APEC dự báo tăng trưởng 2,6% vào 2025

Tăng trưởng APEC dự báo giảm còn 2,6% năm 2025, xuất khẩu chỉ tăng 0,4%, phản ánh rõ tác động của bất ổn chính sách và căng thẳng thương mại kéo dài.
Nghiên cứu xây dựng bảo tàng, cung triển lãm phục vụ Hội nghị APEC Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc tại APEC 2025 Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ quan điểm về AI và thương mại tại APEC 2025

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng thương mại APEC 2025 diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc, báo cáo kinh tế mới nhất do Đơn vị hỗ trợ chính sách APEC công bố đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về triển vọng tăng trưởng của khu vực.

Theo báo cáo, tăng trưởng kinh tế của 21 nền kinh tế thành viên APEC dự kiến sẽ giảm mạnh xuống còn 2,6% vào năm 2025 và 2,7% vào năm 2026, so với mức 3,6% năm 2024. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do căng thẳng thương mại leo thang và bất ổn chính sách ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và thương mại.

Ông Carlos Kuriyama, Giám đốc Đơn vị hỗ trợ chính sách APEC, cảnh báo rằng môi trường hiện tại đang trở nên ngày càng bất lợi cho thương mại, với việc gia tăng thuế quan, các biện pháp trả đũa, và các rào cản phi thuế quan. “Sự bất ổn này đang làm xói mòn niềm tin kinh doanh, khiến nhiều doanh nghiệp trì hoãn kế hoạch đầu tư và giới thiệu sản phẩm mới”, ông nói.

APEC dự báo tăng trưởng 2,6% vào 2025
APEC dự báo tăng trưởng 2,6% vào 2025. Ảnh: APEC

Số liệu cho thấy hoạt động thương mại của APEC đang chững lại rõ rệt. Dự kiến vào năm 2025, khối lượng xuất khẩu chỉ tăng 0,4%, trong khi nhập khẩu tăng vỏn vẹn 0,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,7% và 4,3% của năm trước.

Kuriyama cho biết các động thái bảo hộ và các hình thức trợ cấp gây méo mó thị trường đang khiến doanh nghiệp ngần ngại tham gia vào hoạt động thương mại xuyên biên giới. “Chúng tôi lo ngại sâu sắc rằng những bất ổn này có thể tác động trực tiếp tới việc làm”, ông nói thêm.

Thị trường tài chính toàn cầu cũng đang phản ứng mạnh mẽ trước làn sóng bất ổn. Chỉ số biến động toàn cầu đã tăng vọt lên 52 điểm vào tháng 4, gấp ba lần mức trung bình của hai năm qua. Trong khi đó, giá vàng tăng lên 3.200 USD/ounce troy vào đầu tháng 5, khi nhà đầu tư chuyển hướng tìm kiếm các tài sản trú ẩn an toàn.

Phân tích sâu hơn, bà Rhea C. Hernando, chuyên gia phân tích của APEC, cho biết nền kinh tế khu vực đang chịu sức ép kép từ nợ công tăng cao, dự kiến đạt 110% GDP vào năm 2030 và những thay đổi nhân khẩu học dài hạn, bao gồm lực lượng lao động thu hẹp và dân số già hóa. “Căng thẳng về tài chính và cấu trúc là có thật”, bà nhấn mạnh.

Ngoài ra, báo cáo còn chỉ ra xu hướng gia tăng các biện pháp phi thuế quan phân biệt đối xử và sự thiếu nhất quán trong chính sách thương mại. Ông Glacer Vasquez, đồng tác giả báo cáo, cho biết: “Một số nền kinh tế đang thực hiện cải cách để thúc đẩy thương mại, nhưng những nỗ lực này lại bị trung hòa bởi các chính sách bảo hộ nội địa”.

Dù bối cảnh nhiều thách thức, báo cáo khẳng định đây cũng là thời điểm then chốt để các nền kinh tế APEC tăng cường hợp tác. Kuriyama kêu gọi tái khẳng định cam kết hợp tác và thúc đẩy ổn định. “Đây không phải là lúc để rút lui sau biên giới. Đây là lúc để hành động tập thể, mở rộng thị trường, tăng cường chuỗi cung ứng và cải thiện tính minh bạch”, ông Glacer Vasquez nhấn mạnh.

Số liệu cho thấy hoạt động thương mại của APEC đang chững lại rõ rệt. Dự kiến vào năm 2025, khối lượng xuất khẩu chỉ tăng 0,4%, trong khi nhập khẩu tăng vỏn vẹn 0,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,7% và 4,3% của năm trước.
Lê Trang
Bài viết cùng chủ đề: Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Bangladesh sớm đạt mốc 2 tỷ USD

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Bangladesh sớm đạt mốc 2 tỷ USD

Hai nước Việt Nam - Bangladesh khẳng định mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt mốc 2 tỷ USD, tăng cường tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Thái Lan qua MOU mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Thái Lan qua MOU mới

Ngày 16/5, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Thái Lan đã ký kết nhiều biên bản hợp tác mới thúc đẩy thực chất quan hệ kinh tế, thương mại hai nước.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hanwha Energy về dự án điện khí LNG

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hanwha Energy về dự án điện khí LNG

Ngày 15/5, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Hanwha Energy.

Tin cùng chuyên mục

Động lực mới thúc đẩy hợp tác công nghiệp, thương mại Việt Nam - Belarus

Động lực mới thúc đẩy hợp tác công nghiệp, thương mại Việt Nam - Belarus

Chuyến thăm của Tổng Bí thư tới Belarus tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam - Belarus, thúc đẩy lĩnh vực trụ cột: Công nghiệp chế tạo, nông nghiệp, logistics.
Tổng Bí thư tiếp các doanh nhân tiêu biểu dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt - Nga

Tổng Bí thư tiếp các doanh nhân tiêu biểu dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt - Nga

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Nga mở rộng đầu tư tại Việt Nam, Tổng Bí thư chỉ đạo Bộ Công Thương xem xét hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án.
Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Azerbaijan của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Azerbaijan ký Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác năng lượng.
Hoạt động ngoại giao của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tại Kazakhstan

Hoạt động ngoại giao của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tại Kazakhstan

Từ ngày 5 - 7/5/2025, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã tham gia đoàn công tác cấp cao của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp nhà nước Cộng hòa Kazakhstan.
Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn triển khai JEPT

Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn triển khai JEPT

Nguồn tài chính của Vương quốc Anh phân bổ cho chương trình JETP đã sẵn sàng và mong muốn sớm đưa vào triển khai các dự án năng lượng trong khuôn khổ JETP.
Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác về năng lượng

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi việc với các tập đoàn năng lượng lớn của Nga, trong đó nhấn mạnh tăng cường hợp tác dầu khí, điện hạt nhân.
Việt Nam – Indonesia thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam – Indonesia thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện

Trong buổi tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp, làm việc với Chủ tịch nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp, làm việc với Chủ tịch nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam

Buổi làm việc giữa Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân và Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria – Việt Nam đã mở ra nhiều tiềm năng phát triển quan hệ thương mại.
Bộ Công Thương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu 3 công ty cổ phần về SCIC

Bộ Công Thương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu 3 công ty cổ phần về SCIC

Chiều 22/4/2025, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 3 công ty cổ phần từ Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương mở rộng hợp tác chuyển dịch năng lượng

Bộ Công Thương mở rộng hợp tác chuyển dịch năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đề nghị Quỹ khí hậu xanh và Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ Bộ Công Thương các dự án trong quá trình chuyển dịch năng lượng.
Ngành Công Thương: Chủ động ‘4 tại chỗ’ ứng phó thiên tai

Ngành Công Thương: Chủ động ‘4 tại chỗ’ ứng phó thiên tai

Theo Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, ứng phó thiên tai ngành Công Thương cần được các đơn vị tiếp tục phát huy chủ động và sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ”.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chia sẻ 3 định hướng, bài học trong chuyển đổi năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chia sẻ 3 định hướng, bài học trong chuyển đổi năng lượng

Tại Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã chia sẻ 3 định hướng cũng là 3 bài học của Việt Nam trong hành trình chuyển đổi năng lượng.
Việt Nam - Pháp thúc đẩy hợp tác năng lượng

Việt Nam - Pháp thúc đẩy hợp tác năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long vừa có buổi làm việc với ông Laurent Saint - Martin, Bộ trưởng đặc trách Ngoại thương và người Pháp ở nước ngoài.
Đối tác chiến lược Việt Nam - Australia có thêm động lực xanh

Đối tác chiến lược Việt Nam - Australia có thêm động lực xanh

Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và Kế hoạch Đối tác Phát triển Australia-Việt Nam tập trung vào lĩnh vực năng lượng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tín hiệu tích cực từ dòng vốn Anh vào năng lượng Việt

Tín hiệu tích cực từ dòng vốn Anh vào năng lượng Việt

Tập đoàn Arup của Vương quốc Anh sẵn sàng tham gia vào các dự án hạ tầng, xây dựng, năng lượng tái tạo triển vọng của Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ Công Thương họp về công nghiệp điện hạt nhân

Bộ Công Thương họp về công nghiệp điện hạt nhân

Sáng 11/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, diễn ra cuộc họp công nghiệp điện hạt nhân. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long dự và phát biểu chỉ đạo.
Hợp tác kinh tế Việt Nam-Uzbekistan, hướng tới mốc tăng trưởng mới

Hợp tác kinh tế Việt Nam-Uzbekistan, hướng tới mốc tăng trưởng mới

Chuyến thăm Uzbekistan của đoàn cấp cao Việt Nam mở ra bước ngoặt mới, thúc đẩy hợp tác song phương phát triển mạnh mẽ, hướng tới những mốc tăng trưởng đột phá.
Việt Nam và Tây Ban Nha có dư địa lớn để mở rộng quan hệ kinh tế

Việt Nam và Tây Ban Nha có dư địa lớn để mở rộng quan hệ kinh tế

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Tây Ban Nha, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đánh giá, hai nước đang có dư địa để mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư.
Cơ hội đã đến, hợp tác dệt may Việt Nam - Armenia tăng tốc

Cơ hội đã đến, hợp tác dệt may Việt Nam - Armenia tăng tốc

Tập đoàn dệt may hàng đầu tại Armenia Alex Textile mong muốn tìm kiếm cơ hội trong hợp tác sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may với doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam - Uzbekistan mở cánh cửa trong hợp tác năng lượng

Việt Nam - Uzbekistan mở cánh cửa trong hợp tác năng lượng

Việt Nam - Uzbekistan có tiềm năng thúc đẩy hợp tác năng lượng. Hợp tác trong lĩnh vực này sẽ góp phần nâng cao kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước.
Mobile VerionPhiên bản di động
OSZAR »