Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, cần tăng cường hỗ trợ tiếp cận thông tin hơn nữa đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Kết quả tích cực

Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi, chiếm 3/4 diện tích cả nước, dân số khoảng 14,1 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước. Những vùng này thường có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực. Ảnh: VGP

Thời gian qua, với sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của bà con, đã giúp cho các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 đạt được nhiều kết quả khá tích cực.

Cụ thể: Tỷ lệ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 đã giảm 3,4%, vượt 3% mục tiêu kế hoạch giao. Các nội dung thành phần của chương trình đi sâu, bao phủ hầu hết các mặt của đời sống kinh tế - xã hội với kỳ vọng ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số như: Đất ở, nhà ở, nước sạch, đất sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng thiết yếu, giáo dục, đào tạo nghề...

Dù mới đưa vào tổ chức tại thực tiễn địa phương từ nửa cuối năm 2022 nhưng ước tính đến cuối năm 2023, một số chỉ tiêu hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch được giao như: Tỷ lệ xã, thôn có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông, cứng hóa; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới, các nguồn điện khác phù hợp và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Đặc biệt, trên cơ sở nguồn lực của chương trình và sự nỗ lực của các địa phương, đến nay nhiều xã, thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, ổn định và phát triển. Nhiều vướng mắc, bất cập đã được Chính phủ kịp thời nắm và quyết liệt chỉ đạo cơ quan chức năng tháo gỡ; việc triển khai các dự án, tiểu dự án đã thu được kết quả bước đầu.

Theo đánh giá của cơ quan giám sát, quá trình triển khai thực hiện chương trình đã bám sát mục tiêu tổng quát là “Giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn, sắp xếp ổn định dân cư, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, thu hẹp dần khoảng cách mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước...”.

Theo ông Hà Việt Quân - Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đến nay cấp Trung ương đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện về Chương trình Mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực
Người dân xã Pù Nhi, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) thu hoạch mận để trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Bích Nguyên

Từ thực tiễn địa phương, ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cho biết: Chương trình đã góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của tỉnh; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Tại Thanh Hóa, tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi giảm từ 19,9% xuống còn 15,19% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025 (giảm 4,81%), tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm từ 27,23% xuống còn 19,86% (giảm 7,37%); thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi năm 2022 đạt 38,12 triệu đồng, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 đạt 34,6 triệu đồng.

Hay tại Tuyên Quang, theo ông Nguyễn Thế Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang: Chương trình có ý nghĩa rất quan trọng, tác động sâu rộng đến hầu hết các xã, thôn, bản và số đông người dân trong tỉnh. Tuy vậy, một số nội dung chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân nhưng các địa phương được giao nguồn vốn đầu tư phát triển, do vậy sẽ không có khả năng thực hiện nếu không có sự điều chính các quy định, hướng dẫn của Trung ương.

Đẩy mạnh tuyên truyền

Tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng đến nay chương trình vẫn còn một số mục tiêu quan trọng chưa thực hiện được như: Khoảng cách chênh lệch, mức sống giữa các dân tộc, vùng miền chưa được thu hẹp; vùng đồng bào dân tộc miền núi cơ bản không còn hộ đói nhưng Chính phủ vẫn phải cấp hàng chục ngàn tấn gạo từ nguồn dự trữ Quốc gia để hỗ trợ cho các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số; vẫn còn 1.551 xã đặc biệt khó khăn; chưa hoàn thành công tác định canh, định cư, chấm dứt tình trạng di cư tự do; chưa giải quyết được vấn đề đất sản xuất cho nông dân thiếu đất; khả năng tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan chậm được khắc phục…

Vì vậy, theo ông Đinh Xuân Thắng – Phó Vụ trưởng Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc: Thời gian tới cần tập trung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là thông tin có liên quan đến cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thông tin cho người dân sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực
Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ông Đinh Xuân Thắng cho biết thêm: Chính sách giảm nghèo giai đoạn 2021 – 2025 thông tin là 1 trong 6 dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin). Trong đó, sự thiếu hụt thông tin với đồng bào các dân tộc thiểu số, người sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… được xét trên 2 tiêu chí: Sử dụng dịch vụ viễn thông (hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ Internet) và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin (hộ gia đình không có phương tiện nào trong số các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin: Phương tiện dùng chung: Tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại; phương tiện cá nhân: Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh).

Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ, đầu tư phát triển, nhưng do xuất phát điểm thấp nên vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đến nay vẫn là nơi khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất. Do đó, việc quan tâm về mọi mặt cho các tỉnh miền núi và dân tộc thiểu số cũng như hỗ trợ truyền tải thông tin có yếu tố quyết định trong công cuộc giảm nghèo thông tin theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra.

Ông Thắng dẫn ví dụ thực tế khi đi phỏng vấn ở Hà Giang: Nhiều hộ nghèo được cấp tivi, radio, nhưng chưa bao giờ mở ra, không xem, không nghe và không có thời gian nghe. “Ví dụ đồng bào Mông ở Hà Giang đi làm từ 3 giờ sáng đến 9 – 10 giờ tối mới về thì xem tivi vào lúc nào”, ông Thắng chia sẻ.

Vì vậy, chuyên gia cho rằng, việc cấp thiết bị cho hộ nghèo cũng có hai mặt, bởi cần định hướng tốt, đánh giá đúng thực trạng, có thiết bị nhưng dùng như thế nào là nội dung cần phản ánh khách quan, do đó việc thông tin đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là rất quan trọng.

Cùng quan điểm với ông Thắng, chia sẻ giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả giảm nghèo bền vững cho giai đoạn 2022-2025, nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Bên cạnh đó, hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo…

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực
Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo

Đồng thời huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý…

Hiện nay, công tác dân tộc, miền núi có nhiều chuyển biến tích cực. Tất cả các huyện đều có đường đến trung tâm huyện; 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã được tiếp cận với điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 93,9%; 100% xã có trường tiểu học và trung học cơ sở, 99,7% xã có trường mầm non, mẫu giáo; 99,3% xã có trạm y tế; gần 100% số xã có nhà văn hóa hoặc điểm bưu điện văn hóa.
Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thời tiết hôm nay 15/5: Nam Bộ dự báo có mưa đá

Thời tiết hôm nay 15/5: Nam Bộ dự báo có mưa đá

Thời tiết hôm nay 15/5, Nam Bộ ngày 15/5 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to, ngày nắng. Trong mưa dông có thể xảy ra lốc, sét, mưa đá, gió giật.
Thời tiết biển hôm nay 15/5/2025: Gió hoạt động cường độ yếu

Thời tiết biển hôm nay 15/5/2025: Gió hoạt động cường độ yếu

Dự báo thời tiết biển hôm nay 15/5/2025, hầu khắp các vùng biển có mưa rào và dông vài nơi, gió hoạt động với cường độ yếu.
Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ Tư pháp, chậm nhất đến 30/5/2025, các cơ quan, bộ, ngành, địa phương phải gửi báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013 về Bộ Tư pháp.
Hải đội 211 tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hải đội 211 tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hải đội 211 tổ chức hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ và lực lượng địa phương tham gia.
Sốt vé, săn phòng sớm vì

Sốt vé, săn phòng sớm vì 'concert Quốc gia' dịp 2/9

Concert Quốc gia, tên gọi được giới trẻ đặt cho lễ diễu binh, diễn hành. 'Hiệu ứng concert Quốc gia' sau dịp 30/4 khiến vé tàu xe, khách sạn Hà Nội 'cháy' dần.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp hưởng lợi khi đưa sản phẩm công nghệ lên Cổng 57

Doanh nghiệp hưởng lợi khi đưa sản phẩm công nghệ lên Cổng 57

Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí quảng cáo, tiếp cận khách hàng khi được công bố sản phẩm, giải pháp khoa học công nghệ qua Cổng 57.
Quân chủng Hải quân kiểm tra công tác huấn luyện tại Vùng 5 Hải quân

Quân chủng Hải quân kiểm tra công tác huấn luyện tại Vùng 5 Hải quân

Quân chủng Hải quân kiểm tra công tác huấn luyện tại Vùng 5 Hải quân, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu.
Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Sáng 14/5, Bộ tư lệnh Quân khu 5 tổ chức hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Chính ủy Quân khu 5 cho Đại tá Lương Đình Chung.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đủ điều kiện thực hiện ghép thận

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đủ điều kiện thực hiện ghép thận

Bộ Y tế ban hành quyết định công nhận Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận từ người hiến sống và người hiến chết não.
Đề nghị bổ sung danh mục tuyến xe buýt liên tỉnh Lào Cai - Yên Bái

Đề nghị bổ sung danh mục tuyến xe buýt liên tỉnh Lào Cai - Yên Bái

Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản đề nghị Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái phối hợp bổ sung danh mục tuyến xe buýt liên tỉnh Lào Cai - Yên Bái.
EVNCPC: Gần 100 tỷ đồng cho các phong trào thi đua

EVNCPC: Gần 100 tỷ đồng cho các phong trào thi đua

Phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2020–2024 tại EVNCPC đã tạo động lực mạnh mẽ cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sáng kiến, lan tỏa văn hóa cống hiến.
Thành phố Huế: Khuyến cáo người chơi chim cảnh cần có giấy tờ hợp pháp

Thành phố Huế: Khuyến cáo người chơi chim cảnh cần có giấy tờ hợp pháp

Lực lượng kiểm lâm thành phố Huế khuyến cáo người chơi chim cảnh cần có giấy tờ hợp pháp về chim để không vi phạm quy định bảo vệ động vật.
Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 tại Việt Nam

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, số ca Covid-19 tại Việt Nam tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, với trung bình khoảng 20 trường hợp mỗi tuần, không có ca nặng.
Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Chính phủ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu lộ trình sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp người dân.
Đền thờ Bác Hồ tại Cù Lao Dung: Biểu tượng lịch sử của người dân Sóc Trăng

Đền thờ Bác Hồ tại Cù Lao Dung: Biểu tượng lịch sử của người dân Sóc Trăng

Nằm tại huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng), Đền thờ Bác Hồ không chỉ là một công trình tâm linh mà còn là biểu tượng lịch sử, văn hóa của địa phương.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia số hóa thủ tục hành chính

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia số hóa thủ tục hành chính

Đến thời điểm hiện tại, có 7 thủ tục hành chính được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện trên Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Công Thương.
VinSpeed chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

VinSpeed chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Ngày 14/5/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Hà Nội: Tỷ lệ ‘chọi’ cao, làm sao có tấm vé vào lớp 10 công lập?

Hà Nội: Tỷ lệ ‘chọi’ cao, làm sao có tấm vé vào lớp 10 công lập?

Cạnh tranh gắt tại kỳ thi lớp 10 Hà Nội, nhiều trường có tỷ lệ chọi 1/2, học sinh cần có chiến thuật để có được “tấm vé” vào lớp 10.
Chính sách mới với thân nhân của sĩ quan tại ngũ hy sinh

Chính sách mới với thân nhân của sĩ quan tại ngũ hy sinh

Bộ Quốc phòng vừa ra Thông tư 25/2025/TT-BQP hướng dẫn thực hiện cụ thể chế độ, chính sách đối với thân nhân của sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần.

'Viết tiếp bản hùng ca' bằng sắc màu văn hóa và ý chí thể thao

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao sôi nổi tại Sư đoàn 316 đã thắp lên khí thế mới, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII.
Bệ phóng cho thanh niên khuyết tật khởi nghiệp, phát triển kinh doanh

Bệ phóng cho thanh niên khuyết tật khởi nghiệp, phát triển kinh doanh

Chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt" không chỉ là hoạt động tôn vinh mà thực sự là bệ phóng giúp thay đổi cuộc đời của nhiều thanh niên khuyết tật.
Thời tiết hôm nay 14/5: Hà Nội chiều tối có mưa dông

Thời tiết hôm nay 14/5: Hà Nội chiều tối có mưa dông

Thời tiết hôm nay 14/5, Hà Nội chiều tối có mưa rào và dông rải rác, gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 14/5/2025: Mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết biển hôm nay 14/5/2025: Mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết biển hôm nay 14/5/2025, hầu khắp các vùng biển có mưa rào và dông vài nơi, gió hoạt động với cường độ yếu.
Hàng cận date: Đừng ham rẻ để rồi hại sức khỏe

Hàng cận date: Đừng ham rẻ để rồi hại sức khỏe

Nhiều loại hàng hóa, thực phẩm cận date đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội với giá rẻ giật mình, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
PC Lai Châu trao 300 triệu đồng hỗ trợ chương trình xóa nhà tạm

PC Lai Châu trao 300 triệu đồng hỗ trợ chương trình xóa nhà tạm

PC Lai Châu đã trao số tiền 300 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 5 căn nhà mới cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »