Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Dù thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam, nhưng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này lại đang thiếu trầm trọng.
Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”? Happy Money đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực

Chỉ 30% nhân lực thương mại điện tử được đào tạo bài bản

Trong bức tranh kinh tế số Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, thương mại điện tử nổi lên như một động lực then chốt. Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử đã vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tới 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 quốc gia dẫn đầu toàn cầu về thương mại điện tử, xếp thứ 5 thế giới về tốc độ phát triển. Thương mại điện tử đang tạo ra hàng triệu việc làm, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số và trở thành trụ cột trong nền kinh tế số.

Tuy nhiên, trong khi tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử đang diễn ra thần tốc thì thị trường lao động cho lĩnh vực này lại phát triển không đồng bộ. “Cơn khát” nhân lực thương mại điện tử ngày càng rõ rệt và trở thành điểm nghẽn ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển bền vững của ngành này.

Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), chỉ 30% nhân lực làm việc tại các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thương mại điện tử hiện được đào tạo bài bản, chính quy. 70% còn lại xuất thân từ các ngành khác như kinh doanh, công nghệ thông tin, marketing... và phải tự học, tự đào tạo để thích ứng với công việc.

Trong khi đó, số lượng cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành thương mại điện tử còn khá ít chỉ có khoảng 36 trường đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử và hơn 50 trường đào tạo học phần liên quan.

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử
Ông Đỗ Hữu Hưng, CEO ACCESSTRADE cho rằng, hoạt động đào tạo nhân lực thương mại điện tử hiện nay còn chưa bài bản và thiếu các tiêu chuẩn đánh giá. Ảnh: Đỗ Nga

Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Đỗ Hữu Hưng, CEO ACCESSTRADE (Công ty TNHH Interspace Việt Nam) đưa ra một ví dụ đáng suy ngẫm: “Hiện Việt Nam chỉ đào tạo được khoảng 10.000 – 15.000 sinh viên ngành thương mại điện tử mỗi năm, trong khi chỉ riêng Shopee đã có hơn 600.000 gian hàng đang vận hành cần có nhân sự. Nếu mỗi doanh nghiệp chỉ cần một người thì phải mất... 30 năm chúng ta mới có đủ nhân lực cho ngành”.

Cũng theo ông Hưng, việc đào tạo nhân lực cho thương mại điện tử hiện nay còn thiếu bài bản, chưa có tiêu chuẩn. Trong khi đó, thương mại điện tử đang tạo ra hàng triệu công ăn việc làm và giúp tăng cơ hội xuất khẩu hàng hoá xuyên biên giới.

"Tình trạng 'thừa thợ chạy quảng cáo, thiếu người đầu bếp' đang diễn ra phổ biến. Chúng ta có rất nhiều bạn trẻ biết chạy Ads, viết content, nhưng lại thiếu những người 'đầu bếp' có tư duy tổng thể, đủ năng lực thiết kế hệ thống thương mại điện tử hiệu quả cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoàn toàn có thể chỉ cử một người đi học, sau một thời gian ngắn người đó hoàn toàn có thể đủ tiêu chuẩn để xây dựng nguyên một phòng thương mại điện tử riêng của doanh nghiệp", ông Đỗ Hữu Hưng nhấn mạnh.

Lời giải nào cho bài toán nhân lực?

Trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử, thời gian qua, các cơ quan nhà nước, hiệp hội, trường học và doanh nghiệp đã bắt đầu vào cuộc quyết liệt hơn.

Điển hình như việc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thường xuyên phối hợp với các Sở Công Thương, các sàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba triển khai nhiều chương trình kết nối thương mại điện tử kết hợp đào tạo tại các địa phương. Các khóa tập huấn này thu hút sự tham gia đông đảo của doanh nghiệp, hợp tác xã, cán bộ quản lý và các trường đại học.

Khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tại 238 trường đại học cho thấy, đã có 47% các trường triển khai đào tạo học phần thương mại điện tử, trong đó có tới 40 trường đào tạo ngành thương mại điện tử với mã ngành chính quy.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng đã ban hành kế hoạch phát triển thương mại điện tử, trong đó đặt mục tiêu đào tạo nhân lực làm trung tâm phát triển thương mại điện tử địa phương.

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử
Cần sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo nhân lực cho thương mại điện tử. Ảnh minh hoạ

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Trung Kiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết, để tăng chất lượng hoạt động đào tạo thương mại điện tử, rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh sự kết nối giữa trường học và doanh nghiệp, xây dựng chương trình đào tạo nghề thương mại điện tử phối hợp giữa các trường đại học, cao đẳng với doanh nghiệp, để sinh viên được thực hành thực tế, cập nhật công nghệ, quy trình vận hành thương mại trực tuyến.

Đồng thời, khuyến khích các trường tổ chức học phần ứng dụng thực tiễn như xây dựng website thương mại điện tử, vận hành chiến dịch quảng cáo, livestream bán hàng

Khi "cơn khát" nhân lực được giải tỏa, thương mại điện tử Việt Nam mới thực sự có thể bước vào giai đoạn tăng trưởng chất lượng và bền vững.
Phong Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cà Mau nâng cao thực thi pháp luật trong thương mại điện tử

Cà Mau nâng cao thực thi pháp luật trong thương mại điện tử

Ngày 20/5, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền với chủ đề "Nâng cao kỹ năng thực thi pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử".
Bộ Công Thương tổ chức hội nghị liên kết vùng phát triển thương mại điện tử

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị liên kết vùng phát triển thương mại điện tử

Chuỗi sự kiện tại Lai Châu năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong liên kết vùng, phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số cho khu vực trung du.
Thái Bình: Chiếu làng nghề ‘lên đời’ nhờ chuyển đổi số

Thái Bình: Chiếu làng nghề ‘lên đời’ nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã làm thay đổi bộ mặt của làng nghề dệt chiếu cói ở Thái Bình, từ chỗ có nguy cơ mai một trở thành "ngôi sao" trên sàn thương mại điện tử.
Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Các chương trình hợp tác giữa TikTok và các cơ quan Chính phủ sẽ góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt Nam nổi bật tại Hội nghị AI quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam nổi bật tại Hội nghị AI quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam khẳng định vai trò tại Hội nghị AI quốc tế Nam Ninh 2025, góp phần định hình hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khu vực ASEAN - Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Thương mại điện tử mở lối tiêu thụ đặc sản, kết nối vùng Trung du và miền núi phía Bắc với thị trường số, thúc đẩy chuyển đổi số và liên kết vùng bền vững.
Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều sàn thương mại điện tử lớn đã triển khai hàng loạt chiến dịch, giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số trong mùa hè 2025.
Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Ngày 10/5 tới đây, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, Vinachem sẽ ra mắt Sàn thương mại điện tử Vinachemmart và bộ sản phẩm hàng tiêu dùng Vinachem.
Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh khẳng định: “Dòng chảy số” sẽ là động lực nâng giá trị nông sản, giúp người dân vượt “điểm nghẽn”.
Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Hồ sơ xây dựng Luật Thương mại điện tử của Bộ Công Thương được Bộ Tư pháp cùng đại diện nhiều bộ, ngành, cơ quan đánh giá cao.
Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần phải có những thay đổi gì để tiếp tục phát triển và tránh 'lép vế' so với thương mại điện tử xuyên biên giới?
Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Việc được cấp quyền sử dụng tên miền .id.vn miễn phí đã giúp các sinh viên có thêm cơ hội thực hành trên các sàn thương mại điện tử thử nghiệm.
AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng lực cạnh tranh, bứt phá trong kỷ nguyên số.
Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bên liên quan có giải pháp quản lý chặt việc phân phối, đảm bảo chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử.
Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng nhanh hơn trong thương mại điện tử.
Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Thái Nguyên đang tăng tốc chuyển đổi số với chương trình Go Online 2025, thúc đẩy thương mại điện tử trở thành động lực phát triển mới cho doanh nghiệp.
Vá

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Việc sửa đổi Luật Thương mại điện tử nhằm khắc phục các lỗ hổng trong quản lý, tăng cường bảo vệ người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường
Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.
Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ và trở thành trụ cột của nền kinh tế số, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng một khung pháp lý.
Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề cập cụ thể trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử.
Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề xuất những quy định nhằm quản lý chặt chủ thể tham gia giao dịch trong thương mại điện tử.
Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Với chính sách miễn thuế đối với hàng giá trị thấp (De minimis) qua đường bưu điện của Mỹ, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội để tăng giá trị xuất khẩu.
Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Các ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, địa phương cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »