Áo xanh tình nguyện: Lặng thầm lan tỏa yêu thương

Từ 'Sức trẻ' đến 'Xung kích' – hành trình hơn 20 năm của những sinh viên báo chí chọn sống đẹp, dấn thân và lan tỏa yêu thương bằng màu áo xanh tình nguyện.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hợp tác với Truyền hình Trung ương Trung Quốc Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên phải tiên phong trong đổi mới sáng tạo Đoàn thanh niên Bộ Công Thương tham gia thiện nguyện tại tỉnh Thanh Hóa

Ở một góc rất khác của Hà Nội - nơi không có sân khấu rực rỡ, không có tiếng tung hô hay ánh hào quang, có một nhóm sinh viên lặng thầm khoác lên mình màu áo xanh, tay cầm chiếc loa, vai đeo ba lô, miệt mài băng qua những con ngõ, trèo đèo lội suối đến với đồng bào vùng cao, gõ cửa từng mái nhà để phát cháo khuya cho bệnh nhân nghèo… Họ là những thành viên Đội Tình nguyện xung kích (TNXK) Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã chọn cho mình một tuổi trẻ rất khác: Một tuổi trẻ đầy những vết xước nhưng rực rỡ nhân hậu, một tuổi trẻ không chỉ sống cho mình, mà sống vì người khác.

Hành trình hai thập kỷ của những trái tim không mỏi

Thành lập từ năm 2004, Đội TNXK không đơn thuần là một câu lạc bộ sinh viên. Đó là một mái nhà - nơi nuôi dưỡng lý tưởng sống tử tế, trách nhiệm với cộng đồng và khát vọng phụng sự. Trải qua hơn 20 năm, hàng nghìn sinh viên đã đi qua nơi đây, mang theo trong mình ngọn lửa của lòng trắc ẩn và để lại dấu chân trên khắp những miền đất khó: Từ bản làng heo hút ở Mù Cang Chải, Si Ma Cai, đến những xóm nghèo giữa lòng Thủ đô.

Những bước chân của các thành viên Đội TNXK Học viện báo chí và tuyên truyền đã tới rất nhiều mảnh đất
Những bước chân của các thành viên Đội TNXK Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã in dấu trên rất nhiều mảnh đất của Tổ quốc. Ảnh: NVCC

Có thể ai đó cho rằng, hoạt động tình nguyện chỉ là một “trải nghiệm tuổi trẻ”. Nhưng với thanh niên xung kích, đó là lựa chọn sống một lời nguyện thầm lặng rằng: “Tôi sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước nỗi đau của người khác.”

Những người trẻ chọn bước chậm lại để yêu thương

Mai Quỳnh Anh, cô gái nhỏ đến từ Hòa Bình, sinh viên năm cuối, hiện là đội trưởng Đội TNXK đã đi trọn hành trình thanh xuân đầy những cung bậc cảm xúc. Từ một cô gái nhút nhát ngày đầu bước vào học viện, Quỳnh Anh đã lặng lẽ học cách trưởng thành qua từng chuyến đi, từng lần thất bại, từng lần rơi nước mắt trong hậu trường một chương trình thiện nguyện.

Nhưng chính ở nơi tưởng như đơn sơ nhất - giữa đêm đông giá lạnh của bản cao Tây Bắc, khi nhìn những đứa trẻ mặt mũi lem luốc run lên vì lạnh nhận chiếc áo ấm đầu tiên trong đời, Quỳnh Anh đã hiểu vì sao mình cần tiếp tục. Và trong vô vàn áp lực khi điều hành chương trình “Hơi ấm mùa đông 2024”, với hơn 50 - 60 người tham gia, lo từng suất ăn, chỗ nghỉ, xe cộ, tài trợ, truyền thông… cô vẫn đứng vững, bởi “ở đâu có tình thương, ở đó có cách.”

Áo xanh tình nguyện: Lặng thầm lan tỏa yêu thương
Sinh viên Mai Quỳnh Anh (22 tuổi, Hòa Bình) là đội trưởng Đội TNXK, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: NVCC

Trong mắt đồng đội, Quỳnh Anh không chỉ là một người lãnh đạo mà còn là người chị, người bạn, người giữ lửa cho cả tập thể. Cô không hét to khẩu hiệu, không cần danh hiệu nào, chỉ chọn hành động và sống tử tế mỗi ngày.

Những việc làm không cần huy hiệu

Đối với chàng trai sinh viên sinh năm 2003, Đội TNXK đã trở thành "ngôi nhà thứ hai" của Mã Thành Đạt. Với cậu, từng chương trình, từng chuyến đi không chỉ là hoạt động, mà là những kỷ niệm khắc sâu vào tâm hồn. Hồi tưởng lại, chuyến đi đầu tiên đồng hành với Đội TNXK đưa Thành Đạt đến với xã Vân Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An - một vùng quê xa lắc nhưng để lại dấu ấn rất gần trong tim.

Lần đầu tiên xa Hà Nội để đến một nơi không có ánh đèn thành phố, không có sóng wi-fi, chẳng có tiện nghi… nhưng lại có một điều khiến cậu thanh niên 22 tuổi không thể nào quên: Những người bạn cùng ăn, cùng ngủ, cùng giặt đồ, cùng cười và cùng sẻ chia từng miếng cơm và từng kỷ niệm nhỏ nhất.

Mã Thành Đạt - sinh viên năm 4 của Học viện Báo chí và tuyên truyền, thành viên của Đoàn TNXK
Mã Thành Đạt - sinh viên năm 4 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thành viên của Đội TNXK. Ảnh: NVCC

Có một mùa tình nguyện không thể nào quên - cả đội nằm san sát trên nền gạch sảnh UBND xã Hương Cần giữa trưa nắng như rang, mồ hôi đẫm lưng áo; đêm xuống co ro trong cái rét mưa bão, cột điện gãy đổ. Không chăn ấm, không giường êm, chỉ có vòng tay nhau mà chịu đựng. Nhưng cũng chính từ đó, Đạt hiểu: Nơi tình đồng đội được rèn trong gian khó, nơi ước mơ lan toả yêu thương nhen lên từ ánh mắt, cậu bé vùng cao ôm món quà mới, giọt nước mắt cụ già nghèo cầm hộp bánh nhỏ chính là nơi gọi tên "gia đình".

Giữa những gian khó và giản đơn ấy, Đạt chợt hiểu: Không cần huy hiệu hay danh xưng, đây chính là “gia đình” mà cậu sẽ gắn bó, là nơi mà sự tử tế không phải để kể công, mà để cùng nhau lớn lên.

Lặng thầm, nhưng không vô danh

Trong thế giới ngày càng bận rộn và lạnh lùng, Quỳnh Anh và Thành Đạt đã chọn sống chậm lại để thấu cảm, để chạm vào những mảnh đời khác và để không lãng phí trái tim biết rung động. Họ đã học được bài học lớn nhất mà trường đời không giảng dạy: Yêu thương là một dạng sức mạnh.

Có những điều tốt đẹp không cần được biết đến, nhưng vẫn đủ mạnh để làm thay đổi một đời người. Thanh niên xung kích không cần ống kính ghi lại những khoảnh khắc xúc động, họ cũng chẳng cần đứng trước ánh đèn để kể về những gì mình đã làm. Họ chỉ âm thầm bước đi, như dòng nước ngầm nuôi dưỡng mạch nguồn tử tế trong lòng xã hội.

Ở nơi đó, người ta không hỏi nhau “được gì” khi đi làm thiện nguyện. Họ chỉ hỏi: “Liệu hôm nay mình đã làm ai đó thấy ấm lòng chưa?”

Có những ngọn lửa không cần đến những mồi đốt rực rỡ, chúng âm ỉ cháy, lặng lẽ và dai dẳng, để rồi đến một ngày bừng lên thành ánh sáng. Đội Tình nguyện xung kích của Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính là một ngọn lửa như thế - một ngọn lửa được thắp lên từ năm 2004, bởi những người trẻ không ngại dấn thân, không sợ gian khó, chỉ có một khát vọng giản dị: Được sống trọn với thanh xuân và được trao đi điều tử tế.

Nếu mỗi người trẻ đều mang trong mình một ngọn đèn, thì tình nguyện xung kích chính là những người chọn bước vào đêm tối, không phải để soi sáng chính mình, mà để tìm đến nơi nào đang cần ánh sáng. Họ không hô khẩu hiệu, không sống ồn ào, nhưng trong những việc nhỏ bé và tử tế họ làm mỗi ngày, có thể thấy một phần tương lai đất nước - một tương lai nhân văn, biết sẻ chia, biết yêu thương và sống không vô nghĩa.

Phương Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thiện nguyện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lớp học C5: Hành trình gieo chữ cho trẻ khiếm thính

Lớp học C5: Hành trình gieo chữ cho trẻ khiếm thính

Giữa phố phường Hà Nội, lớp học C5 vẫn thầm lặng gieo mầm tri thức cho trẻ khiếm thính bằng ánh mắt, bàn tay và tình yêu thương của những người thầy đặc biệt.

Tin cùng chuyên mục

Cựu binh Đà Nẵng hiến đất mở đường, góp xây quê hương

Cựu binh Đà Nẵng hiến đất mở đường, góp xây quê hương

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại thành phố Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư.

'Người tốt, việc tốt' - lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Việc tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" cho các cá nhân tại Hà Nội đã góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.
Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

"Mai Tây Bắc" - cô gái 9X dùng mạng xã hội làm cầu nối, đưa nông sản vùng cao đến với thị trường rộng lớn, mở ra cơ hội đổi đời cho đồng bào dân tộc.
Thư viện không đồng - nơi lan tỏa văn hóa đọc sách

Thư viện không đồng - nơi lan tỏa văn hóa đọc sách

Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, anh Hoàng Quang Khải ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã mở một thư viện phục vụ các bạn trẻ đọc sách miễn phí.

'Người mẹ' viết nên những câu chuyện đẹp bằng ngôn ngữ trái tim

"Người mẹ" là câu chuyện về những người phụ dạy trẻ khiếm thính tại Trường PTCS Hy Vọng, những người viết nên câu chuyện đẹp bằng ngôn ngữ trái tim.
‘Thầy thuốc’ đặc biệt tại trung tâm chăm sóc thương binh, người có công với cách mạng

‘Thầy thuốc’ đặc biệt tại trung tâm chăm sóc thương binh, người có công với cách mạng

Ở Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh có những người “bảo mẫu” đặc biệt, họ dành trọn cả thanh xuân để chăm sóc các thương, bệnh binh.
Ấm lòng bếp Phạn Duyên, hành trình ba năm vì cộng đồng

Ấm lòng bếp Phạn Duyên, hành trình ba năm vì cộng đồng

Suốt ba năm qua, bếp ăn từ thiện Phạn Duyên tại chùa Phước Hưng (TP. Sa Đéc) đã trở thành điểm tựa ấm lòng cho biết bao người dân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây.
Những người lưu giữ “ký ức chiến tranh” trên đất lửa

Những người lưu giữ “ký ức chiến tranh” trên đất lửa

Các kỷ vật chiến tranh để nhớ đến một thời ông cha ta đã ngã xuống đấu tranh giải phóng dân tộc được những người con "đất lửa" Quảng Trị sưu tầm và gìn giữ.
Thanh Hóa: Phó trạm trưởng y tế phường tận tâm với nghề

Thanh Hóa: Phó trạm trưởng y tế phường tận tâm với nghề

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa, chị Lê Thị Thùy đã chọn cống hiến tuổi trẻ của mình vào sự nghiệp y tế tại Trạm Y tế phường Quảng Thọ.
Chuyện

Chuyện 'ông chú Tân Phú' sửa xe miễn phí cho người nghèo

Ông Võ Thành Vinh là chủ của tiệm sửa xe, vá lốp miễn phí cho người lao động ở quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Mỗi năm, ông hỗ trợ, giúp đỡ cho hàng trăm người.
Tuyên Quang: Lời cảm ơn chân thành từ những cánh thư

Tuyên Quang: Lời cảm ơn chân thành từ những cánh thư

Những lá thư khen, cảm ơn của nhân dân chính là động lực để cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Tuyên Quang tiếp tục nỗ lực cố gắng hơn nữa trên các mặt công tác.
Ấm lòng bữa cơm 2.000 đồng từ quán cơm Yên vui

Ấm lòng bữa cơm 2.000 đồng từ quán cơm Yên vui

Đến quán cơm Yên vui (136, ngõ 88 phố Trần Quý Cáp, quận Đống Đa, TP. Hà Nội), chỉ cần bỏ ra 2.000 đồng mọi người đã có một suất cơm với đầy đủ chất dinh dưỡng.
Hiến máu cứu người: Nghĩa cử cao đẹp cần nhân rộng

Hiến máu cứu người: Nghĩa cử cao đẹp cần nhân rộng

Hiến máu là một trong những hành động nhân văn cao đẹp, thể hiện tinh thần tương thân tương ái và trách nhiệm với cộng đồng.
Người phụ nữ với chiếc xe lăn vượt qua nghịch cảnh

Người phụ nữ với chiếc xe lăn vượt qua nghịch cảnh

Nghị lực phi thường cùng tình mẫu tử lớn lao đã giúp người phụ nữ ngồi trên xe lăn Lương Thị Minh Nguyệt nỗ lực vượt qua nghịch cảnh.
Những tấm gương công nhân lao động tiêu biểu ngành Điện

Những tấm gương công nhân lao động tiêu biểu ngành Điện

Tối 16/2, tại Hà Nội sẽ biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ I năm 2025; trong đó ngành Điện có 2 tấm gương.
Xóa nhà tạm: Một nghĩa cử cao đẹp và nhân văn

Xóa nhà tạm: Một nghĩa cử cao đẹp và nhân văn

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025 là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, chủ trương lớn có ý nghĩa quan trọng và nhân văn sâu sắc.
Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh - Người ‘‘giữ hồn’’ văn hóa Pa Cô

Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh - Người ‘‘giữ hồn’’ văn hóa Pa Cô

Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh sống ở thôn A Niêng Lê Triêng, xã Hồng Trung, huyện A Lưới, thành phố Huế là người dành cả đời mình “giữ hồn” bản sắc văn hoá Pa Cô.
Đồng Tháp: Bà lão U70 hai thập kỷ dạy bơi miễn phí

Đồng Tháp: Bà lão U70 hai thập kỷ dạy bơi miễn phí

Hai thập kỷ qua, bà Trần Thị Kim Thia, sinh năm 1958 tại xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã dạy bơi miễn phí cho trẻ em để phòng chống đuối nước.
Xã có nhiều tri thức trẻ viết đơn tình nguyện nhập ngũ

Xã có nhiều tri thức trẻ viết đơn tình nguyện nhập ngũ

Phong trào thanh niên tình nguyện viết đơn xin tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự đã trở thành nét đẹp đáng tự hào của tuổi trẻ xã Tự Cường...
Chàng thanh niên làm

Chàng thanh niên làm 'sống dậy' những khoảnh khắc đẹp về Măng Đen

Đam mê nhiếp ảnh cộng hưởng với kinh nghiệm làm du lịch, Đô Đô - chàng thanh niên đã có nhiều đóng góp làm nên hình ảnh tuyệt đẹp về du lịch Măng Đen.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »