Bước tiến lớn của Ai Cập trong ngành dầu khí

Ai Cập đang có những kế hoạch lớn cho tương lai phát triển nhiên liệu hóa thạch của mình với một số cuộc đấu giá và khoản đầu tư lớn vào ngành dầu khí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long dự buổi gặp mặt nhà thầu dầu khí Petrovietnam kiến nghị được uỷ quyền trong khai thác dầu khí Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Đất nước Ai Cập giàu tài nguyên dầu mỏ đang có những kế hoạch lớn cho tương lai phát triển nhiên liệu hóa thạch của mình với một số cuộc đấu giá và khoản đầu tư lớn. Một khu phức hợp hóa dầu trị giá 7 tỷ USD cùng các khoản đầu tư lớn khác vào lĩnh vực dầu khí được kỳ vọng sẽ hồi sinh ngành công nghiệp dầu mỏ của Ai Cập, mặc dù quốc gia Bắc Phi này có thể cần lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư sau một năm tài chính thất vọng.

Chính phủ Ai Cập đặt mục tiêu tăng cường an ninh năng lượng quốc gia thông qua việc mở rộng ngành dầu khí. Ảnh minh họa
Chính phủ Ai Cập đặt mục tiêu tăng cường an ninh năng lượng quốc gia thông qua việc mở rộng ngành dầu khí. Ảnh minh họa

Dự án 7 tỷ USD giúp tăng cường năng lực xuất khẩu

Ai Cập là một trong những nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch hàng đầu châu Phi, đứng thứ hai trong số các nhà sản xuất nhiên liệu lỏng ngoài OPEC, chỉ sau Angola. Năm 2022, nước này cũng là nhà sản xuất khí tự nhiên lớn thứ hai ở châu Phi, sau Algeria. Sự mở rộng của ngành sản xuất khí đốt tại Ai Cập đã được hỗ trợ bởi việc đưa vào khai thác một số mỏ khí ngoài khơi lớn trong thập kỷ qua, bao gồm mỏ khí Zohr.

Vào tháng 2/2025, Ai Cập đã ký một thỏa thuận khung với Shard Capital có trụ sở tại Anh và Tập đoàn Al-Qahtani của Ả Rập Xê Út để xây dựng một cơ sở hóa dầu trị giá 7 tỷ USD tại thành phố New Alamein ở phía Tây Bắc đất nước. Dự án sẽ do một liên danh gồm các thành viên từ Shard Capital, Tập đoàn Al-Qahtani và Royal Strategic Partners của UAE giám sát. Khi hoàn thành, cơ sở này dự kiến sẽ sản xuất 3,1 triệu tấn sản phẩm hóa dầu gồm 8 loại khác nhau mỗi năm.

Bộ trưởng Dầu mỏ và Tài nguyên khoáng sản Ai Cập, ông Karim Badawi, cho biết, các công nghệ tiên tiến sẽ được tích hợp vào thiết kế của cơ sở này nhằm giảm tác động đến môi trường. Ông Badawi nhấn mạnh, dự án này đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng giá trị cho tài nguyên thiên nhiên của Ai Cập. Khu phức hợp này được kỳ vọng sẽ tăng cường đáng kể năng lực xuất khẩu của Ai Cập và giúp thắt chặt mối quan hệ giữa Ai Cập với các quốc gia vùng Vịnh và Anh.

Vào tháng 3/2025, Bộ Dầu mỏ và Tài nguyên khoáng sản Ai Cập đã công bố các cơ hội đầu tư mới nhằm mở rộng hoạt động thăm dò và khai thác. Bộ có kế hoạch chào bán 7 mỏ chưa được khai thác ở Địa Trung Hải và 6 khu vực thăm dò tại Vịnh Suez và Sa mạc Tây. Các công ty có thể tham gia đấu thầu thông qua cổng thông tin Egypt Upstream Gateway (EUG) trong 2 tháng tới, cho đến ngày 4/5/2025.

Bộ này cũng vừa kết thúc vòng đấu thầu cho 13 khu vực thăm dò và mỏ đã trưởng thành, sau khi nhận được nhiều đề nghị, hiện đang được đánh giá. Tổng mức đầu tư từ vòng đấu thầu trước có thể mang lại hơn 700 triệu USD.

Trong cuộc đấu thầu mới, 7 mỏ chưa được khai thác được chào bán theo 2 nhóm - các mỏ Aten, Merit và Rahmat và các mỏ Notus, Salamat, Satis và Salmon. Cách tiếp cận này nhằm tăng lợi nhuận đầu tư, giảm chi phí sản xuất và hợp lý hóa các quy trình phát triển và khai thác.

Khí tự nhiên là một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng quốc gia

Chính phủ đặt mục tiêu tăng cường an ninh năng lượng của Ai Cập thông qua việc mở rộng ngành dầu khí của đất nước. Các trữ lượng khí tự nhiên chưa được khai thác ở Địa Trung Hải được kỳ vọng sẽ giúp Ai Cập tự chủ hơn về năng lượng trong tương lai, khi nhu cầu năng lượng quốc gia tiếp tục gia tăng. Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi coi Ai Cập là một trung tâm sản xuất và tái xuất khẩu cho thị trường quốc tế.

Là nước chủ nhà của Hội nghị Khí hậu COP27 năm 2022, Ai Cập cũng đặt mục tiêu mở rộng lĩnh vực năng lượng tái tạo. Trước khi tổ chức COP27, Ai Cập cam kết tăng năng lượng tái tạo lên 42% tổng sản lượng năng lượng vào năm 2035, sau đó đẩy sớm mục tiêu này lên năm 2030. Vào tháng 6/2024, Bộ trưởng Điện lực khi đó là ông Mohamed Shaker đã công bố mục tiêu đầy tham vọng, nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 58% vào năm 2040.

Tuy nhiên, vào tháng 10 năm ngoái, chính phủ đã điều chỉnh lại mục tiêu năng lượng xanh, giảm tỷ lệ này xuống còn 40% trong cơ cấu năng lượng. Bộ trưởng Dầu mỏ Karim Badawi cho biết, khí tự nhiên sẽ vẫn là một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng của quốc gia trong nhiều năm tới. Tại phiên khai mạc Hội nghị Năng lượng Địa Trung Hải 2024, ông Badawi phát biểu: "Đây là thông điệp để tất cả chúng ta cùng làm việc nhằm gia tăng các phát hiện mới và thu hút thêm đầu tư thông qua các gói thầu thăm dò, với mục tiêu đạt được những khám phá mới trong khu vực, nơi vẫn còn nhiều tiềm năng, đặc biệt là khí tự nhiên".

Chính phủ Ai Cập hiện đang nỗ lực lấy lại niềm tin của các công ty nước ngoài sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2024. Sau khi sản lượng khí đốt sụt giảm mạnh, Ai Cập buộc phải nhập khẩu lượng lớn khí đốt trị giá hàng tỷ USD để đáp ứng nhu cầu trong nước vào mùa hè năm ngoái. Bộ Năng lượng đã phải áp dụng biện pháp cắt điện luân phiên để duy trì lưới điện khi nguồn cung khí đốt cạn kiệt và nhu cầu gia tăng. Khi Ai Cập đối mặt với cuộc khủng hoảng tiền tệ, các quốc gia như Ả Rập Xê Út và Libya đã hỗ trợ tài chính để giúp nước này nhập khẩu khí đốt.

Đồng bảng Ai Cập đã mất giá 60% từ tháng 3 đến tháng 9/2024. Ngoài ra, Ai Cập được cho là đã tích lũy khoảng 6 tỷ USD nợ đối với nguồn cung khí đốt và nhiên liệu. Tổng thống Sisi và Bộ trưởng Năng lượng Badawi hiện đang đặt mục tiêu thu hút các khoản đầu tư mới thông qua các cuộc đấu thầu dầu khí mới, đồng thời trấn an các công ty đã có hoạt động tại Ai Cập.

Vào tháng 2/2025, Ai Cập đã ký một thỏa thuận khung với Shard Capital có trụ sở tại Anh và Tập đoàn Al-Qahtani của Ả Rập Xê Út để xây dựng một cơ sở hóa dầu trị giá 7 tỷ USD tại thành phố New Alamein ở phía Tây Bắc đất nước. Cơ sở này dự kiến sẽ sản xuất 3,1 triệu tấn sản phẩm hóa dầu gồm 8 loại khác nhau mỗi năm.
Mai Hương
Theo oilprice.com
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An ninh năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyển đổi năng lượng hướng tới Net Zero: Mệnh lệnh xanh thời đại mới

Chuyển đổi năng lượng hướng tới Net Zero: Mệnh lệnh xanh thời đại mới

Chuyển đổi năng lượng không chỉ là xu hướng mà là mệnh lệnh sống còn giúp Việt Nam tiến tới Net Zero, tạo lợi thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thu hồi Giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty CP Lâm sản và Khoáng sản Tuyên Quang

Thu hồi Giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty CP Lâm sản và Khoáng sản Tuyên Quang

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1460/QĐ-BCT ngày 27/5/2025 thu hồi Giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty CP Lâm sản và Khoáng sản Tuyên Quang.
PC Lào Cai với mục tiêu không để xảy ra tai nạn lao động

PC Lào Cai với mục tiêu không để xảy ra tai nạn lao động

PC Lào Cai xác định mục tiêu xuyên suốt là không để xảy ra tai nạn lao động, hạn chế tối đa rủi ro về tai nạn giao thông trong quá trình di chuyển làm nhiệm vụ.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Không thể chậm trễ

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Không thể chậm trễ

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi) được trình Quốc hội xem xét trong bối cảnh yêu cầu cấp bách về chuyển đổi xanh, giảm phát thải.
EVN chủ động ứng phó thiên tai năm 2025

EVN chủ động ứng phó thiên tai năm 2025

Nhằm đảm bảo cung cấp điện năm 2025 an toàn ổn định, EVN đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó với thiên tai, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tới hệ thống điện.

Tin cùng chuyên mục

Phấn đấu đến năm 2030 có 3.900 nhân lực cho điện hạt nhân

Phấn đấu đến năm 2030 có 3.900 nhân lực cho điện hạt nhân

Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 sẽ đào tạo, bồi dưỡng bổ sung khoảng 3.900 nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế cho các nhà máy điện hạt nhân.
Bộ Công Thương tiếp thu 58 góp ý vào Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 về thị trường điện

Bộ Công Thương tiếp thu 58 góp ý vào Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 về thị trường điện

Bộ Công Thương tiếp thu 58 ý kiến góp ý, hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Thông tư số 16/2025/TT-BCT về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Từ tháp đôi Petronas Malaysia nghĩ về quốc huy năng lượng Bài 2: Lời Bác dặn và cuộc trường chinh mới

Từ tháp đôi Petronas Malaysia nghĩ về quốc huy năng lượng Bài 2: Lời Bác dặn và cuộc trường chinh mới

Từ tầm nhìn của Bác Hồ năm 1961 đến bước ngoặt đổi tên, Petrovietnam đang đứng trước cuộc trường chinh thứ hai, vươn mình trên bản đồ năng lượng sạch toàn cầu.
Xuất khẩu điện sạch: Cơ hội lớn cho Việt Nam

Xuất khẩu điện sạch: Cơ hội lớn cho Việt Nam

Với việc ký kết hợp tác xuất khẩu điện sạch sang Malaysia và Singapore, Việt Nam đang có bước chuyển mình mới và cơ hội mới trong lĩnh vực năng lượng.
Từ tháp đôi Petronas Malaysia nghĩ về quốc huy năng lượng Việt Nam Bài 1: Khi doanh nghiệp nhà nước vươn mình

Từ tháp đôi Petronas Malaysia nghĩ về quốc huy năng lượng Việt Nam Bài 1: Khi doanh nghiệp nhà nước vươn mình

Từ tháp đôi Petronas - biểu tượng vươn mình của Malaysia tôi nhìn về Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam với một hi vọng lớn…
Chạy đua mùa mưa, đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tăng tốc

Chạy đua mùa mưa, đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tăng tốc

Các đơn vị sản xuất cột và chủ đầu tư đang dốc toàn lực, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tiến độ tuyến 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, bất chấp mùa mưa đến sớm.
Xu hướng biến điện năng thành tài sản chiến lược

Xu hướng biến điện năng thành tài sản chiến lược

Nhiều quốc gia trên thế giới đang tận dụng nguồn điện để phát triển các trung tâm dữ liệu AI, biến điện năng trở thành tài sản chiến lược.
Điện lực Tuyên Quang tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng

Điện lực Tuyên Quang tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng

Công ty Điện lực Tuyên Quang đang chuyển mình mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tối ưu vận hành và hướng đến sự hài lòng của khách hàng.
Đóng điện Dự án Trạm biến áp 220kV Vũ Thư và đường dây đấu nối

Đóng điện Dự án Trạm biến áp 220kV Vũ Thư và đường dây đấu nối

Sáng ngày 26/5/2025, Trạm biến áp 220kV Vũ Thư đã hoàn thành đóng điện thành công, góp phần tăng cường đảm bảo điện cho tỉnh Thái Bình.
Công Thương Việt Nam - Malaysia:

Công Thương Việt Nam - Malaysia: 'Bản giao hưởng' phát triển xanh - số ASEAN

Từ điện gió ngoài khơi đến những cái bắt tay công nghệ, Halal, chuyến công tác của Thủ tướng tới Malaysia kiến tạo bản đồ mới về công nghiệp, thương mại ASEAN.
Một tầm nhìn khu vực mang tên ‘lưới điện ASEAN’

Một tầm nhìn khu vực mang tên ‘lưới điện ASEAN’

Với mục tiêu thúc đẩy 3.000 tỷ USD cho tăng trưởng GDP; tạo 1,45 triệu việc làm... ASEAN Power Grid mở trục kết nối năng lượng xanh xuyên biên giới.
Giải pháp nào đảm bảo đủ than cho sản xuất điện?

Giải pháp nào đảm bảo đủ than cho sản xuất điện?

Nhằm đảm bảo đủ than cho sản xuất điện năm 2025, nhất là trong mùa khô, mới đây, EVN và TKV đã họp, thống nhất tăng cường hợp tác.
Hà Nội vừa đảm bảo điện và tiết kiệm điện cao điểm nắng nóng

Hà Nội vừa đảm bảo điện và tiết kiệm điện cao điểm nắng nóng

Để đảm bảo cung ứng điện trong cao điểm nắng nóng 2025, tiết kiệm điện là một trong những giải pháp quan trọng được Hà Nội đề ra.
EVN đẩy nhanh các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm

EVN đẩy nhanh các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm

Nhằm đảm bảo điện cho phát triển kinh tế đất nước, hiện Tập đoàn EVN và các đơn vị thành viên đang đẩy nhanh tiến độ các công trình điện trọng điểm.
Dấu mốc quan trọng của Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Dấu mốc quan trọng của Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1), với việc hạ thành công bánh xe công tác tổ máy 1, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng đã sắp về đích.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và dấu ấn với ngành điện Việt Nam

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và dấu ấn với ngành điện Việt Nam

Trong suốt quãng đời hoạt động của mình, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp cho Đảng, đất nước và Nhân dân, trong đó có ngành điện Việt Nam.
Doanh nghiệp miền Trung còn thụ động trong tiết kiệm năng lượng

Doanh nghiệp miền Trung còn thụ động trong tiết kiệm năng lượng

Phần lớn các doanh nghiệp miền Trung, Tây Nguyên đã hành động để tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải và bảo vệ môi trường, nhưng còn thụ động.
Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa sử dụng năng lượng

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa sử dụng năng lượng

Hội thảo chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chứng chỉ năng lượng tái tạo Đà Nẵng thúc đẩy ứng dụng công nghệ số để doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm.
EVN tập huấn Luật Điện lực 2024 tại khu vực miền Nam

EVN tập huấn Luật Điện lực 2024 tại khu vực miền Nam

EVN tổ chức tập huấn Luật Điện lực 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành tại khu vực miền Nam cung cấp các thông tin quan trọng về pháp lý trong ngành điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp về chuyển đổi năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp về chuyển đổi năng lượng

Ngày 22/5, Ban Thư ký JETP đã tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá tình hình triển khai và thống nhất nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »