Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Ông Trần Hữu Linh cho biết Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.
Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: 8 đối tượng bị khởi tố là ai? Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Ai tiếp tay giới thiệu, quảng bá? Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng 2 doanh nghiệp sai phạm

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, hiện dư luận quan tâm về công tác quản lý thị trường. Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có trao đổi với phóng viên Báo Công Thương và báo chí về vấn đề này.

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Công an thu giữ hàng ngàn hộp sữa bột giả các loại để phục vụ điều tra. Ảnh: CAND

PV: Xin ông cho biết việc quản lý, cấp phép với một số mặt hàng mà Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group sai phạm trong thời gian qua thế nào? Doanh nghiệp này có thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương hay không?

Ông Trần Hữu Linh: Căn cứ theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa được phân định rõ theo từng nhóm sản phẩm và cơ quan chuyên ngành.

Theo đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý đối với nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường, không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt, các sản phẩm này hiện nay do Bộ Y tế quản lý.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương không có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc thành lập và đăng ký hoạt động của doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Do vậy, Bộ Công Thương không thực hiện việc cấp phép và quản lý các sản phẩm do Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược Dinh dưỡng Hacofood Group đang sản xuất, kinh doanh.

Theo quy định pháp luật hiện hành, Bộ Công Thương chỉ có thể tiến hành kiểm tra đối với các doanh nghiệp này khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để
Cận cảnh công nhân đóng hộp thành phẩm tại cơ sở sản xuất, chuẩn bị tung ra thị trường tiêu thụ. Ảnh CAND

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý gần 800 vụ liên quan đến sữa

Trong 4 năm hoạt động vừa qua, Bộ Công Thương ( trực tiếp là Tổng cục Quản lý thị trường trước đây) đã có những hoạt động kiểm tra, kiểm soát với việc sản xuất, cung ứng sản phẩm sữa ra thị trường như thế nào? Kết quả kiểm tra ra sao?

Ông Trần Hữu Linh: Trong 4 năm qua, Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường luôn theo dõi, giám sát và phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa nói chung, bao gồm cả mặt hàng sữa và thực phẩm chức năng nói riêng.

Đối với Công ty Cổ phần Dược Dinh dưỡng Hacofood Group và Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma, do đây là các doanh nghiệp không thuộc thẩm quyền quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương. Vì vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, Bộ Công Thương không được thực hiện thanh tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ hay hậu kiểm đối với hoạt động sản xuất và cung ứng sữa của 2 doanh nghiệp này.

Như trên đã nói, theo quy định pháp luật hiện hành, Bộ Công Thương chỉ có thể tiến hành kiểm tra đối với các doanh nghiệp này khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, với trách nhiệm và vai trò quản lý nhà nước, việc kiểm tra, kiểm soát mặt hàng sữa trong những năm qua được Bộ Công Thương thường xuyên chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường.

Cụ thể, trong 4 năm (năm 2021 – 2024) lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 783 vụ; số tiền xử phạt hơn 2,2 tỷ đồng; số lượng hàng hóa vi phạm là 58.187 hộp, 451 thùng, 20.394 chai/lon. Điển hình như địa bàn Hà Nội đã kiểm tra và xử phạt 53 vụ với tổng số tiền phạt 546 triệu đồng; tổng số lượng hàng hóa tịch thu, tiêu hủy với mặt hàng sữa là 5.853 lon, hộp, chai… với tổng giá trị hơn 200 triệu đồng.

Ngoài ra, năm 2024, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (nay là Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã chuyển 2 vụ tới cơ quan cơ quan điều tra. Cụ thể, ngày 10/1/2024, Đội Quản lý thị trường số 8 phối hợp Công an huyện Gia Lâm khám phương tiện mang BKS 29H-485.71 phát hiện 3.000 lon sữa bột không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ và thành phần chưa đạt chi tiêu chất lượng quy đinh của Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia của Hộ kinh doanh Trần Thị Kim Cúc tại HA11.SP11-40, đường HA11, Vinhomes Oceanparl, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

Ngày 10/1/2024, Đội Quản lý thị trường số 9 phối hợp với Công an huyện Đông Anh và Công an huyện Gia Lâm kiểm tra Công ty Cổ phần sản xuất thực phẩm công nghệ cao NCT3 Food tại địa chỉ thôn Mỹ Nội, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội phát hiện hơn 123.600 là hộp, túi, gói… liên quan đến sữa và các chế phẩm từ sữa có dấu hiệu tẩy xóa, sửa chữ thời hạn sử dụng và có chỉ tiêu chất lượng dưới 70% chỉ tiêu đã công bố.

Tiếp tục rà soát, tăng cường biện pháp phối hợp với các bộ, ngành xử lý triệt để

PV: Với số lượng lớn các dòng sản phẩm sữa và thực phẩm cung cấp ra thị trường, hoạt động nhiều địa bàn, tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp gây khó khăn cho công tác quản lý, cơ quan quản lý thị trường xác định nguyên nhân vì sao?

Ông Trần Hữu Linh: Việc một số doanh nghiệp có nhiều dòng sản phẩm phân phối trên diện rộng nhưng không bị phát hiện sai phạm trong thời gian dài có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, giấy tờ kinh doanh đầy đủ đúng quy định pháp luật hiện hành để che đậy các vi phạm của sản phẩm mà chỉ có thể phát hiện khi đem đi kiểm nghiệm; và sản phẩm chưa có phản ánh vi phạm từ người tiêu dùng để có thể thực hiện việc lấy mẫu kiểm nghiệm.

Thứ hai, các doanh nghiệp này chọn kinh doanh sản phẩm này không phân phối thông qua hệ thống siêu thị, đại lý chính thức hoặc chuỗi bán lẻ có kiểm soát, mà chủ yếu được tiêu thụ bằng hình thức tiếp thị và trực tiếp bán tới tay người tiêu dùng thông qua việc trà trộn, trá hình vào các hội thảo chuyên ngành, các bệnh viện, phòng khám.

Thứ ba, các doanh nghiệp còn thuê một số người nổi tiếng, diễn viên điện ảnh, người mẫu có sức ảnh hưởng tới xã hội, cộng đồng mạng để quảng cáo và bán trực tiếp tới tay người tiêu dùng qua các kênh quảng cáo trên mạng xã hội như YouTube, Facebook, Zalo... để né tránh, gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng.

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để
Một trong số loại sữa bị cơ quan chức năng cáo buộc là hàng giả. Ảnh: VTV

PV: Theo ông, Bộ Công Thương cần có giải pháp gì để tiếp tục tăng cường công tác quản lý với mặt hàng sữa và sản phẩm sữa, thực phẩm lưu thông trên thị trường, phối hợp với các bộ, ngành ngăn chặn và xử lý triệt để các vi phạm?

Ông Trần Hữu Linh: Từ vụ việc nêu trên, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ chỉ đạo sát sao các Chi cục Quản lý thị trường tại địa phương, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động lưu thông, phân phối các sản phẩm sữa, đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng.

Song song với công tác kiểm tra thực địa, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ tiếp tục thu thập phản ánh từ người tiêu dùng, đồng thời phối hợp liên ngành với ngành y tế (đối với chất lượng, tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm) và ngành nông nghiệp (đối với sữa nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp) để thiết lập giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng sữa giả, sữa không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường.

Thông qua quá trình này, Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện công tác quản lý lưu thông hàng hóa đối với mặt hàng sữa, tập trung vào việc nhận diện các lỗ hổng sau khâu phân phối. Từ đó đề xuất hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong kiểm tra, xử lý các hành vi gian lận thương mại, quảng cáo sai sự thật, và vi phạm an toàn thực phẩm.

Mục tiêu xuyên suốt của Bộ Công Thương là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, đảm bảo ổn định thị trường và siết chặt kiểm soát với các mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Trong 4 năm (năm 2021 – 2024) lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 783 vụ; số tiền xử phạt hơn 2,2 tỷ đồng; số lượng hàng hóa vi phạm là 58.187 hộp, 451 thùng, 20.394 chai/lon.

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cà Mau: Thu giữ hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Cà Mau: Thu giữ hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Sau khi kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh "T.T. Shop", lực lượng quản lý thị trường tỉnh Cà Mau đã thu giữ 2.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thanh Hóa: Cửa hàng Tùng Moscow lại bán hàng giả

Thanh Hóa: Cửa hàng Tùng Moscow lại bán hàng giả

Mặc dù đã bị xử phạt 102,5 triệu đồng vào năm 2024, lượng lượng chức năng Thanh Hóa lại tiếp tục phát hiện cửa hàng này kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Việc thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dựa trên cơ sở tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh thuộc Bộ Công Thương.
Lào Cai thu giữ hơn 1,5 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Lào Cai thu giữ hơn 1,5 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường Lào Cai vừa thu giữ 1.560kg chân gà đông lạnh không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ, nghi nhập lậu tại KCN Đông Phố Mới.

'Hàng hiệu' Hàn Quốc, Nhật Bản bị làm giả tại La Phù

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, phát hiện cơ sở tại La Phù, Hoài Đức sản xuất hàng chục ngàn đôi tất giả mạo nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc, Nhật Bản...

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đột kích kho nước hoa khủng không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Đột kích kho nước hoa khủng không rõ nguồn gốc

Sáng 28/5, Đội Quản lý thị trường số 1 (Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội) và các lực lượng chức năng đột kích kho nước hoa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Bộ Công Thương: Siết hoạt động kinh doanh, chấm dứt hàng giả

Bộ Công Thương: Siết hoạt động kinh doanh, chấm dứt hàng giả

Bộ Công Thương yêu cầu và đề nghị các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc trên thương mại điện tử.
Vĩnh Phúc xử lý hơn 1 tấn thịt lợn không đảm bảo an toàn thực phẩm

Vĩnh Phúc xử lý hơn 1 tấn thịt lợn không đảm bảo an toàn thực phẩm

Hơn 1.000 kg thịt lợn đã bốc mùi, không rõ nguồn gốc vừa bị lực lượng quản lý thị trường Vĩnh Phúc phát hiện, xử phạt và buộc tiêu hủy theo quy định.
Lào Cai: Lập tổ công tác đặc biệt, mở cao điểm xử lý vi phạm

Lào Cai: Lập tổ công tác đặc biệt, mở cao điểm xử lý vi phạm

Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lào Cai thành lập tổ công tác đặc biệt, mở cao điểm xử lý vi phạm thuốc, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Đà Nẵng: Xử phạt gần 280 triệu đồng vi phạm về hàng giả

Đà Nẵng: Xử phạt gần 280 triệu đồng vi phạm về hàng giả

Từ ngày 15/5 đến 22/5, Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng đã xử lý 8 vụ việc vi phạm, xử phạt gần 280 triệu đồng, tạm giữ lượng lớn hàng hóa vi phạm.
Tổng tiến công hàng lậu, hàng giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Tổng tiến công hàng lậu, hàng giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Những chỉ đạo của Thủ tướng thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Quản lý thị trường làm rõ vụ TikToker Võ Hà Linh bán hàng ‘phá giá’

Quản lý thị trường làm rõ vụ TikToker Võ Hà Linh bán hàng ‘phá giá’

Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đang kiểm tra hoạt động bán hàng của TikToker Võ Hà Linh sau phản ánh ‘bán phá giá’, cạnh tranh không lành mạnh.
Hàng giả bán tràn lan trên tuyến phố du lịch Đà Nẵng

Hàng giả bán tràn lan trên tuyến phố du lịch Đà Nẵng

Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh thời trang trên các tuyến phố du lịch Đà Nẵng bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc..
Gia Lai quyết liệt phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Gia Lai quyết liệt phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tỉnh Gia Lai lên kế hoạch mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Thanh Hóa: Phát hiện 1 tạ thực phẩm không rõ nguồn gốc

Thanh Hóa: Phát hiện 1 tạ thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa vừa phát hiện 1 cửa hàng đang kinh doanh gần 1 tạ hàng hóa gồm kê gà, chim cút, tràng trứng… không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Quản lý thị trường Thanh Hóa tổng lực tấn công buôn lậu, hàng giả

Quản lý thị trường Thanh Hóa tổng lực tấn công buôn lậu, hàng giả

Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa vừa mở đợt cao điểm, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
TP. Hồ Chí Minh đồng bộ loạt giải pháp chống buôn bán hàng giả

TP. Hồ Chí Minh đồng bộ loạt giải pháp chống buôn bán hàng giả

Trước tình trạng hàng giả diễn biến phức tạp, TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thanh kiểm tra, tạo lập môi trường kinh doanh an toàn, minh bạch và phát triển bền vững.
Thái Bình thành lập 3 đoàn kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu

Thái Bình thành lập 3 đoàn kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu

Thái Bình thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.
Siết kỷ luật công vụ, nâng cao hiệu quả chống buôn lậu, hàng giả

Siết kỷ luật công vụ, nâng cao hiệu quả chống buôn lậu, hàng giả

Kiên quyết xử lý nghiêm tập thể, cá nhân bao che, tiếp tay cho hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ trong tình hình mới.
Quảng Ninh: Xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật trong kinh doanh

Quảng Ninh: Xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật trong kinh doanh

Tỉnh Quảng Ninh liên tiếp phát hiện, xử lý các lô hàng giả, không rõ nguồn gốc; chú trọng kiểm soát tại các địa bàn biên giới không để hình thành điểm nóng.
Quảng Ninh: Phát hiện xe giao hàng nhanh chở sữa, thực phẩm nhập lậu

Quảng Ninh: Phát hiện xe giao hàng nhanh chở sữa, thực phẩm nhập lậu

Xe tải giao hàng chở sữa bột, mỹ phẩm và thực phẩm không rõ nguồn gốc, vừa bị lực lượng quản lý thị trường Quảng Ninh phát hiện.
Lào Cai: Kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh thực phẩm, sữa, xử lý 4 vụ vi phạm

Lào Cai: Kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh thực phẩm, sữa, xử lý 4 vụ vi phạm

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai đã kiểm tra, xử lý 4 vụ vi phạm kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Mở đợt tấn công cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Mở đợt tấn công cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng ký Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả,...
Quản lý thị trường Vĩnh Phúc tiêu hủy gần 800kg thịt lợn bẩn

Quản lý thị trường Vĩnh Phúc tiêu hủy gần 800kg thịt lợn bẩn

Gần 800kg thịt lợn ôi thiu, không dấu kiểm soát giết mổ, được phát hiện tại nhà hàng Thanh Mai TP. Vĩnh Yên vừa bị lực lượng chức năng Vĩnh Phúc tiêu hủy.
Nghệ An: Liên tiếp phát hiện hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Nghệ An: Liên tiếp phát hiện hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Trong 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm', Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An đã tiến hành kiểm tra đột xuất và liên tiếp phát hiện nhiều hàng hóa vi phạm.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »