững cho sản phẩm.
Cần Thơ: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn liền với phát triển du lịch

Cần Thơ: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn liền với phát triển du lịch

TP. Cần Thơ đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP, kết hợp quảng bá tại các điểm du lịch, góp phần nâng tầm đặc sản địa phương và thu hút du khách.
Lào Cai: Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025

Lào Cai: Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025

Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai ban hành văn bản thông báo phân luồng phương tiện chở hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025.
Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương đã và đang tiến hành soạn thảo, xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo.
Đồng Tháp: Sản phẩm OCOP Tân Hồng bứt tốc nhờ kinh tế số

Đồng Tháp: Sản phẩm OCOP Tân Hồng bứt tốc nhờ kinh tế số

Các sản phẩm OCOP của huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đang được đẩy mạnh xúc tiến thương mại thông qua nền tảng số.
Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu nông nghiệp hữu cơ mới đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản, một con số khá khiêm tốn.
Tuần lễ kết nối giao thương: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt

Tuần lễ kết nối giao thương: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt

Hàng loạt sản phẩm OCOP, Halal, VietGAP… được giới thiệu tại Tuần lễ kết nối giao thương, tạo cơ hội đưa hàng Việt vào kênh bán lẻ lớn, nâng cao sức cạnh tranh.
Thái Bình đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Bình đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Bình đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, mở rộng kênh tiêu thụ, lan tỏa đặc sản địa phương và tạo đà phát triển kinh tế nông thôn.
Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan (Bộ Tài chính) có thông báo số 4976/CHQ-GSQL ngày 14/5 về việc tăng cường kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa.
Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Chiều 14/5, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal phối hợp tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam - Senegal.
Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025 nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, công nghiệp, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số giữa Việt Nam - Hàn Quốc.
Cà Mau mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Singapore

Cà Mau mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Singapore

Đại sứ Trần Phước Anh cam kết sẽ tích cực hỗ trợ tỉnh Cà Mau trong việc kết nối, thúc đẩy hợp tác, xuất khẩu sang thị trường Singapore trong thời gian tới.
Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu các thông tin trên để xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal.
Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Chiến lược “Ba kết nối” trong đó có việc tăng đầu tư, du lịch sẽ là động lực, tác động hiệu quả trong việc nâng thương mại Việt Nam - Thái Lan đạt 25 tỷ USD.
Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Diễn ra từ ngày 14-16/5 tại TP. Hồ Chí Minh, triển lãm quốc tế trang thiết bị, dụng cụ, công nghệ, dịch vụ Trung Quốc mở nhiều cơ hội giao thương doanh nghiệp.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »