Tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng gấp 1,24 lần bình quân cả nước

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 của vùng Đồng bằng sông Hồng đứng thứ 3/6 vùng kinh tế, gấp 1,24 lần so với bình quân chung cả nước...
Sáu giải pháp phát triển nguồn lực tài chính cho Vùng đồng bằng sông Hồng Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Nhiều kết quả tích cực

Báo cáo về tình hình triển khai các hoạt động của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng cho thấy, qua hơn 1 năm triển khai Nghị quyết về phát triển, vùng Đồng bằng Sông Hồng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, Chương trình hành động của Chính phủ đề ra 21 chỉ tiêu phát triển, 36 nhiệm vụ và 20 dự án kết cấu hạ tầng quan trọng của vùng cần thực hiện đến năm 2030, đến nay đã hoàn thành 3 nhiệm vụ; phê duyệt quy hoạch 9/11 tỉnh trong Vùng; các đề án lớn đang được các bộ, địa phương chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan triển khai theo tiến độ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng gấp 1,24 lần bình quân cả nước
Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng gấp 1,24 lần bình quân cả nước

Về 20 dự án quan trọng, liên kết vùng đã khởi công 7 dự án; đang triển khai các thủ tục đầu tư 8 dự án; dự án còn lại được các bộ, ngành, địa phương xây dựng lộ trình nghiên cứu, triển khai trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, ngay sau khi Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30 được ban hành, các bộ, ngành, địa phương trong vùng đã khẩn trương quán triệt các nội dung, ban hành kế hoạch hành động, tổ chức triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết và đạt kết quả tích cực sau hơn 1 năm triển khai.

Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Vùng đạt tới 6,28%, đứng thứ 3/6 vùng kinh tế (sau vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đứng trên vùng Đông Nam Bộ), gấp 1,24 lần so với bình quân chung cả nước (cả nước tăng 5,05%). Quy mô kinh tế giá hiện hành đạt hơn 3.100 tỷ đồng, chiếm gần 30,1% GDP cả nước, đứng thứ 2/6 vùng kinh tế (sau vùng Đông Nam Bộ 30,2%); GRDP bình quân đầu người đạt 131,9 triệu đồng, đứng thứ 2 cả nước (sau vùng Đông Nam Bộ 166 triệu USD).

Đáng chú ý, thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ước đạt 17,382 tỷ USD, trong đó 5/11 địa phương trong vùng thuộc nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt hơn 720 nghìn tỷ đồng, đứng đầu cả nước. Cơ cấu kinh tế GRDP của vùng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; trong đó, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trở thành động lực và đầu tàu tăng trưởng kinh tế của toàn vùng.

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, trong quý I/2024, GRDP bình quân của Vùng đạt 6,3% (bình quân cả nước 5,66%), thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 94 nghìn tỷ đồng, bằng 37% dự toán; giải ngân vốn đầu tư công của Vùng ước 4 tháng đạt hơn 25.128 tỷ đồng, đạt 14% kế hoạch năm (cả nước 17,5%).

Bổ sung cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển vùng

Bên cạnh kết quả tích cực đã đạt được, vùng Đồng bằng Sông Hồng vẫn còn một số khó khăn về hạ tầng đô thị, các vấn đề về môi trường có tính liên vùng; khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực cho phát triển, các hoạt động liên kết, điều phối vùng cần được quan tâm hơn nữa.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nguyên nhân của những khó khăn trên là do thời gian thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ được hơn 1 năm, trong khi các nhiệm vụ, giải pháp đề ra có tính dài hạn, thực hiện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chưa bảo đảm do Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được giao từ năm 2021, trước khi Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ được ban hành.

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất và đầu tư của Vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 106/2023/QH15 thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ; trong đó gồm các công trình giao thông đường bộ quan trọng của Vùng được áp dụng một số chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện như: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình; Dự án mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn; Dự án đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

Đồng thời trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 4, trong đó áp dụng cơ chế đặc thù riêng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án và trình Chính phủ cho phép kéo dài thời gian áp dụng chính sách.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án về đào tạo 50 nghìn kỹ sư bán dẫn; Nghị định về hỗ trợ trong lĩnh vực công nghệ cao; các chính sách quỹ đầu tư mạo hiểm, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát...để áp dụng chung cho Vùng.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong vùng rà soát và đề xuất cơ chế chính sách đặc thù về phát triển Vùng để sớm hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp, UBND TP. Hà Nội đã hoàn thiện Hồ sơ tổng kết, xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Trên cơ sở tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ và Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị: Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai 10 nhiệm vụ đã giao năm 2023 và đề xuất nhiệm vụ cần thiết cho hoạt động của Hội đồng điều phối vùng; trong đó tập trung vào các nội dung liên quan đến đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối với cảng biển, trung tâm logistics; nội dung liên quan đến thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và phát triển nguồn nhân lực cao, thu hút nhân tài cho Vùng.

Với các dự án quan trọng, liên kết vùng: Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã khởi công. Đối với dự án đang chuẩn bị đầu tư hoặc nghiên cứu triển khai, các địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục cần thiết (phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư) để sớm khởi công dự án; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, gồm cả cơ chế, chính sách đặc thù để sớm triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định…

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng và thành viên Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng góp ý cho các cơ chế, chính sách đặc thù của Vùng, đây là nhiệm vụ cần sự nghiên cứu, phối hợp với cơ quan liên quan, có thời gian triển khai trong năm tiếp theo.

Chất lượng cơ sở hạ tầng vùng Đồng bằng sông Hồng ngày càng được cải thiện, 4/11 địa phương nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có cơ sở hạ tầng tốt nhất cả nước; trong đó, Quảng Ninh dẫn đầu cả nước, Hà Nội đứng thứ 4, Hải Phòng thứ 7, Bắc Ninh thứ 8.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Hồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nghị quyết 68: Huy động tối đa nguồn lực tư nhân

Nghị quyết 68: Huy động tối đa nguồn lực tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW khẳng định vai trò trung tâm của kinh tế tư nhân, với mục tiêu huy động tối đa nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và toàn diện.
Bảng lương theo vị trí việc làm năm 2026 thay đổi ra sao?

Bảng lương theo vị trí việc làm năm 2026 thay đổi ra sao?

Bộ Nội vụ vừa thông tin mới nhất về tiến độ xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm. Dự kiến, sẽ có 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới.
Học sinh tỉnh nào không phải thi vào lớp 10 công lập?

Học sinh tỉnh nào không phải thi vào lớp 10 công lập?

Hầu hết tỉnh, thành tổ chức thi tuyển sinh lớp 10 công lập trong tháng 6, một số tỉnh tổ chức ngay cuối tháng 5, có 4 địa phương không tổ chức thi mà xét tuyển.
Hà Nội và

Hà Nội và 'mỏ vàng' di sản chờ khai thác

Hà Nội - thành phố di sản với gần 6.500 di tích, coi đầu tư văn hóa là đầu tư cho phát triển bền vững, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Thực hư công dụng của các sản phẩm tiết kiệm điện

Thực hư công dụng của các sản phẩm tiết kiệm điện

Thiết bị tiết kiệm điện tràn lan thị trường với lời quảng cáo “siêu hiệu quả”, song nhiều sản phẩm bị người dùng tố “tiền mất, tật mang”, tiềm ẩn nguy hiểm.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu thay nhà thầu chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu thay nhà thầu chậm tiến độ

Kiểm tra tiến độ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu nhà thầu nào chậm phải thay thế để đáp ứng tiến độ.
Quy định mới nhất về cách ly khi mắc Covid-19

Quy định mới nhất về cách ly khi mắc Covid-19

Người mắc Covid-19 không còn bị bắt buộc cách ly y tế như trước, thay vào đó, Bộ Y tế khuyến cáo người bệnh nên tự cách ly tại nhà ít nhất 5 ngày.
Sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân

Sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân 'thần tốc' mà DJ Ngân 98 quảng cáo

Sau loạt ồn ào liên quan đến sản phẩm giảm cân, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho biết sẽ vào cuộc kiểm tra sản phẩm X100 do DJ Ngân 98 quảng bá.
Bộ Y tế thu hồi giấy công bố loạt thực phẩm chức năng

Bộ Y tế thu hồi giấy công bố loạt thực phẩm chức năng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố 12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Cảnh báo sạt lở đất khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

Cảnh báo sạt lở đất khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

Dự báo, từ đêm 22/5 đến ngày 24/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, nguy cơ xảy ra sạt lở đất.
Ứng dụng công nghệ số nâng tầm sản phẩm nông thôn mới

Ứng dụng công nghệ số nâng tầm sản phẩm nông thôn mới

Ứng dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc là giải pháp then chốt giúp sản phẩm chủ lực tại các xã nông thôn mới nâng giá trị, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Chi tiết thời gian đăng ký xét tuyển các trường đại học

Chi tiết thời gian đăng ký xét tuyển các trường đại học

Mùa tuyển sinh 2025 bắt đầu sôi động, nhiều trường đại học công bố lịch nhận hồ sơ. Thí sinh cần chủ động nắm rõ mốc thời gian từng phương thức xét tuyển.
Ngày 21/5:

Ngày 21/5: 'Chốt' ngày toàn dân bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI

Ngày 21/5, Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua ngày toàn dân bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2030.
Thời tiết hôm nay 21/5: Bắc Bộ đêm mưa, ngày nắng nóng

Thời tiết hôm nay 21/5: Bắc Bộ đêm mưa, ngày nắng nóng

Thời tiết hôm nay 21/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi vào ban đêm, riêng riêng khu vực đồng bằng có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết biển hôm nay 21/5/2025: Biển Đông chuyển hướng gió

Thời tiết biển hôm nay 21/5/2025: Biển Đông chuyển hướng gió

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/5/2025, khu vực Biển Đông gió hoạt động với cường độ yếu đến trung bình và chuyển hướng đông nam đến nam.
Gói vay 120.000 tỷ đồng:

Gói vay 120.000 tỷ đồng: 'Cú hích' còn dang dở với nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, sau 2 năm triển khai, tỷ lệ giải ngân của gói vay 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội vẫn rất thấp, chỉ khoảng 2%.
Hồ treo trữ nước trên vách núi: Cứu cánh của vùng cao

Hồ treo trữ nước trên vách núi: Cứu cánh của vùng cao

Các công trình hồ treo trữ nước trên vách núi đã giúp người dân vùng cao có nguồn nước thường xuyên phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày, không còn thiếu nước.
Không còn cấp huyện, người dân đăng ký đất đai ở đâu?

Không còn cấp huyện, người dân đăng ký đất đai ở đâu?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất đưa văn phòng đăng ký đất đai từ cấp huyện về cấp xã nhằm phù hợp mô hình chính quyền hai cấp, tạo thuận lợi cho người dân.
Bộ Công an sẵn sàng tham gia sâu rộng vào hoạt động gìn giữ hòa bình tại Liên hợp quốc

Bộ Công an sẵn sàng tham gia sâu rộng vào hoạt động gìn giữ hòa bình tại Liên hợp quốc

Bộ Công an từng bước chuyên nghiệp hóa, mở rộng lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Đặc sản quốc dân

Đặc sản quốc dân 'làm mưa, làm gió' chợ Việt

Sấu non đầu mùa Hà Nội dù giá cao vẫn hút khách, trở thành "đặc sản quốc dân", được săn lùng không chỉ trong nước mà còn "gây sốt" với du khách quốc tế.
Thông tin mới nhất về lịch nghỉ hè của học sinh cả nước

Thông tin mới nhất về lịch nghỉ hè của học sinh cả nước

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố thông tin mới nhất về lịch nghỉ hè cho học sinh cả nước năm học 2024-2025. Học sinh có thể được nghỉ hè sớm hơn dự kiến.
Bộ Tư pháp điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự chủ chốt

Bộ Tư pháp điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự chủ chốt

Chiều 20/5, tại Hội nghị giao ban lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo một số đơn vị.
Công đoàn Công Thương Việt Nam tiếp sức người lao động Hà Giang

Công đoàn Công Thương Việt Nam tiếp sức người lao động Hà Giang

Ngày 20/5, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã trao quà tới công nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang, thể hiện sự quan tâm thiết thực trong Tháng Công nhân.
Cho phép chuyển đổi linh hoạt giữa học phổ thông và nghề

Cho phép chuyển đổi linh hoạt giữa học phổ thông và nghề

Học sinh có thể chuyển đổi linh hoạt giữa học phổ thông và học nghề ngay trong quá trình học, mở ra cơ hội định hướng tương lai sớm và phù hợp năng lực.
Sau vụ thu hồi sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body, Bộ Y tế tổng rà soát kem chống nắng

Sau vụ thu hồi sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body, Bộ Y tế tổng rà soát kem chống nắng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu tăng cường kiểm tra việc ghi nhãn và quảng cáo các sản phẩm chống nắng trên thị trường.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »