Thái Nguyên nỗ lực thực hiện mục tiêu xuất khẩu

Thái Nguyên đang tập trung khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, đa dạng hóa thị trường để đạt mục tiêu xuất khẩu hàng hóa đạt trên 30 tỷ USD.
Thái Nguyên bứt phá hút vốn FDI từ nỗ lực 'nâng chất' Thái Nguyên: Sở Công Thương tiếp tục dẫn đầu về Chỉ số cải cách hành chính Thái Nguyên đề xuất cách đạt 'cực tăng trưởng' về kinh tế

Xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng

Bằng các giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên liên tục ghi nhận kết quả tăng trưởng tích cực. Theo thống kê, năm 2024, tổng giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu của tỉnh Thái Nguyên đạt 44,3 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa toàn quốc.

Trong đó, giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt 27,6 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: Điện thoại thông minh, máy tính bảng và sản phẩm điện tử (đạt 25,7 tỷ USD, chiếm 93,3% tổng giá trị xuất khẩu); phụ tùng vận tải (7,1 triệu USD); các sản phẩm từ giấy (3,9 triệu USD); sản phẩm từ sắt, thép (29,2 triệu USD); kim loại màu và tinh quặng kim loại màu (243,4 triệu USD)…

Kết quả trên giúp Thái Nguyên tiếp tục giữ vững vị thế là một trong 6 tỉnh có quy mô xuất khẩu lớn nhất cả nước, cùng với 5 địa phương: TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương, Bắc Giang và Hải Phòng.

Công ty may mặc trên địa bàn Thái Nguyên có sản phẩm xuất khẩu vào thị trường CPTPP. Ảnh: Cấn Dũng
Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu là hoạt động cốt lõi của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên. Ảnh: Cấn Dũng

Tháng 1/2025, giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 106,7% so với tháng trước. Nổi bật là giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt gần 2,8 tỷ USD (tăng gấp 2,1 lần so với tháng trước, chiếm hơn 98% trong tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh).

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của khối doanh nghiệp FDI là điện thoại thông minh, máy tính bảng, tấm tế bào quang điện, tấm mô-đun năng lượng mặt trời (chiếm trên 90%). Đây là những mặt hàng Thái Nguyên chiếm ưu thế khi các tập đoàn lớn như Samsung, Trina Solar đang tiếp tục thúc đẩy sản xuất.

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Nguyễn Huy Hoàng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên - cho biết, trong thời gian tới, khối doanh nghiệp FDI hứa hẹn tiếp tục đóng góp cho giá trị xuất khẩu của tỉnh do đang thực hiện chiến lược tăng vốn, mở rộng sản xuất. Một số dự án đầu tư mới đang triển khai khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Cùng với các doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng đang nỗ lực sản xuất hàng xuất khẩu. Điển hình là Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG với hơn 18.000 công nhân làm việc tại 18 nhà máy, cơ sở sản xuất đã liên tục mở rộng sản xuất.

Hiện nay, 99% doanh số của công ty là từ hoạt động xuất khẩu, với các thị trường trọng điểm gồm Mỹ, EU, Canada. Thời điểm này công ty đã có đủ đơn hàng xuất khẩu đến tháng 6/2025 và đang tiếp tục đàm phán với các đối tác để hoàn tất kế hoạch sản xuất trong năm 2025.

Nắm bắt cơ hội từ các FTA

Thành tựu đạt được trong xuất khẩu năm 2024 là động lực để Thái Nguyên bước sang năm 2025 với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cao hơn trong bối cảnh khó khăn hơn. Theo đó, năm 2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt trên 30 tỷ USD (tăng 9% so với năm trước).

Ông Nguyễn Huy Hoàng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Thảo Nguyên
Ông Nguyễn Huy Hoàng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Thảo Nguyên

Ông Nguyễn Huy Hoàng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên - cũng cho biết, thời gian tới, thị trường xuất khẩu vẫn đối mặt với nhiều thách thức do bối cảnh địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; một số quốc gia đề ra những tiêu chuẩn, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường khắt khe hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu…

Để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu năm, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tiếp tục yêu cầu các cơ quan chức năng, địa phương trong tỉnh tích cực tháo gỡ vướng mắc về pháp lý, thủ tục hành chính, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận vốn; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu…

Theo ông Nguyễn Huy Hoàng, thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các đơn vị, sở, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu gắn với xuất khẩu.

Đồng thời, tập trung vào công tác nắm bắt tình hình hoạt động xuất khẩu, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh cho doanh nghiệp, thông tin kịp thời đến các doanh nghiệp các quy định mới có liên quan đến hoạt động xuất khẩu.

Bên cạnh đó, chú trọng khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực và ký kết, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng; tăng cường khai thác các thị trường lân cận, còn tiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

"Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết được kỳ vọng cũng sẽ mang lại những giá trị tích cực cho lĩnh vực xuất khẩu của tỉnh", lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh và cho rằng, song song với các giải pháp của ngành chức năng, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng cần chủ động khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực để mở rộng, đa dạng hóa thị trường.
Thảo Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La công bố DDCI 2024

Sơn La công bố DDCI 2024

Tỉnh Sơn La khẳng định cam kết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua chỉ số DDCI, hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và công bằng giới.
Tập huấn nâng cao năng lực và triển khai DDCI Sơn La

Tập huấn nâng cao năng lực và triển khai DDCI Sơn La

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sơn La phối hợp tổ chức chương trình tập huấn về DDCI và quản trị kinh tế địa phương.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Sẽ có wifi miễn phí tại các bãi tắm, điểm du lịch

Bà Rịa-Vũng Tàu: Sẽ có wifi miễn phí tại các bãi tắm, điểm du lịch

Phát wifi miễn phí là một trong những nội dung trong Đề án Chuyển đổi số ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Bình Thuận: Dành gần 9.500 tỷ đồng làm 14km đường ven biển

Bình Thuận: Dành gần 9.500 tỷ đồng làm 14km đường ven biển

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường ven biển dài hơn 14 km qua TP. Phan Thiết, tổng vốn khoảng 9.493 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy hợp tác công nghiệp công nghệ cao với nước ngoài

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy hợp tác công nghiệp công nghệ cao với nước ngoài

Công nghiệp công nghệ cao được kỳ vọng sẽ trở thành động lực mới, giúp TP. Hồ Chí Minh vươn lên trở thành trung tâm sản xuất và đổi mới sáng tạo tại khu vực.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đưa hàng Việt đến với người dân Côn Đảo

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đưa hàng Việt đến với người dân Côn Đảo

Dự kiến, từ ngày 8 - 10/6/2025, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức chương trình đưa hàng Việt ra Côn Đảo.
Điện Biên ra quân trồng mắc ca, hướng tới phát triển bền vững

Điện Biên ra quân trồng mắc ca, hướng tới phát triển bền vững

Tuần Giáo ra quân trồng hơn 2.100 ha mắc ca, tiếp tục giữ vị trí địa phương có diện tích mắc ca lớn nhất cả nước, hướng tới phát triển kinh tế xanh bền vững.
Phó Thủ tướng: Bình Dương tiên phong chuyển đổi mô hình phát triển công nghiệp

Phó Thủ tướng: Bình Dương tiên phong chuyển đổi mô hình phát triển công nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính dự lễ động thổ Khu công nghiệp Cây Trường và Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng giai đoạn 2 tại tỉnh Bình Dương.
Sáp nhập TP. Hồ Chí Minh: Bước đệm cho sự hình thành siêu đô thị mới

Sáp nhập TP. Hồ Chí Minh: Bước đệm cho sự hình thành siêu đô thị mới

TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương sắp hợp nhất. 3 địa phương này đang đẩy nhanh các công tác xây dựng cho sự hình thành siêu đô thị mới.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên kết ‘3 nhà’ trong tiêu thụ hàng hóa

Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên kết ‘3 nhà’ trong tiêu thụ hàng hóa

Việc liên kết chặt chẽ giữa "3 nhà" bao gồm nhà quản lý, nhà sản xuất và nhà phân phối giúp thúc đẩy mạnh mẽ mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Sáng 15/5, tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm tổ chức lễ khởi công phân khu 35ha - The Grand Hồ Tràm.
Chuyển đổi số tại Nghệ An:

Chuyển đổi số tại Nghệ An: 'AI thực chiến, bí quyết thành công'

Sở Công Thương Nghệ An vừa phối hợp với VCCI, Chi nhánh Nghệ An-Hà Tĩnh-Quảng Bình tổ chức Hội nghị tập huấn với chủ đề 'AI thực chiến - Bí quyết thành công'.
Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Tối 14/5, tại TP. Vinh đã khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền và triển khai tháng khuyến mãi, sự kiện mở ra hội giao thương cho người dân, doanh nghiệp...
Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Trung Đông trở thành thị trường tiềm năng với thực phẩm TP. Hồ Chí Minh khi nhu cầu Halal tăng, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị phần.
Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, Bảo hiểm xã hội Hưng Yên cải cách đồng bộ TTHC, tạo giá trị mới và tiện ích thiết thực trong mọi lĩnh vực.
Tiền Giang - Ninh Bình: Nhiều dư địa xúc tiến đầu tư công nghiệp

Tiền Giang - Ninh Bình: Nhiều dư địa xúc tiến đầu tư công nghiệp

Hội nghị giới thiệu môi trường đầu tư lĩnh vực công nghiệp của Tiền Giang và Ninh Bình mở ra cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổ chức Hội nghị kết nối nhà đầu tư, triển khai chính sách tín dụng Nhà nước vào ngày 17/5/2025.
TP. Hồ Chí Minh: Phát triển khu công nghiệp gắn với tăng trưởng xanh

TP. Hồ Chí Minh: Phát triển khu công nghiệp gắn với tăng trưởng xanh

Việc bổ sung các khu công nghiệp mới là cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tái cấu trúc không gian công nghiệp, thu hút FDI chất lượng cao và thúc đẩy chuyển đổi xanh.
Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Sở Công Thương Tiền Giang đề nghị UBND tỉnh chấp thuận đầu tư 4 cụm công nghiệp: Long Trung, Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2, Mỹ Phước 3 thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Ngành chế biến, chế tạo đang bứt phá mạnh mẽ, trở thành động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đắk Nông với nhiều dự án lớn và sản phẩm giá trị cao.
Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của riêng tỉnh Quảng Nam, mà cần các địa phương phối hợp.
TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh sẽ đầu tư 14 khu công nghiệp mới 3.833 ha, chia làm 3 giai đoạn từ nay đến năm 2033, nhằm mở rộng không gian sản xuất gắn với tăng trưởng xanh.
TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục phục hồi vững chắc, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, xuất khẩu và đầu tư.
Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhưng trong lòng không gian di sản ấy, diêm dân vẫn vật lộn mưu sinh giữ nghề.
Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Việc sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam mở ra cơ hội tái cấu trúc không gian phát triển, định hình trung tâm kinh tế mới cho khu vực Trung Trung Bộ.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »